www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:07 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 3415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 831109

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19052304

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Đau lòng: Caritas Venado sửa Kinh Kính Mừng ra Kinh Lạy Bà Pachamama. Chích ngừa có thưởng ở Úc

Chủ nhật - 08/08/2021 20:49
Tin thế giới

Tin thế giới

Ngày Pachamama được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 8 tại các cộng đồng Quechua và Aymara trên dãy núi Andes của Á Căn Đình, Bolivia, Colombia, Chí Lợi, Ecuador và Peru để tôn vinh vị thần này.
1. Giáo phận Venado Tuerto, Á Căn Đình phải xin lỗi vì cầu nguyện với Pachamama

Chi nhánh Caritas của Giáo phận Venado Tuerto đã xin lỗi hôm thứ Ba vì đã đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của mình lời cầu nguyện với Pachamama, một vị thần trong vùng núi Andes.



Lời cầu nguyện viết như sau: “Kính mừng Pachamama, nguồn ngọt ngào của cuộc sống chúng con, cầu mong bà mãi mãi được tôn kính. Phúc cho hoa trái trong lòng bà, là bánh hằng ngày của chúng con, xin cho chúng con được chúc phúc ngay bây giờ và mãi mãi. Xin bà hãy nhìn với lòng từ bi, khi loài người tiêu diệt bà vì tham vọng. Bà Pachamama khoan hồng đầy phúc. Vùng đất của chúng con bị săn đuổi bởi sự điên rồ. Bà là nguồn sống và niềm vui. Lạy Pachamama, lạy thánh địa, lạy Thánh mẫu, lạy Đức Mẹ đồng trinh”.

Ngày Pachamama được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 8 tại các cộng đồng Quechua và Aymara trên dãy núi Andes của Á Căn Đình, Bolivia, Colombia, Chí Lợi, Ecuador và Peru để tôn vinh vị thần này.

Việc đăng lời cầu nguyện đã thu hút sự phản đối lớn trên phương tiện truyền thông xã hội, dẫn đến việc nó bị lấy xuống.

Hôm 3 tháng 8, Cáritas Venado Tuerto đăng một lời chống chế trên Facebook rằng: “Chúng tôi muốn xin lỗi những người cảm thấy bị xúc phạm bởi bài đăng của chúng tôi về Pachamama, mục đích là để truyền đạt sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Phanxicô, là người trong Tông huấn Querida Amazonia nói với chúng ta: 'Có thể sử dụng một biểu tượng bản địa theo một cách nào đó, mà không nhất thiết phải coi đó là sự thờ ngẫu tượng. Một huyền thoại mang ý nghĩa tâm linh có thể được sử dụng và không phải lúc nào cũng bị coi là một tội ngoại giáo. Một số lễ hội tôn giáo có ý nghĩa thiêng liêng và là dịp để tụ họp và thể hiện tình huynh đệ, mặc dù cần một quá trình thanh lọc hoặc trưởng thành dần dần. Một nhà truyền giáo của các linh hồn sẽ cố gắng khám phá những nhu cầu và mối quan tâm chính đáng để tìm kiếm một lối thoát đôi khi qua những biểu hiện tôn giáo không hoàn hảo (79)”

Trong Thượng Hội Đồng Amazon, Pachamama đã gây ra các tranh cãi rất lớn.

Vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, tại một sự kiện được tổ chức ở Vườn Vatican bởi Mạng lưới Liên vùng Amazon cùng với Phong trào Công Giáo vì Khí hậu, một số người tham dự đã thực hiện một nghi lễ bản địa bao gồm việc bái lạy hai hình tượng phụ nữ khỏa thân được chạm khắc bằng gỗ, vài ngày sau được xác định là các Pachamamas.

Khi bị chất vấn, họ nói Pachamama là “Đức Mẹ vùng Amazon”. Tuy nhiên, các nhà văn hóa chỉ ra rằng Pachamama là một vị thần ngoại giáo trong dãy Andes.

Các hình ảnh Pachamama sau đó được dựng lên và trưng bày trên bàn thờ trong nhà thờ Santa Maria thuộc dòng Carmelô ở Traspontina.

Vào ngày 21 tháng 10, hai người đàn ông đã đánh cắp ít nhất năm bức chạm khắc bằng gỗ của Pachamama từ nhà thờ Santa Maria và ném chúng xuống sông Tiber như một hình thức phản kháng.

Tháng 11 năm 2019, Đức Cha José Luis Azcona, giám mục hiệu tòa của Marajó, đã lên tiếng tố cáo “việc thờ ngẫu tượng” trong các sự kiện tại Thượng hội đồng Amazon.

Cùng tháng đó, Cha Hugo Valdemar, kinh sĩ xá giải của Tổng giáo phận Mexico, đã đốt một số hình tượng Pachamama bằng giấy, như một cử chỉ phạt tạ, trong khi một người đứng cạnh giơ cao hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe.


Source:Catholic News Agency

2. Các tu sĩ dòng Biển Đức trở lại Tu viện Solignac lịch sử lần đầu tiên kể từ Cách mạng Pháp

Hôm 1 tháng 8, các tu sĩ Biển Đức đã chuyển đến Tu viện Solignac mang tính biểu tượng ở miền Tây và miền Trung nước Pháp sau 230 năm vắng bóng.

Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp, dòng Biển Đức đã quay trở lại địa điểm lịch sử của Kitô Giáo này, được thành lập bởi Thánh Eligius vào thế kỷ thứ 7.

Sự kiện này, được người Công Giáo địa phương coi là quan trọng, thực sự có ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là vào thời điểm nhiều công trình tôn giáo ở Pháp bị mục nát, bị san bằng hoặc bị mua lại vì các mục đích thế tục.

Sự trở lại của các tu sĩ gần đây đã được Giáo phận Limoges loan báo trong một thông cáo báo chí được đồng ký bởi Đức Giám Mục Pierre-Antoine Bozo và Dom Jean-Bernard Marie Bories, tu viện trưởng Tu viện Thánh Joseph de Clairval ở vùng Burgundy của Pháp, là người đã mua tòa nhà để thành lập một tu viện. Các tu sĩ của Clairval đã thông qua dự án với đa số 2/3.

Sau khi các nhà cách mạng theo chủ nghĩa bài giáo sĩ trục xuất các tu sĩ dòng Biển Đức vào năm 1790, tu viện được sử dụng như một nhà tù, rồi chuyển thành trường nội trú cho nữ sinh và sau đó là một nhà máy sản xuất đồ sứ, cho đến năm 1930.

Tu viện này từng là nơi ẩn náu của các giáo viên Công Giáo trong Thế chiến thứ hai, trước khi chào đón các tu sĩ Dòng Truyền giáo của Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội từ năm 1945. Cộng đồng ở lại cho đến những năm 1990, cuối cùng chuyển tài sản cho giáo phận vào năm 2011. Tu viện vẫn không có người ở trong 17 năm qua.

Đức Cha Bozo nói với CNA rằng sự trở lại của các tu sĩ Biển Đức là kết quả của một thời gian phân định lâu dài, trong đó ngài đã gặp vị tu viện trưởng nhiều lần.

“Tôi cảm ơn vì tin tức tuyệt vời này, bởi vì chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho nơi này trong nhiều năm và cuối cùng, dự án được chọn là dự án phù hợp nhất với mục đích ban đầu của tu viện được xây dựng bởi Thánh Eligius - nghĩa là để chào đón các cộng đồng tu sĩ, đặc biệt là các tu sĩ dòng Biển Đức”, ngài nói.

Dom Jean-Bernard Marie Bories nói với tờ báo của giáo phận địa phương rằng, ngoài việc khôi phục Luật Biển Đức, mục tiêu chính của ngài là biến tu viện thành một trung tâm tâm linh dành riêng cho việc cầu nguyện và tĩnh tâm, được xây dựng xung quanh tu viện và có sức chứa nhiều người hơn so với Tu viện Thánh Joseph de Clairval.
Source:Catholic News Agency

3. Những người chích ngừa tại Úc có thể được tặng 300 đô la tiền mặt và một tấm vé số

Đảng Lao động vừa đưa ra đề nghị trao tặng 300 đô la cho những người Úc tiêm chủng đầy đủ trong bối cảnh số người đồng ý tiêm chủng coronavirus cho đến nay chỉ khoảng 40%.

Có những lo ngại rằng chương trình tiêm chủng COVID-19, cho đến nay đã cung cấp 12.4 triệu liều, là quá chậm và đang khiến sức khỏe và sự phục hồi kinh tế của Úc gặp rủi ro.

Lãnh đạo Lao động Anthony Albanese muốn chính phủ cung cấp một khoản thanh toán 300 đô la cho mỗi người đã được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 1/12.

Khoản tiền thưởng này sẽ bao gồm cả những người đã được chủng ngừa. Nhiều doanh nghiệp hoan nghênh đề nghị này của Đảng Lao động và cho biết sẵn sàng tặng các vé số cho những ai chích ngừa.

Albanese nói: “Chính phủ đã thất bại đối với hai công việc của mình trong năm nay, việc triển khai các vắc-xin và sửa chữa các sai lầm về kiểm dịch”.

“Chính phủ cần sử dụng mọi biện pháp có trong tay để bảo vệ người dân Úc và nền kinh tế của chúng ta”.

Người ta ước tính kế hoạch này sẽ kích thích nền kinh tế lên tới 6 tỷ đô la.

Nhưng tờ The Australian báo cáo rằng chính phủ liên bang đang chọn “khuyến khích tự do” lựa chọn vắc xin thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Nhiều người Úc không thích chích vắc xin Astra Zeneca và đang đợi vắc xin Pfizer. Trong thời gian tới, Úc dự định nhập thêm một số lượng lớn vắc xin Pfizer để người dân có thể có nhiều lựa chọn.

Nghiên cứu mới được chuẩn bị bởi Nhóm Kinh tế Hành vi của Chính phủ Úc đã báo cáo rằng các khuyến khích tài chính “không có khả năng thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin ở Úc”.

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 70% tỷ lệ dân số chích ngừa vắc xin để giảm thiểu các trường hợp phải lockdown và nếu 80% dân số chích ngừa thì lockdown trở thành dĩ vãng.
Source:Seven News

4. Hội nghị thứ XII của các giám mục Đức và Ba Lan tại Auschwitz

Cuộc Hội thảo Âu châu về hòa giải lần thứ XII sẽ tiến hành tại Auschwitz-Oswiecim, bên Ba Lan từ ngày 11 đến 16/8 tới đây, về chủ đề: “Cùng nhau học hỏi từ Auschwitz: hình thành những quan hệ một cách xây dựng”.

Cuộc Hội thảo do Hội Massimiliano Kolke tổ chức. Hội này được thành lập năm 2007 với sự hỗ trợ của Hội đồng Giám mục Đức và Ba Lan, và sẽ được các giám mục đến từ hai nước này tham dự, cùng với những người sống sót từ trại tập trung của Đức Quốc Xã. Mục đích khóa họp là để phân tích “những vết thương còn kéo dài do trại Auschwitz và thế chiến thứ II gây ra, dựa trên những kinh nghiệm khác nhau. Các tham dự viên sẽ trao đổi ý kiến về những viễn tượng cơ bản để vượt thắng bạo lực và đạt tới hòa giải, và về những khó khăn cần đương đầu trong hành trình này”.

Đức cha Ludwig Schick, Tổng giám mục giáo phận Bamberg, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Đức về Giáo hội hoàn vũ, cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị Hội Massimiliano Kolbe, giải thích rằng: “Năm nay, chúng ta kỷ niệm 80 năm qua đời của thánh Kolbe, mẫu gương bác ái và là bổn mạng sự hòa giải trên toàn Âu châu”. Thực vậy, thánh nhân qua đời ngày 14/8 năm 1941, trong hầm bỏ đói tại trại tập trung Auschwitz, sau khi tình nguyện chết thay cho một người cha gia đình. Cha được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong chân phước năm 1971 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh năm 1982. Lễ tưởng niệm thánh nhân sẽ được cử hành vào ngày 13/8 tới đây, từ 7 giờ đến 9 giờ tối, tại Trung tâm đối thoại và cầu nguyện ở thành phố Oświęcim/ Auschwitz.

Đức Tổng Giám Mục Schick nói thêm rằng: “Chúng ta đã đi được đoạn đường dài tiến đến sự hòa giải giữa người Ba Lan và Đức, cũng như tiến về hòa bình, trong tinh thần Tin mừng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay đang có nhiều thách đố tại Đông và Tây Phương, nhưng kinh nghiệm hòa giải vẫn còn là một hướng đi quan trọng và là một khích lệ để đương đầu với những thách đố hòa bình”. Vì thế, Hội nghị sắp tới sẽ góp phần củng cố con đường tiến về sự chữa lành và hòa giải tại tất cả các đại lục, và hình thành một mạng Âu châu để hỗ trợ các hoạt động tương tự”. Ngoài ra, dưới ánh sáng kinh nghiệm về đại dịch Covid-19, càng ngày người ta càng thấy rõ tầm quan trọng rất lớn của việc xây dựng và duy trì các tương quan tín nhiệm nhau”.
Source:Vatican News
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.