www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
09:11 CDT Thứ hai, 14/10/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 53


Hôm nayHôm nay : 4345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 298912

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24020250

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Cuộc di cư hàng loạt của các Kitô Hữu Armenia đã bắt đầu. Cảnh đầu đường xó chợ, thế giới thờ ơ

Thứ năm - 28/09/2023 16:02
Tin thế giới

Tin thế giới

Một số người lớn tiếng chống lại cuộc chiến tự vệ của người Ukraine. Ở Armenia, họ đã không làm như Ukraine. Giặc đến nhà họ bồng bế nhau bỏ chạy và chính quyền Armenia trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ không chống lại người Arzerbaizan. Kết quả như thế nào?
1. Tình cảnh bi thảm của Kitô Hữu Armenia

Cả hai lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, Armenia và Azerbaijan đã tranh giành Nagorno-Karabakh trong nhiều thập kỷ. Với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan khẳng định ưu thế quân sự của mình trước Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai kết thúc vào tháng 11 năm 2020.


Mặc dù Nagorno-Karabakh, còn được gọi là Artsakh, được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng khu vực này gần như hoàn toàn bao gồm những người dân tộc Armenia theo Kitô Giáo.

Cho đến tuần trước, người Armenia trong khu vực vẫn tuyên bố chủ quyền dưới sự bảo trợ của “Cộng hòa Artsakh”.

Vào ngày 19 tháng 9, Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công quân sự ngắn nhưng dữ dội bao gồm việc bắn hỏa tiễn và súng cối. Theo Bộ Ngoại giao Artsakh, cuộc tấn công, được chính phủ Azeri dán nhãn là “các biện pháp chống khủng bố”, đã dẫn đến cái chết của hơn 200 người dân tộc Armenia và hơn 10.000 thường dân phải di dời.

Vào ngày 20 tháng 9, người dân tộc Armenia đã đồng ý ngừng bắn dẫn đến việc giải tán quân đội và quyền tự quản của họ.

Sau thất bại của khu vực ly khai trước Azerbaijan, Tổng thống Azeri Ilham Aliyev nói rằng người Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ được hòa nhập và các đại diện từ vùng đất này “được mời đối thoại” với chính phủ Azeri.

Bất chấp những lời hứa này, nỗi lo sợ lan rộng về sự đàn áp tôn giáo và văn hóa đã khiến một lượng lớn dân chúng phải chạy trốn sang Armenia.

2. Chuyên gia cho biết hàng ngàn Kitô hữu Armenia phải rời bỏ nhà cửa: 'Cuộc di cư hàng loạt đã bắt đầu'

Một số người lớn tiếng chống lại cuộc chiến tự vệ của người Ukraine. Ở Armenia, họ đã không làm như Ukraine. Giặc đến nhà họ bồng bế nhau bỏ chạy và chính quyền Armenia trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ không chống lại người Arzerbaizan. Kết quả như thế nào?

Chính phủ Armenia xác nhận hôm thứ Hai rằng hàng ngàn Kitô hữu Armenia đã rời bỏ quê hương của tổ tiên họ ở vùng Nagorno-Karabakh vào cuối tuần qua và dự kiến còn nhiều hơn nữa.

Siobhan Nash-Marshall, một nhà vận động nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, người đã nói chuyện với các nhân chứng tại chỗ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng: “Cuộc di cư hàng loạt đã bắt đầu”.

Nash-Marshall thành lập Tổ chức Kitô hữu cần giúp đỡ, gọi tắt là CINF, vào năm 2011 để giúp đỡ Kitô hữu Armenia trong khu vực, và vào năm 2020, cô thành lập một trường học dành cho trẻ em và người lớn ở Nagorno-Karabakh.

Giờ đây, Nash-Marshall đã nhận được thông báo từ trường học của cô ở Nagorno-Karabakh rằng “tất cả đã kết thúc” và “người dân từ mọi vùng, mọi làng đều vô gia cư” và không có nơi ở, thức ăn và nước uống.

Theo những người liên hệ của Nash-Marshall, hàng trăm người dân tộc Armenia đang ngủ trên đường phố và thậm chí không thể uống nước vì họ cho rằng nước này đã bị “đầu độc bởi người Azeris”.

Nash-Marshall được cho biết rằng có hàng dài “2.000 người đứng trước tiệm bánh duy nhất” gần trường của cô và “tất cả đều đói, sợ hãi và vô vọng”.

Theo chính phủ Armenia, 6.650 “người buộc phải di dời” đã vào Armenia từ Nagorno-Karabakh kể từ tuần trước.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm Chúa Nhật cho biết ông dự kiến hầu hết trong số 120.000 người dân tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ chạy trốn khỏi khu vực do “nguy cơ thanh lọc sắc tộc”.

Thủ tướng Pashinyan, người chủ trương giặc đến nhà thì cắm đầu chạy, được tường trình đã thoát chết sau khi hàng ngàn người Armenia tìm cách xông vào phủ thủ tướng để lùng bắt ông ta vì đã không chống lại người Arzerbaizan.

3. Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về video con trai lãnh đạo Chechnya đánh đập tàn bạo một người Nga bị cáo buộc đốt Kinh Qur'an

Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về đoạn phim cho thấy cậu con trai vị thành niên của lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, đánh đập một tù nhân.

Kadyrov đã đăng một đoạn video lên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm thứ Hai cho thấy cậu con trai 15 tuổi Adam của ông đấm và đá một tù nhân người Nga bị buộc tội đốt Kinh Qur'an.

Kadyrov kèm theo đoạn clip lời nhắn nói rằng “không hề cường điệu, tôi tự hào về hành động của Adam”.

Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Ba, phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói: “Tôi sẽ nói ngay từ đầu rằng tôi sẽ không bình luận về câu chuyện về con trai của Kadyrov… Tôi không muốn.”

Tù nhân, Nikita Zhuravel, trước đó đã phàn nàn về vụ tấn công với nữ thanh tra nhân quyền của Nga, người cho biết hồi tháng trước rằng cô đã chuyển vấn đề này lên người đồng cấp của mình ở Chechnya.

Đoạn video gây sốc về vụ đánh đập đã khiến một số quan chức ở Mạc Tư Khoa phải lên tiếng chỉ trích hiếm hoi.

Yevgeny Popov, một nghị sĩ thân Putin, mô tả vụ tấn công của con trai Kadyrov là “bất hợp pháp”.

“Bạn không thể đánh người. Điều đó là bất hợp pháp. Hình phạt do tòa án quyết định và chỉ có tòa án quyết định.”

Bình luận về đoạn video, Vladislav Davankov, phó chủ tịch Duma quốc gia, cho biết luật pháp ở Nga “nên được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người”.

Vụ đánh đập Zhuravel là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ vi phạm nhân quyền ở Chechnya, một vùng miền núi nhỏ của Nga mà Kadyrov đã thực hiện bằng nắm đấm sắt. Các cuộc tấn công tương tự trong khu vực đã không bị trừng phạt trong nhiều năm.

Sự thừa nhận hiếm hoi của Mạc Tư Khoa về trường hợp vi phạm nhân quyền này ở Chechnya làm nổi bật sự phức tạp trong mối quan hệ mong manh của Điện Cẩm Linh với Kadyrov.

Putin từ lâu đã ủng hộ sự cai trị độc tài của nhà lãnh đạo Chechnya để duy trì sự ổn định trong khu vực bất ổn. Kadyrov tự mô tả mình là chiến tướng của Putin và đã cử hàng nghìn quân Chechnya đến hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraine.

Tuy nhiên, một số phe phái theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong liên minh của Putin đã bày tỏ sự thất vọng khi Điện Cẩm Linh mất quyền kiểm soát Chechnya và quân đội riêng của Kadyrov.

Đoạn phim cũng xuất hiện trong bối cảnh có những tin đồn dai dẳng trên mạng xã hội về sức khỏe của nhà lãnh đạo Chechnya 46 tuổi.

Tuần trước, Kadyrov đã cố gắng bác bỏ những suy đoán, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ông “khỏe mạnh và đang sống”.

Suy đoán về tương lai của Kadyrov lần đầu tiên xuất hiện sau khi con trai cả của ông là Akhmat, 17 tuổi, gặp Putin trong một cuộc gặp trực tiếp hết sức bất thường, làm dấy lên tin đồn rằng anh ta đang được chuẩn bị làm người kế nhiệm Kadyrov.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.