www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
14:01 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 68


Hôm nayHôm nay : 7702

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 481274

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19627469

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

ĐGH nói thẳng với GM Bätzing: Chúng ta không cần 2 Giáo Hội Tin Lành ở Đức. HY Woelki chịu đau khổ

Thứ bảy - 18/06/2022 00:13
Tin thế giới

Tin thế giới

Theo Anna Keating, trở ngại chính trong dư luận là lo sợ rằng chức phó tế nữ thực sự không đúng với kỷ luật và tín lý Công Giáo, và những người phụ nữ ứng cử vào chức vụ này là thường là những người không tuân thủ kỷ luật và tín lý Công Giáo.
1. 'Chúa có thể đang gọi chúng tôi': gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế

Trong khi Giáo Hội Công Giáo không xem xét việc phong chức linh mục cho phụ nữ, thì việc phong phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn là một khả năng có thể xảy ra, vì một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập đã nghiên cứu chủ đề này, tác giả của một bài báo trên tờ American Magazine của Dòng Tên, nhan đề “‘God may be calling us’: meet the women aspiring to become deacons”, nghĩa là “’Chúa có thể đang gọi chúng tôi': gặp gỡ những phụ nữ khao khát trở thành phó tế”, đã khẳng định như trên.


Theo Anna Keating, trở ngại chính trong dư luận là lo sợ rằng chức phó tế nữ thực sự không đúng với kỷ luật và tín lý Công Giáo, và những người phụ nữ ứng cử vào chức vụ này là thường là những người không tuân thủ kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy nhiên, cô nói, đại đa số “hoàn toàn vâng phục Giáo Hội, đó là lý do chính xác tại sao họ muốn hỗ trợ Giáo Hội trong chức vụ phó tế.” Anna Keating trình bày ý kiến của nhiều phụ nữ khác nhau, những người tin rằng Chúa có thể kêu gọi phụ nữ tham gia sứ mệnh này.

Họ cho rằng có thể có một ơn gọi đến chức phó tế, nhắc lại rằng đó là một dịch vụ - và nhiều người sẽ vui vẻ và sẵn sàng cung cấp dịch vụ đó.

Lập luận của Anna Keating bị chỉ trích là đơn giản hóa vấn đề. Những người không đồng ý với cô chỉ ra những sự thật sau:

Chính Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập sau khi đã nghiên cứu chủ đề phó tế nữ đã bác bỏ khả năng này.

Chẳng mấy ai lo sợ các ứng viên chức phó tế nữ không vâng phục Giáo Hội. Tiến trình chọn lọc có thể loại bỏ những người cực đoan. Vấn đề là chức phó tế nữ chắc chắn sẽ dẫn đến chức linh mục nữ như một hậu quả tất nhiên.
Source:American Magazine

2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với Giám mục Bätzing: Chúng ta không cần 2 Giáo Hội Tin lành ở Đức

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba rằng ngài đã nói với chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức rằng đất nước đã có “một Giáo hội Tin lành rất tốt” và “chúng ta không cần phải có hai Giáo Hội Tin Lành ở Đức”.

Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại nhận xét này đã được đưa ra với Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, trong cuộc trò chuyện với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.

Cuộc đối thoại, cũng đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine và những phản đối Công đồng Vatican II, vừa được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo, vào ngày 14 tháng 6 nhưng đã được thực hiện trước đó vào ngày 19 tháng 5.

Đức Giáo Hoàng đã được hỏi rằng ngài nghĩ gì về “Tiến Trình Công Nghị” của Đức, một cuộc tụ họp nhiều năm gây tranh cãi của các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; chức tư tế; vai trò của phụ nữ; và luân lý tình dục.

Những người tham gia đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo văn kiện kêu gọi phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành cho các kết hiệp đồng giới và đòi phải có những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội về hành vi đồng tính luyến ái, dẫn đến cáo buộc dị giáo và những lo sợ ly giáo.

Giáo Hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo hội bao gồm Tin lành Luther, Tin lành Cải cách và Tin lành Thống nhất, đã phong chức linh mục cho phụ nữ, kể cả chức giám mục và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Cả Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Tin lành ở Đức đều đang chứng kiến một sự ra đi ồ ạt của các thành viên.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các biên tập viên: “Tôi nói với chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là Giám mục Bätzing rằng: Ở Đức, có một Giáo hội Tin lành rất tốt. Chúng ta không cần hai Giáo Hội đâu’”

“Vấn đề nảy sinh khi Tiến Trình Công Nghị xuất phát từ giới tinh hoa trí thức, thần học, và bị ảnh hưởng nhiều bởi các áp lực bên ngoài. Có một số giáo phận mà cách thức đồng nghị đang được phát triển với các tín hữu, với dân chúng, một cách từ từ.”

Các nhà phê bình của Tiến Trình Công Nghị

Bätzing, người đã lãnh đạo Hội đồng Giám mục Đức kể từ tháng 3 năm 2020, bày tỏ sự thất vọng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng Năm.

“Giáo hoàng, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo, ngay cả với tất cả các quyền lực được trao cho mình, không phải là người có thể biến Giáo hội từ đầu thành chân, đó là điều chúng tôi muốn,” vị giám mục giáo phận Limburg nói.

Bätzing đã bác bỏ những lo ngại - được bày tỏ bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Ba Lan, các nước Bắc Âu và trên toàn thế giới - rằng Tiến Trình Công Nghị có thể dẫn đến ly giáo.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư rộng rãi cho người Công Giáo ở Đức vào năm 2019. Đề cập đến điều mà ngài gọi là “sự xói mòn” và “suy giảm đức tin” ở đất nước này, và ngài kêu gọi các tín hữu hoán cải, cầu nguyện và chay tịnh, cũng như truyền giáo.

Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến bức thư trong cuộc trò chuyện của ngài với các biên tập viên.

“Tôi đã tự viết nó, và tôi đã mất một tháng để viết nó. Tôi không muốn liên quan đến Giáo triều Rôma. Tôi tự làm điều đó.”

“Bản gốc là tiếng Tây Ban Nha và bản tiếng Đức là bản dịch. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những suy nghĩ của tôi,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency

3. Tương lai của tổng giáo phận Köln

Như chúng tôi vừa loan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba với các biên tập viên của các tạp chí Dòng Tên.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo Hoàng cũng thảo luận về tương lai của Đức Hồng Y Rainer Woelki, người đang phải đối mặt với áp lực gay gắt từ các thành phần cấp tiến Đức, phải từ chức lãnh đạo tổng giáo phận Köln.

Vào tháng 9 năm 2021, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Hồng Y Woelki tiếp tục lãnh đạo tổng giáo phận Köln sau chuyến thanh tra tông tòa của tổng giáo phận và cho phép ngài nghỉ phép một thời gian. Khi vị Hồng Y 65 tuổi trở lại vào tháng 3 năm nay, tổng giáo phận thông báo rằng ngài đã nộp đơn từ chức.

Đức Giáo Hoàng nói: “Khi tình hình rất hỗn loạn, tôi đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục đi xa trong sáu tháng, để mọi việc lắng xuống và tôi có thể nhìn thấy rõ ràng. Vì khi nước biển động bạn không thể nhìn rõ được”.

“Khi ngài trở về, tôi yêu cầu ngài viết đơn từ chức. Ngài đã làm và đã đưa nó cho tôi. Và ngài đã viết thư xin lỗi giáo phận. Tôi đã để ngài ở lại vị trí của mình để xem điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi đã có đơn từ chức của ngài trong tay. “

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Điều đang xảy ra là có rất nhiều nhóm áp lực, và dưới áp lực thì không thể phân biệt được. Sau đó, có một vấn đề kinh tế mà tôi đang xem xét cử một nhóm tài chính. Để có thể phân biệt, tôi đang đợi cho đến khi không còn áp lực nữa”.

“Thực tế là có những quan điểm khác nhau là tốt. Vấn đề là khi có áp lực. Điều đó không giúp ích gì. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Köln là giáo phận duy nhất trên thế giới có xung đột. Tôi đối xử với giáo phận này như bất kỳ giáo phận nào khác trên thế giới trải qua xung đột. Tôi có thể nghĩ đến một nơi mà xung đột vẫn chưa kết thúc: Arecibo ở Puerto Rico đã xung đột trong nhiều năm. Có rất nhiều giáo phận như vậy”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cách chức Giám mục Arecibo của Đức Cha Daniel Fernández Torres vào tháng Ba. Vị giám mục, người đã lãnh đạo giáo phận từ năm 2010, mô tả quyết định này là “hoàn toàn không công bằng”.

Vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y Woelki có thể tóm tắt như thế này:

Thứ nhất, các thành phần cấp tiến ở Đức đã mở một chiến dịch chống lại Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Köln là nhằm loại bỏ ngài ngõ hầu Tiến Trình Công Nghị có thể tiến hành mà không bị phản kháng.

Thứ hai, trung tâm của các cáo buộc là tuyên bố cho rằng vị Hồng Y đã không công khai kết quả của một cuộc điều tra của Tổng Giáo Phận, đã được hoàn tất, về tình trạng lạm dụng tình dục dưới thời các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây. Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, báo cáo đã phải bị chặn lại vì những lo ngại về pháp lý và “những khiếm khuyết về phương pháp luận của nó”. Ngài đã cho mở một cuộc điều tra khác và đã công bố kết quả.

Thứ ba, Đức Hồng Y cũng bị cho là có lỗi vì không điều tra các cáo buộc nghiêm trọng chống lại một linh mục ở Düsseldorf bị cho là đã lạm dụng một cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo vào cuối những năm 1970. Sau khi Đức Hồng Y Woelki được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Köln vào năm 2014, ngài đã quyết định không thực hiện thêm những hành động hoặc thông báo cho Rôma, vì linh mục này “không thể bị thẩm vấn” do chứng mất trí nhớ nghiêm trọng. Linh mục ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nạn nhân cũng được cho là từ chối không ra làm chứng.

Thứ tư, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem xét những cáo buộc chống lại ngài. Vào ngày 7 tháng 2, 2021, Welt am Sonntag báo cáo rằng trường hợp của linh mục Düsseldorf đã được chuyển đến Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF. CDF đã giải tỏa mọi vấn đề liên quan đến Đức Hồng Y, và kết luận rằng ngài đã “hành động đúng theo giáo luật”.

Thứ năm, một cuộc thanh tra tông tòa cũng đã diễn ra và đi đến kết luận Đức Hồng Y Woelk không có gì sai sót.
Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.