www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
04:00 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 74

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 67


Hôm nayHôm nay : 2341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 830035

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19051230

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Linh mục thoát vụ xả súng tin rằng Chúa cho ngài sống để kể lại câu chuyện kinh hoàng

Thứ tư - 22/06/2022 08:55
Tin thế giới

Tin thế giới

Cha Abayomi so sánh kinh nghiệm của ngài với những Kitô hữu tiên khởi bị bắt bớ trong những ngày đầu Kitô Giáo. Ngài nói rằng “Chúa đã cứu chúng tôi để kể câu chuyện có thật và trở thành sức mạnh của những ai bị đánh đập”.
1. Linh mục thoát được cuộc tấn công trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ở Nigeria tin rằng Chúa đã cứu ngài để có người kể lại chuyện gì đã xảy ra

Khi cộng đoàn của giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê ở Owo, miền nam Nigeria, đang đọc những lời cầu nguyện kết thúc Thánh lễ Hiện xuống vào ngày 5 tháng 6, những tay súng không rõ danh tính đã tiến vào nhà thờ.


Cha Andrew Abayomi, linh mục chủ tế, đã kể lại vụ việc kinh hoàng với tạp chí Alfa y Omega của Tây Ban Nha. Ngài cho biết ban đầu ngài không hiểu chuyện gì đang xảy ra và các tín hữu đã dũng cảm đóng cửa trước khi các tay súng xông vào bên trong ngôi thánh đường. Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã vào được bằng một cửa phụ và tiếp tục cuộc tàn sát của chúng.

Khi chúng đến gần phòng thánh, nơi vị linh mục và những người khác đang trốn tránh, thì súng của kẻ tấn công bị kẹt. 20 phút sau, khi một giáo dân chạy thoát được nói với họ rằng đã an toàn rồi, vị linh mục và các tín hữu khác bước ra ngoài, và chứng kiến một khung cảnh khủng khiếp, khi ngôi thánh đường của họ ngập tràn máu và các thi thể. Họ đặt những người bị thương lên nhiều xe khác nhau và thực hiện một số chuyến đi đến bệnh viện.

Cha Abayomi so sánh kinh nghiệm của ngài với những Kitô hữu tiên khởi bị bắt bớ trong những ngày đầu Kitô Giáo. Ngài nói rằng “Chúa đã cứu chúng tôi để kể câu chuyện có thật và trở thành sức mạnh của những ai bị đánh đập”.

Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, bị tình nghi là thủ phạm của vụ thảm sát này.

ISWAP được coi là một phe ly khai của Boko Haram, một nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan khác đã giết hại hàng nghìn tín đồ Kitô giáo và khiến hàng triệu người ở Nigeria và các nước láng giềng phải di tản trong những năm gần đây. Lãnh đạo ISWAP vào thời điểm đó đã cam kết trung thành với ISIS vào năm 2015.

ISWAP trong những năm gần đây tuyên bố đã thực hiện các vụ hành quyết công khai các Kitô hữu và khoe khoang về các hành động của mình trên các phương tiện kỹ thuật số. Tuy nhiên, Bang Ondo, nơi diễn ra cuộc tấn công trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cách xa khu vực hoạt động thông thường của ISWAP ở phía bắc đất nước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “sự gần gũi thiêng liêng” với những người Công Giáo Nigeria sau vụ tấn công gần đây nhất, và nói trong một bức điện tín rằng ngài đang cầu nguyện “cho sự hoán cải của những người mù quáng vì hận thù và bạo lực.”

Nhiều Kitô hữu bị giết vì đức tin của họ ở Nigeria hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới - ít nhất là 4.650 người vào năm 2021 và gần 900 người chỉ trong ba tháng đầu năm 2022. Các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ các tín hữu Kitô tiếp tục nêu bật và ghi lại cuộc đàn áp tàn bạo đang diễn ra nhằm vào Kitô Hữu - thường là do các nước láng giềng Hồi giáo của họ gây ra tại quốc gia đông dân nhất Phi Châu. Một số tổ chức viện trợ và các chuyên gia đang thu thập bằng chứng cho thấy việc giết hại các Kitô hữu ở Nigeria cấu thành tội ác diệt chủng.

Vào cuối năm 2021, không có lời giải thích nào quốc gia này, được xóa khỏi danh sách các quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Source:Aleteia

2. Các giám mục Âu châu kêu gọi Hội đồng Âu châu thi hành tiến trình mở rộng liên hiệp đáng tin cậy

Ủy ban Giám mục Liên hiệp Âu châu, gọi tắt là COMECE, kêu gọi Hội đồng Âu châu tái gia tăng nỗ lực để đạt tới hòa bình tại Ukraine và thực hiện một tiến trình mở rộng Liên hiệp Âu châu một cách đáng tin.

Trong thông cáo, công bố hôm 17 tháng Sáu vừa qua, nhân dịp Hội đồng Âu châu sắp nhóm họp trong hai ngày, 23 và 24 tháng Sáu tới đây, Đức Cha Rimantas Norvila, người Lituani, Chủ tịch ngoại vụ của Ủy ban COMECE, kêu gọi Liên hiệp Âu châu đừng ngưng những cố gắng để tại tới sự chấm dứt chiến tranh, với một nước Ukraine tự do, an ninh và độc lập trong biên giới được quốc tế nhìn nhận.

Thông cáo khẳng định rằng “Sự tấn kích bất công của Nga chống Ukraine không những gây ra đau khổ kinh khủng cho đất nước và dân nước này, nhưng còn làm rúng động trật tự an ninh thế giới”. Theo Ủy ban COMECE, thực tại mới này phải thúc đẩy Liên hiệp Âu châu và cộng đồng quốc tế hướng mọi cố gắng của mình và việc xây dựng một công trình mới về hòa bình tại Âu châu và trên thế giới.”

Ngoài việc đề ra một chiến dịch hòa bình toàn diện của Liên hiệp Âu châu, Ủy ban COMECE cũng khuyến khích các nước thành viên dấn thân và cộng tác vào vấn đề an ninh, bằng cách phát triển các phương thế tự vệ thích hợp, bảo đảm sự kiểm soát công cộng nghiêm ngặt, phù hợp với các nguyên tắc tương ứng, tôn trọng các quyền con người, công pháp quốc tế và các tiêu chuẩn luân lý đạo đức.

Khóa họp sắp tới của Hội đồng Âu châu sẽ thảo luận về việc nhận các nước thành viên mới của Liên hiệp đã làm đơn xin gia nhập, nhân dịp này, Ủy ban COMECE kêu gọi canh tân và thực thi tiến trình nới rộng Liên hiệp một cách đáng tin, kể cả việc bắt đầu thương thuyết với Albani, Bắc Macedonia và cấp qui chế ứng viên cho Ukraine.

3. Cuộc tranh cãi về phụng vụ là một thảm kịch, người đứng đầu phụng vụ của Vatican than thở

Phương tiện truyền thông chính thức của Tòa Thánh, Vatican News, phỏng vấn Đức Hồng Y tương lai, Arthur Roche, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Ngài bình luận về những tranh cãi nảy sinh sau khi công bố Tự Sắc Traditionis Custodes, hạn chế khả năng cử hành Thánh lễ theo Sách lễ năm 1962.

Ngài giải thích: “Thật là một bi kịch khi có những tranh cãi ngày nay, cái gọi là 'cuộc chiến' về phụng vụ, bởi vì Bí tích Thánh Thể là bí tích hiệp nhất toàn thể Giáo Hội”.

Theo Đức Tân Hồng Y, những tranh cãi này đồng thời chỉ ra “sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, và ảnh hưởng của thuyết tương đối, thái độ 'Tôi thích điều này hơn', là một trong những vấn đề của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, Phụng Vụ nhắc nhở chúng ta rằng “việc cử hành Thánh lễ không phải là vấn đề của sự lựa chọn cá nhân. Chúng ta cử hành với tư cách là một cộng đồng, vì toàn thể Giáo Hội và Giáo Hội trong suốt nhiều thế kỷ, đã luôn quy định hình thức phụng vụ mà người ta tin rằng phù hợp hơn cho một thời đại cụ thể.”

Vị Tân Hồng Y người Anh khẳng định thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không chống lại Thánh lễ Latinh và rằng phụng vụ sau Công đồng cho phép việc sử dụng tiếng Latinh.

Tự Sắc Traditionis Custodes thực sự muốn điều chỉnh việc sử dụng Sách lễ năm 1962 và ngừng quảng bá sách này, “bởi vì rõ ràng là Công đồng, các Giám mục của Công đồng, dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, đã đưa ra một phụng vụ mới cho sự sống còn cuộc sống của Giáo Hội, vì sức sống của Giáo Hội. Và điều đó thực sự rất quan trọng. Và chống lại điều đó, cũng là một điều thực sự khá nghiêm trọng.”
Source:Vatican News
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.