www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
06:44 CDT Thứ bảy, 07/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 13953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 93888

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23361272

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Cộng đoàn Công giáo bé nhỏ tại Estonia. Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại Ecuador

Thứ bảy - 31/08/2024 16:57
Tin Thế Giới

Tin Thế Giới

Hồi năm 1924, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tái lập sự nhìn nhận Giáo Hội Công Giáo tại Estonia, như một thực tại Giáo hội biệt lập. Trước đó, các tín hữu Công Giáo Estonia thuộc Giáo phận Riga, thủ đô Lettoni láng giềng, hay cũng gọi là Latvia. Quyết định của Đức Thánh Cha nhắm mang lại cho Giáo hội tại Estonia một cuộc sống mới và tinh thần truyền giáo mới.
1. Cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ tại Estonia chuẩn bị hành hương thường niên

Cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ tại nước Estonia, thuộc vùng Baltique đang chuẩn bị cuộc hành hương hằng năm tại Đền thánh Đức Mẹ Viru-Nigula, vào ngày 24 tháng Tám sắp tới và Giáo hội tại đây chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập miền Giám quản Tông tòa Estonia.



Theo Niên giám Tòa Thánh, tại Cộng hòa Estonia, rộng hơn 45.000 cây số vuông, với một triệu 360.000 dân cư, nhưng chỉ có 6.700 tín hữu Công Giáo, tương đương với 0,4% dân số và họp thành một miền Giám quản Tông tòa, do Đức Cha Philippe Jean-Charles Jourdan, người Pháp coi sóc, có mười giáo xứ và năm giáo họ, với mười linh mục và mười chín nữ tu. Estonia trước đây là một Cộng hòa thuộc Liên xô. Hiện nay, 54% người dân tại đây không theo tôn giáo nào, 11% là tín hữu Tin lành Luther, gần 4% theo Chính thống giáo, tách biệt với Chính thống Nga sau cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine hồi tháng Hai năm 2022.

Đền thánh Đức Mẹ ở Viru-Nigula được coi là cổ kính nhất tại Estonia và cuộc hành hương tại đây diễn ra lần đầu tiên cách đây 25 năm, vào ngày 01 tháng Năm Năm Thánh 2000.

Để chuẩn bị cho cuộc hành hương, Đức Cha Jourdan nhắc nhở các tín hữu rằng “Hành hương không phải chỉ là bước đi và cầu nguyện. Trong Giáo Hội Công Giáo, một cuộc hành hương, theo truyền thống, trước tiên là một hành trình cầu nguyện, trong đó tín hữu viếng thăm các nơi đặc biệt gắn liền với Đức Mẹ và cầu nguyện với lòng tín thác, như người con nhỏ xin mẹ mình, cầu cho Giáo hội, cho thế giới...”

Hồi năm 1924, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tái lập sự nhìn nhận Giáo Hội Công Giáo tại Estonia, như một thực tại Giáo hội biệt lập. Trước đó, các tín hữu Công Giáo Estonia thuộc Giáo phận Riga, thủ đô Lettoni láng giềng, hay cũng gọi là Latvia. Quyết định của Đức Thánh Cha nhắm mang lại cho Giáo hội tại Estonia một cuộc sống mới và tinh thần truyền giáo mới.

Trong thông cáo, Đức Cha Jourdain nhấn mạnh rằng tham dự cuộc hành hương kính Đức Mẹ là điều quan trọng vì nhiều lý do, vừa thiêng liêng vừa liên hệ đến cộng đoàn. Ngài viết: “Cuộc hành hương tại Viru-Nigula là một kinh nghiệm phong phú, đi xa hơn một cuộc viếng nơi thánh. Đó là một hành trình nội tâm giúp chúng ta hiểu nhau và hiểu hơn về niềm tin của chúng ta và cũng là một phương thế củng cố quan hệ của chúng ta, với cộng đoàn và với Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Chúa, đặc biệt vì 100 năm qua, và chúng ta cầu nguyện cho Giáo hội và thế giới, đặc biệt là xin ơn hòa bình cho Ukraine, cho thế giới và trong tâm hồn chúng ta”.

Hồi tháng Sáu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, nguyên thư ký riêng của Đức Cố Giáo hoàng Bênêđíctô XVI làm tân Sứ thần Tòa Thánh tại Lituani, Lettoni và cả Estonia, và Đức Tổng Giám Mục đang chuẩn bị đến nhận nhiệm sở tại ba nước này.

2. Chuẩn bị khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại Ecuador

Chỉ còn gần một tháng nữa, Đại hội Thánh Thể Quốc tế Lần thứ 53 sẽ khai diễn tại Quito, thủ đô Ecuador, từ ngày 08 đến ngày 15 tháng Chín tới đây, với chủ đề: “Tình huynh đệ để chữa lành thế giới”.

Hôm 18 tháng Tám vừa qua, cha Juan Carlos Garzón, Tổng thư ký Đại hội, nhắc nhở rằng đây là một cơ hội để “đặt Chúa Kitô Thánh Thể ở trọng tâm đời sống Giáo hội và thế giới”.

Tuyên bố với Đài Truyền hình Lời Vĩnh Cửu (EWTN) ở Mỹ, cha Garzón nói rằng: Đại hội Thánh Thể 2024 sẽ giống như “trở về với nòng cốt đức tin của chúng ta”. Ecuador đã được thánh hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu cách đây 150 năm. Vì thế, Đại hội Thánh Thể tại đây sẽ là một cơ hội rất thuận tiện để đất nước tưởng niệm biến cố ấy và đào sâu lịch sử đức tin của mình.

Cha Garzón cho biết có 51 phái đoàn từ các nước trên thế giới đã ghi danh tham dự Đại hội. Như thường lệ, sẽ có một Hội nghị Quốc tế về thần học tại Giáo hoàng Đại học Công Giáo Ecuador, từ ngày 07 đến ngày 09 tháng Chín, với sự tham dự của khoảng 450 người, trong đó có nhiều nhà thần học từ các nơi trên thế giới, để đào sâu hơn tương quan giữa tình Huynh đệ và Thánh Thể, cụ thể là đọc lại tình Huynh đệ dưới những khía cạnh khác nhau, như: chính trị, kinh tế, triết học, nhân học và thổ dân.

Sau hội nghị, khi Đại hội Thánh Thể chính thức bắt đầu vào ngày 08 tháng Chín, sẽ có 1.600 em bé được rước lễ lần đầu. Sự kiện này muốn nhắc nhở về sự tinh tuyền chúng ta cần có khi rước Mình Thánh Chúa, cũng như trong tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

Tham dự Đại hội Thánh Thể, sẽ có khoảng năm ngàn người, gồm các giám mục, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Họ sẽ nêu những chứng tá về tình huynh đệ. Đây cũng là dịp để tìm hiểu về những vết thương đang làm thương tổn thế giới, đồng thời góp phần để chữa lành chúng.

Cha Garzón cũng nói rằng trong ngày đầu tiên, “chúng tôi xin các giám mục từ các nơi trên thế giới đi tới các giáo xứ ở thủ đô Quito để gặp gỡ các tín hữu địa phương. Ngày thứ Năm, 13 tháng Chín, các thánh lễ sẽ được cử hành tại trung tâm lịch sử thành phố Quito bằng các ngôn ngữ khác nhau, và thứ Bảy, ngày 14 tháng Chín sẽ có cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể.

Thánh lễ bế mạc sẽ được cử hành vào Chúa nhật, ngày 15 tháng Chín do Đức Hồng Y Kevin Farell, Bộ trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, chủ sự, trong tư cách là Đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong cuộc họp báo hồi tháng Năm vừa rồi, cha Corrado Maggiori, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế, đã định nghĩa Đại hội tới đây ở Quito, là “Một lời kêu gọi quyết liệt về tình huynh đệ, hồng ân của Trời và là sự dấn thân của con người, nhắm hoán cải những mối tương quan thù địch thành những tương quan huynh đệ, giữa những chao đảo của lịch sự hiện nay”.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế Lần thứ 52 trước đây đã diễn ra hồi tháng Chín năm 2021, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới đây để chủ sự thánh lễ bế mạc, hôm Chúa nhật, ngày 10 tháng Chín năm đó.

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi đến Cuộc gặp gỡ thân hữu tại Rimini 2024

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu và những người thiện chí làm cho trái đất trở thành “một đền thờ huynh đệ”, giữa lúc những “luồng gió giá lạnh của chiến tranh” đang thổi mạnh cùng với những hiện tượng bất công, bạo lực và chênh lệch, và tình trạng khẩn trương về khí hậu đang đè nặng trên nhân loại.

Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây, trong Sứ điệp được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến các tham dự viên Cuộc gặp gỡ thân hữu Lần thứ 45, tại thành phố Rimini, trung Ý, từ ngày 20 đến ngày 25 tháng Tám này, với chủ đề: “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều thiết yếu thì chúng ta tìm điều gì?”. Đức Thánh Cha ca ngợi và đồng ý với chủ đề này, vì “việc nhắm tới điều cốt yếu giúp chúng ta nắm giữ trong tay cuộc sống chúng ta và biến nó thành một dụng cụ tình thương, lòng thương xót và cảm thông, trở thành dấu chỉ phúc lành cho tha nhân”.

Đức Thánh Cha khích lệ các tham dự viên Cuộc gặp gỡ hãy trở thành những người nắm giữ vai chính, có trách nhiệm về những thay đổi, tích cực cộng tác vào sứ mạng của Giáo hội để cùng nhau thiết lập những nơi, trong đó chúng ta có thể nhận ra và động chạm được sự hiện diện của Chúa Kitô. Tất cả những điều đó nhắm làm nảy sinh một thế giới mới, trong đó trổi vượt tình yêu được biểu lộ cho chúng ta trong Chúa Kitô và toàn thể trái đất trở thành đền thờ của tình huynh đệ”.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha ca ngợi chương trình phong phú của cuộc gặp gỡ và ngài chúc lành cho ban tổ chức, cho những người thiện nguyện cũng như các tham dự viên, đồng thời, Đức Thánh Cha cầu mong nhiều đề nghị và ngôn ngữ có thể khơi lên nơi nhiều người, ước muốn tìm kiếm điều thiết yếu và làm tươi nở trong các tâm hồn lòng hăng say loan báo Tin mừng, đẩy xa mọi thứ nô lệ và là sức mạnh chữa lành và biến đổi nhân loại.

Cuộc gặp gỡ thân hữu ở Rimini do Phong trào Hiệp thông và giải phóng ở Ý tổ chức hằng năm, từ 45 năm nay với các cuộc hội thảo, thuyết trình, các sinh hoạt văn hóa, các buổi hòa nhạc, văn nghệ và tôn giáo. Đây cũng là cuộc gặp gỡ đông đảo nhất các giáo dân Công Giáo Ý, luôn đề cao tình thân hữu, như những con đường dẫn đến hòa bình.

Trong chương trình, có 140 hội nghị với khoảng 450 diễn giả, gồm người Ý và 100 nhân vật từ nước ngoài, trong đó cũng có Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem. Các cuộc hội luận này có thể theo dõi qua trực tuyến, tổng cộng 200 giờ.

Ban tổ chức được sự cộng tác của 3.000 người thiện nguyện, trong đó 60% dưới 30 tuổi.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.