www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
13:00 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 62


Hôm nayHôm nay : 11043

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 838737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19059932

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Giữa các gọng kềm lịch sử, người Kurd mất nước nên rất xúc động được Đức Thánh Cha viếng thăm

Chủ nhật - 07/03/2021 17:38
Tin thế giới

Tin thế giới

Giữa các gọng kềm và những bất hạnh của lịch sử, cũng như những tính toán bất công của các cường quốc, người Kurd đã mất nước. Cho nên, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một điều bất ngờ, một hạnh phúc ngập tràn đối với họ.

Thật vậy, lần đầu tiên có vị khách quý, có một tầm ảnh hưởng quốc tế lớn lao như Đức Giáo Hoàng đến thăm nên người Kurd không chỉ ở thành phố Erbil mà còn trên toàn thế giới đã bày tỏ nỗi niềm hân hạnh, vinh dự và biết ơn Đức Thánh Cha.


Người Kurd là một nhóm dân tộc có nguồn gốc từ một khu vực miền núi Tây Á được gọi là Kurdistan. Khu vực này trải dài từ phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, sang tây bắc Iran, bắc Iraq và bắc Syria. Ngoài ra, cũng có những nhóm người Kurd ở miền trung tỉnh Anatolia, Khorasan của Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Caucasus, cũng như các cộng đồng người Kurd đáng kể ở các thành phố phía tây Thổ Nhĩ Kỳ khác đặc biệt là ở thủ đô Istanbul, và Tây Âu, chủ yếu là ở Đức. Dân số người Kurd ước tính vào khoảng từ 30 đến 45 triệu người.

Khác với các dân tộc trong vùng, người Kurd không nói tiếng Ả rập nhưng chủ yếu nói các ngôn ngữ Kurd và ngôn ngữ Zaza thuộc hệ các ngôn ngữ Ba Tư trong ngữ hệ Ấn-Âu.

Trong chiều dài lịch sử của mình, Kurdistan đã bị Đế chế Ottoman, Mông Cổ và các nước khác xâm chiếm nên ngay trước thế chiến thứ nhất, người Kurd đã rơi vào tình trạng mất nước. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự thất bại của Đế chế Ottoman, các đồng minh phương Tây chiến thắng đã hứa hẹn tái lập một nhà nước của người Kurd trong Hiệp ước Sevres vào năm 1920. Tuy nhiên, ba năm sau đó, khi Hiệp ước Lausanne thiết lập ranh giới của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, lời hứa đó đã không được tôn trọng khiến người Kurd trở thành một dân tộc thiểu số ở tất cả các quốc gia mới được vẽ lại bản đồ. Lịch sử gần đây của người Kurd bao gồm nhiều cuộc diệt chủng và nổi dậy, cùng với các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra trong cộng đồng người Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria và Iraq. Người Kurd ở Iraq và Syria có các khu vực tự trị, trong khi các phong trào của người Kurd tiếp tục theo đuổi các quyền văn hóa, quyền tự chủ và độc lập lớn hơn trên khắp vùng Kurdistan cũ.

Vào đầu ngày thứ ba trong chuyến tông du Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thành phố Erbil, nơi ngài gặp Tổng thống và Thủ tướng của khu tự trị Kurdistan thuộc Iraq. Hành trình của Đức Giáo Hoàng cho ngày Chúa Nhật cũng bao gồm các chuyến thăm đến Mosul và Qaraqosh.

Sáng Chúa Nhật, lúc 7:30 Đức Thánh Cha đã khởi hành đến thành phố Erbil. Lúc 8:20 sáng, ngài đến nơi và được tổng thống khu tự trị người Kurdistan của Iraq đón tiếp cùng với các nhà lãnh đạo các cơ quan dân sự trong khu vực. Sau đó, ngài đã gặp riêng Tổng thống Nechirvan Barzani và Thủ tướng Masrour Barzani của khu tự trị trong phòng khánh tiết của Sân bay quốc tế Erbil.

Erbil còn được gọi là Hewlêr trong tiếng Kurd và Arbīl trong tiếng Ả Rập, thành phố Erbil là thủ đô và là thành phố lớn nhất của khu tự trị Kurdistan thuộc Iraq. Nó nằm cách Mosul khoảng 88 km về phía đông và chỉ cách biên giới Syria chưa đến 300 km. Khu tự trị này có phía đông giáp Iran, phía bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ và phía tây giáp Syria.

Được coi là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới, các khu định cư đô thị đầu tiên của Erbil có niên đại từ năm 2300 trước Chúa Giáng Sinh. Qua nhiều thế kỷ, nhiều dân tộc bao gồm người Sumer, người Assyriô, người Babylon, người Medes, người Rôma, Abbassids và người Ottoman đã sống trong thành phố cổ đại này.

Thành cổ Erbil nổi tiếng, được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2014 có diện tích khoảng 110,000 mét vuông và nằm cao hơn khoảng 30 mét so với khu vực xung quanh. Bên trong khu vực này có một đền thờ Hồi Giáo rất lớn và viện Bảo tàng công nghệ Dệt may của người Kurd. Các bảo tàng quan trọng của thành phố - Bảo tàng Văn minh Erbil và Bảo tàng Di sản Syriac – là những nơi trưng bày một số hiện vật từ khu vực.

Tại thành phố này, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê có nhà thờ chính tòa Thánh Giuse ở quận Ankawa, được xem là một trong những vùng đất Kitô Giáo lớn nhất ở Trung Đông gồm các tín hữu Kitô chủ yếu là người Assyriô nói ngôn ngữ Tân Aramaic.

Trong những năm gần đây, Erbil đã trở thành nơi cư trú của hàng nghìn người tị nạn, chủ yếu đến từ Qaraqosh và Mosul, những người đã chạy trốn bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Thành phố đã chào đón khoảng 540,000 người tị nạn Iraq cùng với những người tị nạn Syria khác đến các trại trong khu vực.

Hiến pháp của khu tự trị được chính thức công nhận và có hiệu lực vào năm 2005 quy định lãnh thổ Kurdistan Iraq là một quốc gia thế tục.

Khu vực tự trị của người Kurdistan thuộc Iraq, nằm ở phía đông bắc của Iraq bao gồm bốn thủ phủ Dohuk, Erbil, Halabja và Sulaymaniyah.


Source:Vatican News
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.