www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
20:00 CDT Thứ tư, 18/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 11852

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 278479

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23545863

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Hội Thừa sai Paris công bố trên mạng thư từ liên quan đến Việt Nam. GH Syria giữa những thử thách

Thứ tư - 18/10/2023 21:45
Tin thế giới

Tin thế giới

Hội Thừa sai Paris bắt đầu hiện diện tại Việt Nam từ thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức Cha Lambert de la Motte, trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên ở Đông Dương. Cha Louis Chevreuil là thừa sai Âu châu đầu tiên đến miền này, ngày 26 tháng Bảy năm 1664, trong tư cách là đặc ủy của Đại diện Tông tòa, do Đức Cha de la Motte bổ nhiệm.
1. Hội Thừa sai Paris đăng trên mạng thư từ của các thừa sai tại Việt Nam

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết toàn thể thư từ của các thừa sai giữa Paris và Việt Nam được lập thành danh mục kèm theo mục lục được phổ biến trên mạng để các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể tìm hiểu về lịch sử đầy biến động tại Việt Nam trong thế kỷ XX.



Trên đây là sáng kiến của Viện nghiên cứu quan hệ giữa Pháp và Á châu, gọi tắt là IRFA, được Hội Thừa sai Paris thăng tiến và thực hiện.

Trong năm qua, hơn 400 hộp tài liệu của Hội thừa sai giữa cuối thế kỷ XIX và năm 1975 đã được phổ biến trên mạng. Danh mục này giúp tất cả những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam biết họ có thể tìm cái gì trong văn khố của Viện IRFA. Các tài liệu này được mở cho công chúng tham khảo tại Phòng đọc sách ở trụ sở của Hội thừa sai Đường Du Bac, Paris.

Bộ tài liệu về Việt Nam chủ yếu gồm thư từ giữa các cơ quan khác nhau của Hội Thừa sai Paris với các thừa sai ở địa phương. Ngoại trừ giáo phận Hưng Hóa, được cha Đức Cha Mazé mang vào hồi năm 1964 và Giáo phận Kon Tum, được Đức Cha Seitz đưa vào năm 1964 và năm 1975, không có giáo phận nào khác ở Việt Nam đặt các tài liệu của mình vào Bộ tài liệu này.

Hội Thừa sai Paris bắt đầu hiện diện tại Việt Nam từ thế kỷ XVII. Năm 1662, Đức Cha Lambert de la Motte, trở thành Đại diện Tông tòa đầu tiên ở Đông Dương. Cha Louis Chevreuil là thừa sai Âu châu đầu tiên đến miền này, ngày 26 tháng Bảy năm 1664, trong tư cách là đặc ủy của Đại diện Tông tòa, do Đức Cha de la Motte bổ nhiệm. Năm 1790, các thừa sai Paris ở Bắc Việt chỉ còn bốn người. Cách mạng Pháp đã đóng cửa Chủng viện ở Paris, chôn vùi mọi hy vọng gia tăng con số các thừa sai cho đến năm 1815.

Hậu bán thế kỷ XIX, tiếp theo Hiệp ước Huế và thành lập Đông Dương Pháp năm 1887, các thừa sai có thể tái tổ chức: Việt Nam được chia thành các giáo phận đại diện Tông tòa, nhân sự gia tăng và có nhiều người trở lại đạo. Số tín hữu Công Giáo ở Tây Đàng Ngoài tăng từ 140 lên 220.000 người. Đầu thế kỷ XX, do tình trạng khó khăn của hành chánh Pháp, nạn đói kém và khủng hoảng kinh tế, Hội Thừa sai Paris quyết định chuyển trách nhiệm cho Hàng giáo sĩ Việt Nam.

Trong thời chiến tranh Đông Dương, từ 1946 đến 1954, tình trạng các thừa sai tại Việt Nam khác nhau, tùy theo đó là vùng do Việt Minh hay vùng do quân đội xâm lược. Tình trạng này khiến cho gần 700.000 người Công Giáo miền Bắc tị nạn vào Nam, từ năm 1970 trở đi, không có thừa sai Paris nào hiện diện ở miền Bắc. Sau khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam vào năm 1975, tất cả các thừa sai còn lại đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.

2. Tòa Thánh kêu gọi cấp thiết bài trừ các tội ác chống nhân loại

Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, kêu gọi Liên Hiệp Quốc có những hành động cấp thiết và hữu hiệu để phòng ngừa và trừng phạt các tội ác chống lại nhân loại, đứng trước tình trạng tội ác này đang gia tăng trong thời gian gần đây, tạo nên đau khổ khôn tả và chà đạp phẩm giá con người.

Trong bài tham luận hôm 13 tháng Mười vừa qua, tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng những tội ác chống nhân loại hiện vốn đã là một quy luật tập quán cấm đoán. Như Ủy ban công pháp quốc tế ghi nhận, việc cấm những tội ác đó là một quy luật tuyệt đối của Công pháp quốc tế. Dầu vậy, việc ký kết một hiệp ước hoàn cầu và đa phương biến luật tập quán thành luật quốc tế, sẽ giúp thăng tiến sự cộng tác quốc tế trong việc phòng ngừa và trừng phạt những tội ác này.

Vị đại diện Tòa Thánh cũng khẳng định rằng bất kỳ định nghĩa nào về tội ác chống nhân loại phải ăn rễ trong công pháp tập quán quốc tế. Thêm bớt hay thay đổi định nghĩa đã được đồng thuận về những tội ác ấy, trước khi việc thực hành của quốc gia được hoàn toàn phát triển, thì sẽ không đẩy mạnh sự đồng thuận, và làm suy yếu hiệu năng của hệ thống này.

Vì thế, Tòa Thánh không đồng ý loại bỏ những định nghĩa về giống (gender) ra khỏi dự thảo hiệp ước, vì định nghĩa ấy cần thiết để duy trì hình ảnh chính xác về bản chất con người trong thương quan với những tội ác, gây thiệt hại quá nhiều cho các phụ nữ và trẻ nữ, ví dụ như tội hãm hiếp, nô lệ tình dục và mại dâm.

Tuy nhiên, trong khi khuyến khích cộng tác quốc tế trong việc truy tố những tội ác chống nhân loại, Tòa Thánh chống lại việc giải độ các bị can tới những nước, trong đó các bị can có thể bị tra tấn hoặc bị kết án tử hình.

3. Giáo hội tại Syria cố gắng giúp duy trì đức tin

Giáo Hội Công Giáo tại Syria cố gắng giúp duy trì đức tin cho các tín hữu giữa lúc nội chiến tại nước này vẫn tiếp tục từ 12 năm nay, cộng thêm với thiên tai động đất, đồng thời khích lệ họ đừng rời bỏ đất nước.

Đức Tổng Giám Mục Denis Antoine Chahda, Tổng giám mục Giáo phận Aleppo của Giáo phận Aleppo, thuộc Giáo Hội Công Giáo Siriac, cho biết có gần 51.000 người chết vì động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, hồi tháng Hai năm nay, với thiệt hại hơn 118 tỷ Mỹ kim.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí trực tuyến ACI, tiếng Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục Chahda cho biết vì động đất, dân chúng đã đổ ra đường phố, ngủ nhiều ngày trên đường, hoặc trong xe của họ. Nhiều người khác tìm tới các nhà thờ, phòng hội nhà xứ để lánh nạn. Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách cứu trợ các nạn nhân, không phân biệt tín ngưỡng: “Chúng tôi làm tất cả những gì có thể để gần gũi, ở cạnh dân chúng trong thời điểm đau buồn ấy. Tất cả các thánh đường ở thành Aleppo đều mở cửa nhà thờ, nhà xứ. Chúng tôi đón nhận những người Kitô, Hồi giáo vào khu vực nhà xứ, giúp đỡ lương thực, thuốc men, chăn mền, làm sao để dân chúng cảm thấy như ở nhà, và mang lại cho họ một chút an bình”.

Tuy nhiên, Syria vẫn còn phải đương đầu với nạn khủng bố Hồi giáo, vốn hoành hành tại miền này từ hàng chục năm nay. Tại thành Idlib ở miền bắc Syria, có những thành phần khủng bố, họ đã len lỏi vào một nửa lãnh thổ Syria. Tuy có sự hiện diện mạnh mẽ của nhà nước Hồi giáo IS, thành Aleppo còn ở xa nhóm khủng bố.

Đức Tổng Giám Mục Chahdad cũng bày tỏ vui mừng vì Cộng đoàn Công Giáo Latinh ở Aleppo mới có một giám mục mới, là Đức Cha Hanna Jallouf từ hồi tháng Chín năm nay.

Tại Syria, có sáu nghi lễ Công Giáo sống cạnh nhau, đó là Maronite, Canđê, Siriac, Armeni và Latinh.

4. Đức Thánh Cha kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân động đất tại Afghanistan

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân động đất dữ dội tại Afghanistan, làm cho hàng ngàn người thiệt mạng.

Lên tiếng trong buổi Tiếp kiến chung gần 30.000 tín hữu hành hương, sáng thứ Tư, ngày 11 tháng Mười vừa qua, tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đặc biệt nghĩ tới nhân dân Afghanistan, đang chịu đau khổ vì động đất tàn phá tại nước này, làm cho hàng ngàn người chết, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, và hàng ngàn người phải tản cư. Tôi mời gọi tất cả những người thiện chí hãy trợ giúp dân tộc này, đã chịu thử thách dường ấy, góp phần trong tinh thần huynh đệ, thoa dịu những đau khổ của dân chúng và hỗ trợ sự tái thiết cần thực hiện”.

Trận động đất ngày 07 tháng Mười vừa qua tại tỉnh Herat mạn tây của Afghanistan, ở mức độ từ 4.6 đến 6.3 theo thước Richter, ít được báo chí quốc tế nói tới, làm cho hơn 2.000 người chết, gần 10.000 người bị thương, theo thống kê sơ khởi của chính phủ Taliban của Afghanistan. Đã có rất nhiều nhà cửa bị tàn phá, 13 thành phố bị hoàn toàn phá hủy. Hai phần ba các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Nạn tham nhũng và thiếu các cơ cấu hạ tầng cũng gây nhiều khó khăn cho việc cứu trợ.

Mohammaed Mehryar, một sinh viên y khoa tại Herat nói với Đài Vatican rằng nhiều người dân tại đây vẫn lo sợ, không dám trở về nhà và sống trên các đường phố, từ ba bốn ngày nay. Bầu không khí nói chung là sợ hãi và tuyệt vọng.

Sabour Tokhi, một thanh niên khác, cũng thuộc miền Herat, nói với Đài Vatican rằng tại đây các tổ chức cứu trợ thiếu các dụng cụ, và nạn tham nhũng lan tràn cũng là vấn đề lớn. Rất tiếc là chính phủ hiện nay không làm gì. Dân chúng cũng chẳng được thông tin, chỉ dẫn phải làm sao, xin giúp đỡ thế nào. Dân chúng cũng lo sợ, vì trong khi họ lánh nạn trên các đường phố, thì có những kẻ trộm “thăm viếng” gia cư của họ. Vật giá thì tăng vọt, ví dụ giá chiếc lều tăng vọt. Tất cả là hỗn độn. Ngoài ra có tình trạng có những người đến các vùng bị động đất, chụp hình, phát động chiến dịch lạc quyên cứu trợ, nhưng tiền thì không bao giờ đến tay người nhận. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là đường xá bị hư hại vì động đất, nên việc cứu trợ được thực hiện bằng xe máy hai bánh. Rất tiếc là chính phủ Afghanistan không thể tổ chức cứu trợ các nạn nhân.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.