www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
21:35 CST Thứ bảy, 09/11/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 93


Hôm nayHôm nay : 13852

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 145348

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24531241

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Phi Châu tố thêm: Tuyên ngôn Fiducia làm mất uy tín THĐ GM. Fiducia và chính sách thực dân văn hóa

Thứ tư - 07/02/2024 14:58
Tin thế giới

Tin thế giới

Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ canh giữ. Hiện diện trong dịp này cũng có Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng giám mục sở tại, cùng với các linh mục, phó tế và các vị trách nhiệm của các dịch vụ của tổng giáo phận địa phương.
1. Ngoại trưởng Tòa Thánh: Hai quốc gia là giải pháp duy nhất cho Thánh địa

Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh, theo đó hai quốc gia cho hai dân tộc là giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột vô tận tại Thánh địa, để người Israel và Palestine có thể sống trong hòa bình và an ninh.



Đức Tổng Giám Mục Gallagher bày tỏ lập trường trên đây, hôm mùng 02 tháng Hai vừa qua, tại thành phố Marseille bên Pháp, trong một cuộc gặp gỡ đoàn lãnh sự, cùng với các đại diện các cộng đồng Đông phương và Giáo hội địa phương.

Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ canh giữ. Hiện diện trong dịp này cũng có Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng giám mục sở tại, cùng với các linh mục, phó tế và các vị trách nhiệm của các dịch vụ của tổng giáo phận địa phương.

Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng đã trình bày về tình hình ngoại giao Tòa Thánh trong bối cảnh hiện nay và trả lời các câu hỏi được nêu lên. Ngài cũng nhắc đến mối quan tâm nhiều lần được Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ về Trung Đông bị xâu xé vì những chia rẽ, những đau khổ của nhân dân Iraq và Syria, những người tị nạn tại Giordani va Liban; sự kéo dài cuộc xung đột từ hai năm nay của Nga tại Ukraine, với hàng trăm ngàn nạn nhân vô tội; những tương quan căng thẳng giữa Armeni và Azerbaijan ở vùng nam Caucase, với thảm trạng những người di tản từ Nagorno-Karabakh; những căng thẳng lớn tại Mỹ châu, đặc biệt giữa Venezuela và Guyana, tại Perù và Nicaragua, tuy rằng không có cuộc chiến công khai. Ngoài ra, có những hiện tượng cực đoan làm suy yếu các thể chế dân chủ, và tại Phi châu có nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo vì nạn khủng bố quốc tế, đặc biệt tại vùng Sahel, những vấn đề phức tạp về xã hội-chính trị, cũng như hậu quả tàn hại của cuộc thay đổi khí hậu, về những vụ đảo chánh của quân đội, một số kết quả bầu cử do tham nhũng, hăm dọa và bạo lực, với hậu quả là hiện tượng di cư.

Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng cũng nói đến ngành ngoại giao Tòa Thánh, duy trì quan hệ với 184 quốc gia, một trong những nước đầu tiên trong đó là nước Pháp hồi thế kỷ XIV. Ngài cũng liệt kê những thành tựu và diễn tiến trong các hoạt động ngoại giao Tòa Thánh, đặc biệt trong những tháng gần đây, trong đó có việc bổ nhiệm đại diện thường trú đầu tiên của Tòa Thánh tại Việt Nam, nhờ sự cộng tác của Giáo hội tại nước này, và sự phê chuẩn mới đây một hiệp định bổ túc giữa Tòa Thánh và Kazachstan, tạo điều kiện dễ dàng cho sự hiện diện của các nhân viên mục vụ của Giáo hội tại quốc gia Trung Á này.

2. Fiducia Supplicans và chính sách thực dân văn hóa

Anne Hendershott trên Catholic World Report, nhận định rằng: Nỗ lực áp đặt quan niệm của phương Tây về mối quan hệ đồng tính đã diễn ra được một thời gian và Vatican hiện là một phần của vấn đề.

Thực vậy, tuyên bố Fiducia Supplicans của Vatican “mâu thuẫn trực tiếp với đặc tính văn hóa của các cộng đồng Phi Châu”, các giám mục Phi Châu đã chính thức đưa ra một tuyên bố phản đối mạnh mẽ như thế vào ngày 11 tháng 1 với tựa đề “Không ban phúc lành cho các cặp đồng tính trong các Giáo hội Phi Châu”.

Được ký bởi Đức Hồng Y Congo Fridolin Ambongo Besungu, chủ tịch Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar (SECAM), tuyên bố thừa nhận “làn sóng chấn động” mà Fiducia Supplicans đã gây ra, đồng thời tuyên bố rằng “nó đã gieo rắc những quan niệm sai lầm và tình trạng bất ổn trong tâm trí của nhiều tín hữu giáo dân, những người thánh hiến và thậm chí cả các mục tử và đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ.”

Mặc dù tuyên bố của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar minh nhiên phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng áp đặt “bất cứ hình thức thuộc địa hóa văn hóa nào ở Phi Châu”, nhưng thật khó để ủng hộ một tuyên bố như vậy khi chính Fiducia Supplicans cũng có những dấu chỉ của một việc thuộc địa hóa văn hóa—một nỗ lực nhằm áp đặt quyền lực nhà nước thuộc địa của Vatican thông qua sự phụ thuộc văn hóa của một khuôn khổ khái niệm hoặc một bản sắc văn hóa này lên một khuôn khổ khái niệm hoặc bản sắc văn hóa khác ở Phi Châu.

Và dù Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar thừa nhận rằng tuyên bố của Vatican về các phước lành đồng tính “không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về tình dục và hôn nhân của con người”, tuyên bố của các giám mục Phi Châu vẫn đã phàn nàn rằng “ngôn ngữ mà nó sử dụng vẫn quá tinh tế để những người bình thường có thể hiểu được”.

Có thể lập luận rằng sự mơ hồ phức tạp của Fiducia Supplicans tự nó là một dấu ấn của chủ nghĩa thực dân văn hóa bởi vì tuyên bố này có thể được định nghĩa khác nhau bởi những người có quyền áp đặt cách giải thích của riêng họ về giá trị của các mối quan hệ đồng tính lên người khác bằng những cách giải thích rất khác nhau. Đó chính là ý nghĩa của chủ nghĩa thực dân văn hóa. Khái niệm chủ nghĩa thực dân văn hóa thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa như một phương tiện để thực hiện quyền lực chính trị và kinh tế. Ở đây, chúng ta đã thấy ở đất nước của chúng ta rằng không cần thiết phải có các hành động quân sự để thay đổi đáng kể luật pháp về các vấn đề như quyền sinh sản—bao gồm cả phá thai—và chuyển đổi giới tính. Thay đổi văn hóa có thể có tác động mạnh mẽ như chiến tranh về hậu quả của nó.

Giáo hội từ lâu đã cảnh cáo về hậu quả của việc áp đặt những thay đổi văn hóa mạnh mẽ lên nhiều tập tục, bao gồm cả đạo đức tình dục và các vấn đề cuộc sống. Giáo Hội luôn khuyên người Công Giáo nên “phản văn hóa” trong các vấn đề sự sống và hôn nhân bằng cách bác bỏ việc chấp nhận quyền sinh sản của văn hóa phương Tây bằng cách tôn trọng mọi sự sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, và bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Nhưng bây giờ, theo một cách nào đó, Vatican rõ ràng đang cố gắng yêu cầu tất cả chúng ta xác nhận một số giá trị văn hóa suy đồi nhất của nền văn hóa chính thống.

Đức Hồng Y Fridolin Ambongo, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, khi giải thích việc Phi Châu từ chối việc chúc phúc cho các cặp đồng tính luyến ái, đã lưu ý rằng phương Tây đã đánh mất ý nghĩa của hôn nhân và văn hóa như thế nào, điều mà ngài nói “là trong suy giảm…” “Từng chút một chúng sẽ biến mất. Chúng sẽ biến mất. Chúng tôi cầu chúc cho chúng một cái chết tốt đẹp…” Về bản chất, đây là một lời khiển trách rõ ràng đối với chủ nghĩa thực dân văn hóa.

Không chỉ các giám mục Phi Châu mới bác bỏ Fiducia Supplicans và việc nó khuyến khích việc ban phúc lành cho các cặp đồng tính. Hội đồng Giám mục Công Giáo Hung Gia Lợi đã cùng với các giám mục ở một số quốc gia Đông và Trung Âu khác bác bỏ việc áp đặt chủ nghĩa thực dân văn hóa phương Tây trong những phúc lành này. Trong tuyên bố của mình, các giám mục Hung Gia Lợi đã viết: “Chúng ta có thể ban phép lành cho tất cả các cá nhân bất kể bản dạng giới tính hay khuynh hướng tình dục của họ, nhưng chúng ta phải luôn tránh ban phép lành chung cho các cặp vợ chồng chỉ sống với nhau trong mối quan hệ đơn thuần hoặc những người không có hôn nhân hợp pháp, hoặc mối quan hệ đồng tính.”

Ở một khía cạnh nào đó, các giám mục Hung Gia Lợi – những người không phụ thuộc về kinh tế vào sự rộng lượng của Vatican – thậm chí còn mạnh mẽ hơn các giám mục Phi Châu trong việc bác bỏ chủ nghĩa thực dân văn hóa mà Vatican đang cố gắng áp đặt. Trong khi các giám mục Phi Châu ca ngợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tập trung chủ yếu vào “đặc tính văn hóa của các cộng đồng Phi Châu” khi bác bỏ Fiducia Supplicans, thì các giám mục Hung Gia Lợi và Đông Âu đã nói rõ rằng ý tưởng về phước lành đồng tính là mâu thuẫn trực tiếp với Lời Chúa Kitô.

Giám mục người Hung Gia Lợi Janos Szekely của Giáo phận Szombathely tuyên bố rằng lý do họ không bao giờ có thể thực hiện Fiducia Supplicans là vì “nếu chúng tôi phải ban phép lành cho hai người trong trường hợp như vậy, là chúng tôi làm sai lệch Tin Mừng của Chúa Kitô và không làm điều chúng tôi nên làm trong tư cách mục tử đối với một cặp như vậy.”

Có những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa thực dân văn hóa do Vatican áp đặt thông qua Fiducia Supplicans với chủ nghĩa thực dân văn hóa đang tiếp diễn mà Liên minh Âu Châu và Liên Hiệp Quốc đã cố gắng áp đặt lên Phi Châu, Hung Gia Lợi và các nước Đông và Trung Âu khác trong nhiều năm. Gần đây nhất, vấn đề đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2019, các cuộc đàm phán giữa Liên minh Âu Châu và cộng đồng Phi Châu, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) trong nỗ lực tìm kiếm người kế thừa cho một hiệp ước được gọi là Thỏa thuận Cotonou năm 2000. Hiệp ước Phi Châu, Caribe và Thái Bình Dương - Liên minh Âu Châu được đề xuất, được thiết kế để định hướng mối quan hệ giữa 27 quốc gia của Liên minh Âu Châu và 79 quốc gia Phi Châu, Caribe và Thái Bình Dương trong hai thập niên tới, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ vì nhiều lý do tương tự như những lý do phản đối Fiducia Supplicans.

35 quốc gia Phi Châu, Caribe và Thái Bình Dương, cùng với Hung Gia Lợi và Ba Lan, đã từ chối ký thỏa thuận. Mô tả chúng là những “bác bỏ” (holdouts), báo cáo của phương tiện truyền thông đã kết luận rằng ngôn ngữ của hiệp ước cổ vũ quyền sinh sản—bao gồm cả phá thai—cũng như quyền của người LGBT và giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ em: “Một số quốc gia Phi Châu trước đây đã bày tỏ sự miễn cưỡng của họ trong việc phê chuẩn hiệp ước về các dự khoản của nó về việc không phân biệt đối xử mà họ cho là khuyến khích đồng tính luyến ái.”

Những nước từ chối ký thỏa thuận mới của Liên minh Âu Châu – bao gồm Nigeria, Rwanda và Senegal – sẽ mất khả năng tiếp cận các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư Âu Châu, vốn dựa vào thỏa thuận này để có thể hoạt động hợp pháp bên ngoài Liên minh Âu Châu. Đây là một hình thức trắng trợn của chủ nghĩa thực dân văn hóa vì nó dùng sức mạnh kinh tế để thay đổi văn hóa. Tổng thống Obama đã cố gắng thực hiện một kiểu chủ nghĩa thực dân văn hóa tương tự ở Phi Châu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông khi viện trợ bắt đầu gắn liền với việc chấp nhận các mối quan hệ đồng tính và phá thai. Nhiệm kỳ tổng thống của Obama là đỉnh cao của chủ nghĩa thực dân văn hóa của Mỹ ở Phi Châu, nhưng dường như nó đã được hồi sinh dưới thời chính quyền Tổng thống Biden. Politico đưa tin Tổng thống Biden không chỉ lên án luật chống kê gian của Uganda vào tháng 5 năm ngoái, ông còn đề xuất khả năng thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Người ta không thể bỏ lỡ sự tương đồng giữa áp lực được nhận thấy từ Vatican về việc ban phước cho các cặp đồng tính và áp lực tài chính rất thực tế từ Liên minh Âu Châu đối với những quốc gia từ chối thay đổi văn hóa của họ về các vấn đề cuộc sống và hôn nhân để phù hợp với các giá trị tiến bộ phương Tây của Liên minh Âu Châu. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán các chính phủ Phi Châu, Caribe và Thái Bình Dương và những “người phản đối” khác sẽ ứng phó như thế nào trước áp lực kinh tế nhằm tuân thủ các yêu cầu của Liên minh Âu Châu và Liên hiệp quốc về sức khỏe sinh sản bao gồm phá thai, quan hệ đồng tính và giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ em. Nhưng cho dù đó là một số ít các quan chức tiến bộ nhưng đầy quyền lực tại Vatican hay giới tinh hoa ở Liên minh Âu Châu hay Liên hiệp quốc đang cố gắng áp đặt một ý thức hệ văn hóa mới, thì điều quan trọng là cuộc tấn công vào chủ quyền văn hóa và quốc gia của tất cả các tiểu bang và quốc gia phải được bác bỏ mạnh mẽ.

3. Phi Châu tố thêm: ‘Fiducia’ đã làm mất uy tín của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị

Ngala Killian Chimtom, ký giả của Crux tại Phi Châu, ngày 30 tháng 1 năm 2024, tường trình rằng vị Hồng Y người Phi Châu gần đây đã lãnh đạo các giám mục của lục địa này trong việc từ chối ban phước lành cho các cặp đồng tính, giờ đây đã chỉ trích thời điểm đưa ra văn kiện của Vatican mở cửa cho một động thái “gây tổn hại” cho tiến trình đồng nghị do Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập.

Đức Hồng Y Fridolin Ambongo của Kinshasa ở Cộng hòa Dân chủ Congo nói rằng vì việc công bố Fiducia Supplicans vào ngày 18 tháng 12, cho phép ban phép lành phi phụng vụ cho những người liên quan đến các mối quan hệ đồng tính, nằm giữa hai Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị, nên nó đã tạo ra quan niệm sai lầm rằng tài liệu này là kết quả của các cuộc thảo luận tại thượng hội đồng.

“Thời điểm, lúc tài liệu này được công bố, đã gây tổn hại cho tiến trình đồng nghị,” Đức Hồng Y Ambongo nói vào ngày 25 tháng 1.

Đức Hồng Y Ambongo, 64 tuổi, người cũng là chủ tịch của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar (SECAM), cho biết thời điểm phát hành tài liệu “đã làm mất uy tín của Thượng Hội đồng về tính đồng nghị”.

Đức Hồng Y Ambongo nói: “Trong phiên họp đầu tiên, thượng hội đồng đã bàn đến tất cả những vấn đề này, nhưng đã không quyết định. Vì vậy, việc công bố tài liệu này, giữa hai phiên họp của Thượng Hội đồng, được hầu hết mọi người coi như thể đó là thành quả của Thượng hội đồng, trong khi nó không liên quan gì đến Thượng hội đồng cả”.

Bình luận của Đức Hồng Y Ambongo được đưa ra trong một cuộc họp báo trong cuộc họp chung từ ngày 24 đến 26 tháng 1 giữa đại diện của SECAM và Hội đồng Giám mục Âu Châu (CCEE) được tổ chức tại Nairobi, Kenya.

Đức Hồng Y Ambongo nói rằng nhiều người đã coi phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng ít nhất là gián tiếp biểu thị “việc chấp nhận các cặp đồng tính và đồng tính luyến ái”, theo ngài, điều này đi ngược lại cả văn hóa Phi Châu và những giáo lý cơ bản của đức tin Công Giáo.

Kể từ khi xuất hiện, Fiducia Supplicans đã tạo ra những phản ứng trái ngược nhau. Chẳng hạn, các giám mục Công Giáo ở các vùng Tây Âu đã hoan nghênh quyết định này, mô tả đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực đưa các tín hữu LGBTQ+ vào đời sống của Giáo hội.

Đức Giám Mục Peter Kohlgraf của Mainz cho biết: “Tôi rất vui mừng vì bản văn này sẽ chấm dứt một số vụ từ chối mạnh mẽ và sẽ trở nên rõ ràng rằng việc ban phúc lành có tính Công Giáo thực sự”.

Tuy nhiên, ở Phi Châu, việc phản bác chống lại việc chúc phúc cho các cặp đồng tính là rất cô đọng và áp đảo. Trong một tuyên bố tập thể ban hành ngày 11 tháng 1, các thành viên của SCAM, do Đức Hồng Y Ambongo đứng đầu, đã bác bỏ ngay ý tưởng này.

Họ nói: “Chúng tôi, các giám mục Phi Châu, không coi việc Phi Châu ban phước cho các cuộc kết hợp đồng tính hoặc các cặp đồng tính là phù hợp, bởi vì điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn”.

Điểm mấu chốt, theo tuyên bố, là “sẽ không có phước lành nào cho các cặp đồng tính trong các nhà thờ ở Phi Châu”.

Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Ambongo lập luận rằng các mối quan hệ đồng tính là trái với cả quy luật tự nhiên lẫn văn hóa và truyền thống Phi Châu, ngay cả khi ngài nhấn mạnh sự cần thiết của việc không phân biệt đối xử với mọi người dựa trên giới tính của họ.

“Các Hội đồng Giám mục Phi Châu nhấn mạnh rằng những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái phải được đối xử tôn trọng và có phẩm giá, đồng thời nhắc nhở họ rằng sự kết hợp của những người đồng tính là trái với ý muốn của Thiên Chúa và do đó không thể nhận được sự chúc lành của Giáo hội,” tuyên bố cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo La Stampa của Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng nhìn chung sự phản đối Fiducia Supplicans phát xuất từ “các nhóm ý thức hệ nhỏ”, đồng thời cho phép Phi Châu là một “trường hợp đặc biệt”.

Đức Giáo Hoàng nói: “Đối với họ, đồng tính luyến ái là một điều gì đó ‘xấu’ từ quan điểm văn hóa, họ không chấp nhận điều đó”.

“Nhưng nói chung, tôi tin tưởng rằng dần dần mọi người sẽ được trấn an bởi tinh thần của tuyên bố Fiducia Supplicans của Bộ Giáo lý Đức tin: nó nhằm mục đích bao gồm chứ không phải chia rẽ. Nó mời gọi chúng ta chào đón mọi người và phó thác họ, như chúng ta phó thác chính mình cho Thiên Chúa,” ngài nói.

Đức Hồng Y Ambongo cho biết trong cuộc họp báo ngày 25 tháng 1 tại Nairobi rằng tuyên bố ngày 11 tháng 1 của SECAM bác bỏ chỉ thị của Vatican đã làm dịu đi những lo lắng của các Kitô hữu ở Phi Châu.

Ngài nói: “Tôi vui mừng nhận thấy rằng kể từ khi thông điệp của tôi được công bố vào ngày 11 tháng 1, sự bình yên đã trở lại với Phi Châu và sự hiệp thông đã trở lại với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Trong cuộc họp chung với các đối tác Âu Châu, một số giám mục từ Phi Châu đã nói rõ rằng, theo quan điểm của họ, tiến trình đồng nghị không nên cho phép Giáo hội hoàn vũ sửa đổi giáo lý nhằm “dành chỗ cho tất cả mọi người”, theo điều mà hầu hết các nhà quan sát coi là có ý nhắc đến cuộc tranh cãi về mối quan hệ đồng tính.

Cha Rafael Simbine, Tổng thư ký SECAM, cho biết: “Chúa Giêsu Kitô của chúng ta gửi lời mời làm môn đệ đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, tất cả những ai muốn trở thành môn đồ của Người đều phải theo Người không phải theo điều kiện riêng của họ mà theo điều kiện và tiêu chuẩn của Chúa. Lời mời gọi làm môn đệ của Chúa Giêsu liên quan đến thách đố liên tục hoán cải để từ bỏ cuộc sống tội lỗi để ôm lấy một cuộc sống thánh thiện.”

Các vị giáo phẩm Phi Châu cũng nhấn mạnh rằng tiến trình đồng nghị cần chứng kiến sự bao gồm phụ nữ và giới trẻ vào hành trình đức tin.

Các thành viên SECAM cho biết: “Tương lai của Giáo hội nằm trong tay giới trẻ và để giới trẻ tham gia hữu hiệu vào Giáo hội, các chương trình và hoạt động của họ phải được ưu tiên”.

“Phụ nữ cùng nhau gắn kết Giáo hội; họ là đa số. Họ là xương sống của Giáo Hội. Phụ nữ là một món quà cho Giáo hội”, các giám mục nói thêm.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.