www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
07:38 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 62

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 59


Hôm nayHôm nay : 5830

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 497423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19643618

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Bàng hoàng trước biến cố ga tầu điện ngầm New York. Ukraine không vui về Đàng Thánh Giá tại Côlôsêô

Thứ sáu - 15/04/2022 11:37
Tin thế giới

Tin thế giới

“Vào ngày thứ Ba Tuần Thánh này, thành phố của chúng ta đã phải hứng chịu một cuộc tấn công khủng khiếp nhằm vào những người dân New York đang cố gắng đi làm. Chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho nhiều người bị bắn và bị thương trong ga tàu điện ngầm Sunset Park”, Đức Cha Brennan nói hôm 12 tháng Tư.
1. Giám Mục Brooklyn kinh hoàng trước vụ xả súng ngày Thứ Ba Tuần Thánh

Đức Cha Robert Brennan của Brooklyn đã kêu gọi cầu nguyện cho những người bị thương trong vụ xả súng tại ga tàu điện ngầm ở thành phố New York hôm thứ Ba, và cho những người phản ứng đầu tiên và các công nhân vận chuyển.


“Vào ngày thứ Ba Tuần Thánh này, thành phố của chúng ta đã phải hứng chịu một cuộc tấn công khủng khiếp nhằm vào những người dân New York đang cố gắng đi làm. Chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho nhiều người bị bắn và bị thương trong ga tàu điện ngầm Sunset Park”, Đức Cha Brennan nói hôm 12 tháng Tư.

“Lạy Chúa, xin hãy giúp đỡ những bàn tay chữa lành đang chăm sóc các nạn nhân và bảo vệ các nhân viên thực thi pháp luật đang cố gắng xác định vị trí của nghi phạm trong vụ xả súng này. Chúng con biết ơn vì lòng dũng cảm và sự phục vụ của họ đã bảo vệ chúng con. Và xin Chúa hãy giữ cho tất cả chúng con được an toàn trong vòng tay của Ngài”.

Trước đó, Đức Cha đã tweet rằng “Tôi rất kinh hoàng trước vụ nổ súng tấn công vào sân ga tàu điện ngầm ở Công viên Sunset vào sáng nay. Chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người bị thương và với lòng biết ơn, chúng ta hãy cầu nguyện cho sự an toàn của những người ứng cứu đầu tiên và các nhân viên vận chuyển”.

Ít nhất 16 người bị thương trong một vụ nổ súng trên một chuyến tàu tại ga đường số 36 vào khoảng 8:30 sáng Thứ Ba. Mười trong số những người bị thương đã bị bắn. Những người khác bị thương do xô đẩy trong lúc náo loạn.

Kẻ bắn súng bừa bãi, đã ném một quả bom khói để đánh lạc hướng đám đông tại tàu điện ngầm. Hung thủ là một người đàn ông mặc áo công sở và đeo mặt nạ phòng độc.

Đức Cha Brennan đã đến thăm Công viên Sunset, khu phố Brooklyn, nơi xảy ra vụ xả súng, vào chiều nay. Ngài cũng đến Quận 72 của Sở Cảnh sát Thành phố New York, và đến giáo xứ Thánh Michael.

Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, bao gồm các quận Manhattan, Bronx, và Đảo Staten của Thành phố New York, đã tweet: “Lời cầu nguyện của tôi cho tất cả những người bị thương trong vụ tấn công kinh hoàng hôm nay trên tàu điện ngầm ở Brooklyn, và cho Sở Cảnh Sát New York, các nhân viên cấp cứu và những người phản ứng đầu tiên khác. Giáo hội sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi cách có thể.”
Source:Catholic News Agency

2. Thư các Giám Mục thế giới khẳng định: 'Tiến Trình Công Nghị' Đức đã lầm đường lạc lối

Hơn 70 giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã công bố một “bức thư ngỏ trong tình huynh đệ” cho các giám mục của Đức cảnh báo rằng những thay đổi sâu rộng và liên tục đối với giáo huấn của Giáo hội được ủng hộ bởi cái được gọi là “Tiến Trình Công Nghị” có thể dẫn đến ly giáo.

Bức thư bày tỏ “mối quan tâm ngày càng tăng của chúng tôi về bản chất của toàn bộ Tiến Trình Công Nghị của Đức,” mà những người ký tên cho rằng đã dẫn đến sự lầm lạc và hoang mang về giáo huấn của Giáo hội và dường như tập trung nhiều hơn vào ý muốn của con người hơn là thánh ý của Thiên Chúa.

“Không lắng nghe Chúa Thánh Thần và Tin Mừng, các hành động của Tiến Trình Công Nghị làm suy yếu uy tín của thẩm quyền Giáo Hội, bao gồm cả quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Nhân học Kitô giáo và luân lý tình dục; và độ tin cậy của Kinh thánh,” lá thư viết.

“Trong khi trình bày một lượng lớn các ý tưởng và từ vựng tôn giáo, các tài liệu về Tiến Trình Công Nghị Đức dường như phần lớn không được lấy cảm hứng từ Kinh thánh và Truyền thống - mà đối với Công đồng Vatican II, là 'một kho tàng thiêng liêng duy nhất của Lời Chúa' – nhưng được lấy từ các phân tích xã hội học và chính trị đương đại, bao gồm cả ý thức hệ giới tính.”

“Họ nhìn Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội qua lăng kính của thế giới hơn là qua lăng kính của những chân lý được mạc khải trong Kinh thánh và Truyền thống có thẩm quyền của Giáo hội.”

Bức thư đã được công bố hôm thứ Ba 12 tháng Tư. Những người ký ban đầu bao gồm 49 giám mục Hoa Kỳ. 19 vị khác đến từ Phi Châu, trong đó có đến 14 vị từ Tanzania. Những người tổ chức bức thư đã cung cấp một địa chỉ email - Epcopimundi2022@gmail.com - mà các giám mục khác có thể sử dụng để thêm tên của các ngài vào tài liệu.

Những người ký tên ban đầu trong tài liệu bao gồm các giám mục nổi tiếng như Đức Hồng Y Raymond Burke, Đức Hồng Y George Pell, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, và Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver.

Tháng 5 vừa qua, Đức Giám Mục Aquila đã công bố một bài bình luận dài 15 trang của riêng mình về văn bản đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị, trong đó ngài nói rằng Tiến Trình Công Nghị Đức đưa ra những đề xuất “không thể chấp nhận được” về những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội. “Các giám mục Đức đang gieo rắc sự bối rối cho toàn thể Giáo hội và điều này sẽ khiến mọi giám mục lo lắng,” ngài nói trong một tuyên bố liên quan đến lá thư vừa được công bố của các giám mục thế giới.

Một giám mục khác đã ký vào bức thư, Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois, đã đưa ra tuyên bố sau: “Tiến Trình Công Nghị Đức đã đi xa khỏi con đường của tính đồng nghị đích thực và đã tự đối lập với các chân lý đức tin Công Giáo của chúng ta như đã dạy qua các thế kỷ từ Kinh thánh và Truyền thống. Với tinh thần sửa sai huynh đệ và sự hợp nhất với các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, tôi khuyến khích các Giám mục Đức quay trở lại với niềm tin đích thực như Chúa Giêsu Kitô đã trao cho chúng ta”.

Chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo Ba Lan và các giám mục Bắc Âu cũng bày tỏ quan ngại tương tự. Nhóm thứ hai đã đưa ra một bức thư ngỏ cảnh báo chống lại điều mà các ngài gọi là “đầu hàng theo tinh thần thời đại” và “làm nghèo đi nội dung đức tin của chúng ta”.

Chân lý được Thiên Chúa mạc khải không thể thay đổi

Phương thức Tiến Trình Công Nghị Đức là một quá trình kéo dài nhiều năm gây tranh cãi, quy tụ các giám mục và giáo dân của Đức để thảo luận về cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội, luân lý tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ.

Tiến Trình Công Nghị này bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Ủy ban Trung ương Giáo dân rất có quyền lực của người Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, và đại diện của các bộ phận khác trong Giáo hội Đức.

Vào tháng Hai, Tiến Trình Công Nghị đã bỏ phiếu ủng hộ các dự thảo văn bản kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thay đổi Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái.

Gần đây hơn, trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 31 tháng 3, Đức Hồng Y Reinhard Marx đã khẳng định rằng giáo lý của Giáo lý về đồng tính luyến ái là “không có cơ sở” và “người ta được phép nghi ngờ những gì sách giáo lý nói”.

Bức thư dài 859 không sa đà vào chi tiết những thay đổi cụ thể đối với giáo huấn của Giáo hội mà Tiến Trình Công Nghị Đức đòi hỏi. Thay vào đó, bức thư chỉ trích rộng rãi đường lối của Tiến Trình Công Nghị và nội dung của các tài liệu dự thảo của nó. Bức thư lập luận rằng “Một sai lầm đáng kể”, trong những văn bản này, là thay vì thể hiện “niềm vui của Tin Mừng,” chúng mang dấu hiệu “chỉ trích một cách ám ảnh và có cái nhìn hướng nội” trong một quá trình quan liêu chủ yếu tập trung vào một cái gì đó khác hơn là phần rỗi của các linh hồn.

Bức thư nhận xét rằng, “Về mặt tác dụng Tiến Trình Công Nghị thể hiện sự phục tùng và vâng lời đối với thế giới và các ý thức hệ hơn là đối với Chúa Giêsu Kitô với tư cách là Chúa và là Đấng Cứu thế.”

Lưu ý rằng tự do đích thực không giống như “quyền tự chủ”, và lương tâm của một người không xác định sự thật, bức thư lập luận rằng Tiến Trình Công Nghị đã lạc xa thực tế rằng một “lương tâm Kitô được hình thành đúng đắn vẫn phải tuân theo sự thật về bản chất con người và các chuẩn mực của lối sống công chính do Thiên Chúa mạc khải và được Giáo hội của Chúa Kitô dạy bảo. “

Bức thư viết, “Chúa Giêsu là sự thật, là Đấng giải thoát chúng ta (Ga 9).”

Tương tự như vậy, liên quan đến các câu hỏi về việc điều hành của Giáo hội thể chế, lá thư kêu gọi các giám mục Đức nhớ rằng “việc cải cách các cấu trúc hoàn toàn không giống như việc hoán cải trái tim.”

Trong khi thừa nhận rằng “sự thúc đẩy” để cải cách và đổi mới Giáo hội “là điều đáng ngưỡng mộ và không bao giờ nên sợ hãi”, bức thư lưu ý rằng “Lịch sử Kitô Giáo chứa đầy những nỗ lực có thiện ý nhưng đã đánh mất nền tảng của chúng nơi Lời Chúa, nơi một cuộc gặp gỡ trung thành với Chúa Giêsu Kitô, nơi sự lắng nghe thực sự Chúa Thánh Thần, và nơi sự phục tùng ý chí của chúng ta theo thánh ý Chúa Cha. “

“Vì họ không để ý đến những lời của Chúa Giêsu,” Ngoài Thầy ra, anh em không thể làm gì được “(Ga 15: 5), nên chúng đã ra vô hiệu và làm hỏng cả sự hiệp nhất và sức sống Tin Mừng của Giáo Hội”

“Con đường Tiến Trình Công Nghị của Đức có nguy cơ dẫn đến chính xác một con đường bế tắc như thế.”


Source:Catholic News Agency

3. 'Một ý tưởng không đúng lúc': Nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine lo ngại về Đàng Thánh Giá Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của Đức Giáo Hoàng tại Côlôsêô

Hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch cho các gia đình Ukraine và Nga cùng nhau vác thánh giá tại các các chặng Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đấu trường La Mã vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

Theo một tuyên bố báo chí ngày 12 tháng 4 từ Văn phòng Thư ký ở Rôma của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết: “Tôi coi một ý tưởng như vậy là không đúng lúc, mơ hồ và nó không tính đến bối cảnh Nga đang xâm lược quân sự chống lại Ukraine.”

“Đối với những người Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, các văn bản và cử chỉ của chặng thứ 13 trong Đàng Thánh Giá này là không mạch lạc và thậm chí gây khó chịu, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc tấn công thứ hai, thậm chí đẫm máu hơn của quân đội Nga vào các thành phố và làng mạc của chúng tôi. Tôi biết rằng những người anh em Công Giáo Rôma của chúng tôi chia sẻ những suy nghĩ và mối quan tâm này”.

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk xảy ra sau phản kháng của Andrii Yurash, tân đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh. Vị tân Đại Sứ bày tỏ lo ngại về Đàng Thánh Giá này trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Ba. Ông Andrii viết rằng “chúng tôi đang giải quyết vấn đề này, cố gắng giải thích những khó khăn trong việc tiếp nhận nó và những hậu quả có thể xảy ra.”

Hôm thứ Hai, Vatican đã công bố các bài suy niệm và cầu nguyện cho Via Crucis, hay Đàng Thánh Giá của Đức Giáo Hoàng, trong đó tập trung vào nhiều “thập giá” trong cuộc sống gia đình.

Ở thứ 13, “Chúa Giêsu chết trên Thánh giá”, một gia đình Ukraine và một gia đình Nga đã đọc một bài suy niệm mà họ đã viết cùng nhau về cuộc sống của họ đã bị tàn phá bởi nỗi đau chiến tranh như thế nào.

“Chết chóc ở khắp mọi nơi. Cuộc sống dường như mất đi giá trị của nó. Mọi thứ thay đổi trong vài giây. Cuộc sống của chúng con, những ngày của chúng con, tuyết mùa đông vô tư, đưa lũ trẻ đến trường, đi làm, những cái ôm, tình bạn... mọi thứ. Mọi thứ bỗng nhiên mất đi ý nghĩa và giá trị. “Ngài đang ở đâu? Chúa đang trốn ở đâu? Chúng con muốn cuộc sống của chúng con trở lại như trước. Tại sao tất cả những điều này xảy ra? Chúng con đã làm gì sai? Tại sao Chúa từ bỏ chúng con? Tại sao Chúa từ bỏ dân tộc của chúng con? Tại sao Chúa lại phân rẽ gia đình của chúng con như thế này? Tại sao chúng con không còn khao khát ước mơ và tiếp tục sống? Tại sao vùng đất của con lại trở nên tối tăm như Golgotha?” Chúng con không còn nước mắt. Sự tức giận đã nhường chỗ cho sự cam chịu. Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa yêu thương chúng con, nhưng chúng con không cảm nhận được tình yêu này và nó đẩy chúng con đến chỗ tuyệt vọng. Chúng con thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy hạnh phúc trong một vài khoảnh khắc, nhưng sau đó chúng con đột nhiên nghĩ rằng sẽ khó khăn như thế nào để bản thân có thể chấp nhận tất cả những hiện thực này. Chúa ơi, Chúa đang ở đâu? Xin hãy nói chuyện với chúng con giữa sự im lặng của chết chóc và chia rẽ, và dạy chúng con trở thành những người kiến tạo hòa bình, những người anh chị em và xây dựng lại những gì bom đạn đã cố gắng phá hủy.”

Lời cầu nguyện sau bài suy niệm gọi cạnh sườn Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua là nguồn hòa giải cho tất cả các dân tộc; và cầu xin cho “các gia đình bị tàn phá bởi nước mắt và máu có thể tin vào sức mạnh của sự tha thứ và làm cho tất cả chúng con trở thành những người kiến tạo hòa bình và hòa hợp.”

Hai gia đình dự kiến sẽ cùng nhau vác một cây thánh giá bằng gỗ ở chặng thứ 13 ở Đấu trường La Mã trước khi chuyển nó cho một gia đình người di cư, những người sẽ vác cây thánh giá đến chặng cuối cùng.

Ban thư ký của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Rôma cho biết Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã thúc giục Vatican xem xét lại kế hoạch sau khi ngài “nhận được nhiều lời kêu gọi từ các tín hữu của Giáo hội và xã hội dân sự, cả từ Ukraine và nước ngoài,” yêu cầu ngài “chuyển tới Đức Thánh Cha sự phẫn nộ và bác bỏ kế hoạch này của người Ukraine trên khắp thế giới”.

“Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói rằng ngài đã truyền đạt cho Vatican vô số phản ứng tiêu cực của nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người tin chắc rằng các cử chỉ hòa giải giữa các dân tộc của chúng ta sẽ chỉ có thể thực hiện được khi chiến tranh kết thúc và những kẻ phạm tội chống lại loài người phải bị lên án một cách chính đáng.”
Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.