www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
09:27 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 7712

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 835406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19056601

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Ngỡ ngàng: Bạo loạn chủng tộc bùng lên kinh hoàng tại Mỹ. Hàng loạt nhà thờ bị tấn công tại Ba Lan

Thứ năm - 29/10/2020 02:20
Tin thế giới

Tin thế giới

Chiến thắng của Thẩm Phán Amy Coney Barrett đã tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ.

1. Bạo loạn lớn bất ngờ nổ ra tại Philadelphia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ

Hàng trăm binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia Pennsylvania đã được triển khai đến Philadelphia theo yêu cầu của thành phố, trong bối cảnh bất ổn sau vụ bắn chết một người đàn ông Da đen vào hôm thứ Hai.


Walter Wallace, 27 tuổi, đã thiệt mạng sau khi các viên chức cảnh sát đáp lại một cuộc gọi khẩn cấp vào chiều thứ Hai 26 tháng 10 ở phía Tây thành phố Philadelphia. Thị trưởng và Giám đốc sở cảnh sát thành phố đã hứa sẽ có một cuộc điều tra đầy đủ về vụ việc.

Các cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình nổ ra ngay sau vụ xả súng, và cho đến nay khoảng 30 cảnh sát được cho là bị thương trong đêm đầu tiên của cuộc biểu tình. Một số lớn các cửa hàng bị cướp phá.

Tối thứ Ba 27 tháng 10, cảnh sát đã phải kêu gọi cư dân ở một số quận nhất định nên ở trong nhà đừng ra đường.

Văn phòng đối phó tình trạng khẩn cấp của thành phố đã tweet rằng:

“Sở Cảnh sát Philadelphia yêu cầu tất cả cư dân tại các Quận 12, 16, 18, 19, 24, 25 và 26 phải ở trong nhà trừ khi cần thiết lắm mới ra ngoài. Các khu vực này đang diễn ra các cuộc biểu tình lan rộng đến mức bạo lực và cướp bóc”.

Thống đốc bang Pennsylvania là ông Tom Wolf, một đảng viên đảng Dân Chủ, cho biết ông đã phải kêu gọi Vệ binh Quốc gia can thiệp.

Các quan chức cảnh sát chưa tiết lộ tên của hai cảnh sát viên đã bắn chết Wallace, nhưng cho biết các viên chức cảnh sát này đã bị ngưng việc trong khi chờ điều tra.

Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney, cũng là một đảng viên đảng Dân Chủ, cho biết ông đã xem video cho thấy một phần của bi kịch này. Trong một tuyên bố chung với ủy viên cảnh sát thành phố, Kenney, ông nói rằng vụ việc này là một “bi kịch” và “đặt ra những câu hỏi khó, cần phải được trả lời”.

Theo tờ The Philadelphia Inquirer, vụ việc bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương.

Shaka Johnson, luật sư của gia đình Wallace, cho biết chính gia đình đã gọi 911 để yêu cầu xe cấp cứu can thiệp vì tình trạng sức khỏe tâm thần mà Wallace đang gặp phải.

Xe cấp cứu không đến, nhưng xe cảnh sát lại xuất hiện - và khi họ đến, Wallace đang cầm một con dao.

Theo luật sư Johnson, bà vợ của Wallace nói với các viên chức cảnh sát rằng người đàn ông 27 tuổi này mắc chứng rối loạn lưỡng cực và cầu xin họ bỏ về. Video về cuộc chạm trán cho thấy một phụ nữ, được cho là mẹ của Wallace, che chắn cho người đàn ông này khi anh ta len lỏi giữa những chiếc xe hơi trên đường phố.

Trung sĩ Eric Gripp, một phát ngôn viên của cảnh sát, cho biết trong một tuyên bố rằng các viên chức cảnh sát đến hiện trường không phải theo lời yêu cầu của gia đình nhưng vì có người báo cáo một người đàn ông đang cầm một con dao đi lang thang trên đường phố. Họ ra lệnh cho Wallace bỏ vũ khí, nhưng Wallace lừ lừ “tiến về phía các cảnh sát viên”. Mỗi viên chức cảnh sát này đã bắn 7 phát đạn vào Wallace trong khi mẹ anh ta đứng gần đó.

Gripp cho biết một trong những viên chức cảnh sát đã lái xe đưa Wallace đến Trung tâm Y tế Penn Presbyterian, nơi anh ta qua đời.

Cả hai viên chức cảnh sát đều đeo máy quay phim toàn thân vào thời điểm đó, nhưng sở cảnh sát chưa công bố đoạn phim hoặc đoạn ghi âm cuộc gọi 911 từ các thành viên trong gia đình của Wallace hoặc từ những người ngoài cuộc.

“Tại sao họ không sử dụng Taser?” Cha của nạn nhân nói với tờ Inquirer. “Mẹ nó đang cố gắng xoa dịu tình hình”. Taser là súng bắn nhằm gây tê liệt nhưng không đến mức chết người.

“Nó có vấn đề về tâm thần. Tại sao phải bắn nó?”

Không một cảnh sát viên nào trong 2 cảnh sát viên có Taser.

Một đoạn video trên mạng xã hội cho thấy một cảnh hỗn loạn ở giữa đường phố khi các cảnh sát viên rút súng ra, và được nhìn thấy đang lùi dần khi Wallace tiến đến với con dao trong tay trong khi một đám đông đang nhìn và quay phim.

Vài giờ sau, những cuộc biểu tình rất lớn đã nổ ra. Cảnh sát cho biết 30 cảnh sát viên đã bị thương trong các cuộc đụng độ vào cuối ngày thứ Hai và đầu ngày thứ Ba, trong đó có một nữ cảnh sát viên bị gãy chân sau khi cô bị một chiếc xe vận tải nhỏ bất ngờ tông vào. Cô ấy đã phải nhập viện; tất cả những người khác đã được điều trị vết thương và được cho về.

CBS Philly đưa tin hơn 30 người đã bị bắt trong đêm và một số cơ sở kinh doanh bao gồm hiệu thuốc, cửa hàng quần áo và nhà hàng đã bị bọn cướp nhắm đến.

Chỉ trong ngày thứ Hai 26 tháng 10, Tổng thống Trump đã có 3 cuộc vận động tranh cử tại Philadelphia. Ông Trump cố giành cho được 20 phiếu đại cử tri tại tiểu bang Pennsylvania, nơi cho đến nay vẫn là cứ điểm của đảng Dân Chủ.

Bạo loạn lớn bất ngờ nổ ra tại Philadelphia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến số người da đen ủng hộ ông, nhưng cũng có thể giành thắng lợi cho ông nơi những người tin vào chính sách Luật Pháp và Trật Tự của ông.
 


Source:NPR


2. Phản ứng dữ dội của Alexandria Ocasio-Cortez đối với việc Thẩm Phán Amy Coney Barrett được Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận

Alexandria Ocasio-Cortez, thường được gọi là AOC, sinh ngày 13 tháng 10, 1989, khét tiếng khuynh tả. Cô ta được chú ý vì các phát biểu nông nổi và cực đoan theo một thứ chủ nghĩa mị dân nhằm kiếm phiếu.

Tiêu biểu là trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Năm 30 tháng 7, trong đó nữ Dân biểu này của đảng Dân Chủ, đơn vị New York, cáo buộc rằng bức tượng một vị thánh Công Giáo tại điện Capitol thể hiện “chế độ gia trưởng” và một nền “văn hóa da trắng thượng đẳng”.

Bức tượng bị bà ta chỉ trích là bức tượng của Thánh Đamien, Tông đồ người cùi tại Molokai. Cha Đamien tên thật là Joseph de Veusterin, sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1840 tại Tremelo, bên Bỉ. Ngài nổi tiếng khắp thế giới vì đã dành cả cuộc đời cho những người cùi bị đầy ra đảo Kalaupapa chỉ dành cho những bệnh nhân bệnh phong.

Tuyên bố của AOC đã bị nhiều Giám Mục Hoa Kỳ chỉ trích. Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles nhận xét rằng “Bức tượng mà bà ấy chọn ra, trong tất cả những bức tượng có thể, là của Thánh Đamien ở Molokai. Và tôi nghĩ tuyên bố của bà ấy thật là điên rồ và quá quắt, và tôi tự hỏi, liệu bà ấy có biết Thánh Đamien của Molokai là ai không?”

Trước những hình ảnh được chiếu trên truyền hình và trên các mạng xã hội cho thấy các phụ nữ phò phá thai khóc như cha chết mẹ mới qua đời trước Thượng Viện Hoa Kỳ tối 26 tháng 10, AOC và các thành viên “The Squad”, nghiã là “Biệt Đội” đã lên tiếng kêu gọi “Court Packing” để trước là an ủi họ, sau là kiếm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.

Chiến thắng của Thẩm Phán Amy Coney Barrett đã tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ. Đối phó với tình thế mới này nhiều thành viên cực đoan của đảng Dân Chủ trong nhóm “Biệt Đội” bao gồm AOC, Ilhan Omar, Ayanna Pressley và Rashida Tlaib, đã lớn tiếng yêu cầu phải mở rộng Tòa án Tối cao, đưa thêm ít nhất 6 người nữa nhằm khống chế nhóm phò sinh tại Tối Cao Pháp Viện.

Thuật ngữ báo chí gọi việc chồng chất thêm cho chật chội Tòa Án Tối Cao là ‘Court Packing’. Trò này phản ánh một thái độ ăn thua đủ bất chấp hiến pháp Hoa Kỳ.

Lời kêu gọi của nhóm “Biệt Đội” được đưa ra ngay khi Thẩm Phán Amy Coney Barrett đang tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán Tòa án Tối cao sau khi Đảng Cộng hòa áp đảo phe đối lập Dân chủ với tỷ số 52-48 tại Thượng viện Hoa Kỳ.


Source:Sky News Australia

3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan phê bình những kẻ phò phá thai phá hoại các thánh lễ

Hôm 22 tháng 10, Tòa Bảo Hiến Ba Lan, ở thủ đô Varsava, đã phán quyết rằng đạo luật năm 1993 cho phép phá những bào thai khuyết tật là trái với hiến pháp quốc gia. Phán quyết này là chung kết và không thể kiện lên tòa án nào cao hơn. Theo nhiều quan sát viên, phán quyết này sẽ giảm bớt nhiều con số những vụ phá thai ở Ba Lan. Bộ y tế Ba Lan cho biết năm ngoái 2019, có 1,110 vụ phá thai hợp pháp ở nước này, phần lớn vì bào thai bị coi là khuyết tật.

Trong những ngày qua, có nhiều nhóm ủng hộ phá thai đã mang những khẩu hiệu, biểu ngữ ủng hộ phá thai, đột nhập nhiều nhà thờ trong lúc cử hành thánh lễ, để phản đối phán quyết của tòa bảo hiến.

Cùng ngày 25 tháng 10, Đức cha Gądecki, Tổng giám mục giáo phận Poznan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, đã ra tuyên ngôn kêu gọi những người chống đối án lệnh của tòa bảo hiến, hãy bày tỏ sự chống đối của họ một cách có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Ngài nói: “Sự xúc phạm, bạo lực, lạm dụng các biểu ngữ, lăng mạ và làm xáo trộn các buổi lễ đã xảy ra trong những ngày gần đây, mặc dù những hành động ấy có thể giúp một số người giải tỏa cảm xúc, nhưng đó không phải là cách thức hành động đúng đắn trong một quốc gia dân chủ. Tôi bày tỏ đau buồn vì tại nhiều nhà thờ hôm nay, các tín hữu bị cản trở không được cầu nguyện và quyền tuyên xưng tín ngưỡng của họ bị tước bỏ”.

Cả nhà thờ chính tòa của Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng bị những kẻ phản đối chiếu cố và xúc phạm. Ngài nhấn mạnh rằng: “không phải Giáo hội là người quyết định các luật có phù hợp với hiến pháp quốc gia hay không. Về phần mình, Giáo hội không thể ngưng bảo vệ sự sống và cũng không thể không tuyên xưng rằng mỗi người phải được bảo vệ từ khi mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên”.


Source:Catholic News Agency

4. Dan Hitchens: Những nhận xét bất cẩn của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự sẽ gây hại cho Giáo Hội

Bộ phim tài liệu “Francesco” đã và đang tiếp tục gây ra những hoang mang rất lớn. Dan Hitchens, tổng biên tập tờ Catholic Herald có bài nhận định nhan đề “The Pope’s reckless words on civil unions will damage the Church”, nghĩa là “Những nhận xét bất cẩn của Đức Giáo Hoàng về các kết hiệp dân sự sẽ gây hại cho Giáo Hội”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Trong một bộ phim tài liệu mới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về các cặp đôi đồng tính như sau: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý.” Cũng như rất nhiều tuyên bố khác của Đức Phanxicô, tuyên bố này sẽ dẫn đến những suy đoán bất tận về ý định của ngài. Cũng sẽ có những cuộc tranh luận xem điều này có phù hợp với những tuyên bố trước đây của Vatican không, chẳng hạn như tuyên bố năm 2003 của Bộ Giáo lý Đức tin theo đó “tất cả người Công Giáo có nghĩa vụ phải phản đối việc công nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính luyến ái”. Phải chăng Đức Phanxicô đang tấn công các giáo lý của Giáo hội? Hay có cách đọc khéo léo nào đó có thể hiểu nổi những nhận xét của Đức Giáo Hoàng? Ví dụ, có thể ngài chỉ muốn đề cập đến một số lợi thế pháp lý nhất định – như quyền thừa kế tài sản hoặc thăm viếng người thân trong bệnh viện - có thể được cung cấp cho tất cả những người lớn, bao gồm các thành viên trong gia đình và những bạn bè sống với nhau suốt đời.

Tuy nhiên, những lời giải thích này lẽ ra phải do đích thân Đức Giáo Hoàng thực hiện, một cách chi tiết, nếu ngài thực sự muốn nêu vấn đề. Thực tế là ngài không giải thích quan điểm của mình, chính điều này là một đòn giáng mạnh vào sự mạch lạc của chứng tá Công Giáo.

Hiện tại, sự thật đơn giản là những lời nhận xét của ngài sẽ khiến cuộc sống của các tín hữu khó khăn hơn. Sẽ khó khăn hơn cho các trường học Công Giáo nào không muốn dạy về chủ thuyết tình dục mới đang được thế giới tôn vinh. Sẽ khó khăn hơn cho các chủ tiệm bánh Công Giáo bị buộc phải làm một chiếc bánh có hình cờ cầu vồng. Sẽ khó khăn hơn cho các nhân viên văn phòng Công Giáo bị buộc tham gia các khóa đào tạo về hôn nhân đa dạng. Sẽ khó khăn hơn cho những người đồng tính Công Giáo trẻ tuổi có những bạn bè xã hội không thể hiểu tại sao anh ta không muốn vượt qua cơn say tôn giáo của mình và bắt đầu hẹn hò với các bạn bè đồng tính. Sẽ khó khăn hơn cho các bậc cha mẹ Công Giáo đang cố gắng làm cho con cái của họ tin vào những lời dạy cứng rắn của Giáo hội. Tất cả họ sẽ phải đối mặt với câu hỏi khó khăn đầy chế giễu “Nhưng chẳng phải Giáo hoàng đã nói... như thế sao?”

Thật vậy, điều này đã xảy ra. Tại Phi Luật Tân, nơi các kết hiệp đồng giới đang được tranh luận, một phát ngôn viên của Tổng thống vừa tuyên bố: “Ngay cả Giáo hoàng cũng ủng hộ điều đó, tôi nghĩ rằng ngay cả những người bảo thủ nhất trong số tất cả những người Công Giáo trong Quốc hội cũng không còn cơ sở để phản đối.”

Một số người bảo vệ Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng, bằng cách lên tiếng như thế, ngài sẽ giúp đỡ những người đồng tính bị gia đình và cộng đồng từ chối hoặc bị luật pháp tàn nhẫn tấn công. Nhưng Đức Phanxicô có thể can thiệp cho họ mà không cần kêu gọi hình thành luật cho các kết hiệp dân sự. Có những xã hội truyền thống nơi người đồng tính bị coi là vật tế thần; Đức Giáo Hoàng có thể thúc giục các xã hội đó tôn trọng phẩm giá con người, đồng thời trấn an họ rằng điều này không có nghĩa là họ buộc phải công nhận tình trạng pháp lý đặc biệt cho các mối quan hệ đồng giới. Trái lại, thông điệp của ngài như hiện nay sẽ bị đánh đồng với “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” của phương Tây trong cố gắng xác định lại hôn nhân và gia đình trên toàn thế giới.

Đức Giáo Hoàng có ảnh hưởng to lớn. Người Công Giáo có quyền được báo động khi ngài sử dụng ảnh hưởng của mình một cách liều lĩnh.

Source:Catholic Herald

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.