www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
07:09 CDT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 4273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 213698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23481082

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Sứ thần Tòa Thánh tại Kyiv: Phản ứng của người Ukraine sau cuộc phỏng vấn cờ trắng.

Thứ ba - 19/03/2024 20:21
Tin thế giới

Tin thế giới

Sứ điệp được Bộ Đối thoại liên tôn của Tòa Thánh công bố hôm 15 tháng Ba vừa qua, với chữ ký của Đức Hồng Y Bộ trưởng Miguel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, và Đức ông Tổng thư ký Indunil, người Sri Lanka.
1. Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Kyiv thanh minh lập trường của Đức Thánh Cha

Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh tại Kyiv, thủ đô Ukraine, bác bỏ lập trường của những người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “phò Nga”.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ký giả đài Truyền hình Thụy Sĩ Ý, Đức Thánh Cha nhắc đến biểu tượng “Trương cờ trắng” mà ký giả nêu lên trong câu hỏi và nhấn mạnh đến sự cần đối thoại, thương thuyết giữa hai phe lâm chiến. Mặc dù có sự thanh minh ngay sau đó của Phát ngôn viên Tòa Thánh nhưng nhiều người ở Ukraine vẫn nghi ngờ lập trường của Đức Thánh Cha. Họ “cay đắng” nghi ngờ ngài “thân và phò Nga”. Họ coi là ngài đề nghị Ukraine hãy “đầu hàng Nga” và họ tự hỏi không biết Vatican có nhận tiền của Putin hay không? Và nếu ngài yêu mến Ukraine thì tại sao không đến thăm nước này và tại sao lại không tố giác Nga?



Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo La Stampa, số ra ngày 15 tháng Ba vừa qua ở Ý, Đức Tổng Giám Mục Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh, bác bỏ những lập trường vừa nói, đồng thời nói rằng: “Ukraine cần được hỗ trợ mỗi ngày, kể cả về tinh thần. Cuộc phỏng vấn của Đức Thánh Cha bị nhiều người coi là một sự nhìn nhận thất bại, như một cái gì đè nặng và làm cho xuống tinh thần”. Một trong những hậu quả của tình trạng đó, là hiện nay tại Ukraine, người Công Giáo bị dân chúng đối xử với sự ngờ vực.”

Cuộc phỏng vấn của Đức Thánh Cha với đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ được nhiều người đánh giá là một biến cố bất hạnh, lẽ ra không nên xảy ra.

2. Tòa Thánh chúc mừng tín hữu Hồi giáo và kêu gọi hòa bình

Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.

Sứ điệp được Bộ Đối thoại liên tôn của Tòa Thánh công bố hôm 15 tháng Ba vừa qua, với chữ ký của Đức Hồng Y Bộ trưởng Miguel Ángel Ayuso Guixot, người Tây Ban Nha, và Đức ông Tổng thư ký Indunil, người Sri Lanka.

Hai vị khẳng định rằng: “Chúng tôi vui mừng được biết sứ điệp hằng năm của chúng tôi nhân tháng chay tịnh Ramadan mà một phương thế quan trọng để củng cố và xây dựng những quan hệ tốt giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo, nhờ sự phổ biến qua các cơ quan truyền thông truyền thống và tân tiến, đặc biệt là qua các mạng xã hội. Chính vì thế thật là điều hữu ích nếu sứ điệp này được phổ biến trong hai cộng đoàn”.

Sứ điệp Tòa Thánh nhắc đến “nhiều cuộc xung đột vũ trang đang xảy ra hiện nay với những cường độ khác nhau giữa các quốc gia, các tổ chức bất lương, các băng đảng võ trang và dân sự, đó là điều thực đáng báo động...

Tố giác sản xuất và buôn bán võ khí

“Những nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột đó thật là đa tạp. Ngoài ý muốn phàm nhân ham thống trị, những tham vọng chính trị địa lý và những lợi lộc kinh tế, một trong những nguyên do chính chắc chắn tạo nên chiến tranh là sự liên tục sản xuất và buôn bán võ khí. Trong lúc một phần gia đình nhân loại của chúng ta chịu đau khổ dữ dằn vì những hậu quả tàn hại của việc sử dụng vũ khí trong các chiến tranh, những người khác thì vui mừng, trong thái độ sống chết mặc bay, vì những lợi lộc kinh tế to lớn đến từ nạn buôn bán vô luân này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả đó là nhúng một miếng bánh trong máu người anh em chúng ta”.

“Nhưng đồng thời chúng ta cũng có thể vui mừng vì có những tài nguyên lớn lao về nhân sự và tôn giáo để thăng tiến hòa bình. Ước muốn hòa bình và an ninh ăn rễ sâu trong tâm hồn mọi người thiện chí, vì con người không thể không thấy những hậu quả thê thảm của chiến tranh trong sự mất mạng của bao nhiêu người, những người bị thương nặng và nhiều trẻ em mồ côi cũng như các góa phụ... Trong chiến tranh, mọi người đều là kẻ thua. Một lần nữa, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Chỉ có hòa bình là lành mạnh, chứ không phải chiến tranh”.

Tôn trọng sự sống

Sứ điệp Tòa Thánh khẳng định thêm rằng: “Mọi tôn giáo, mỗi đạo theo cách thế của mình, đều coi sự sống con người là thánh thiêng, vì thế đáng được tôn trọng và bảo vệ. Các quốc gia cho phép thực thi án tử hình ngày càng giảm bớt mỗi năm... Mặc dù có những khác biệt nhưng các tôn giáo đều nhìn nhận sự hiện hữu và vai trò quan trọng của lương tâm. Huấn luyện lương tâm tôn trọng giá trị tuyệt đối của sự sống mỗi người và quyền mỗi người được toàn vẹn thể lý, an ninh và một cuộc sống xứng đáng, sẽ góp phần vào việc lên án và loại bỏ chiến tranh, mọi loại chiến tranh”.

“Chúng ta nhìn Đấng Toàn Năng như Thiên Chúa hòa bình, nguồn mạch của hòa bình, Đấng đặc biệt yêu thương tất cả những người hiến thân phụng sự hòa bình.

“Trong tư cách là những tín hữu, chúng ta cũng là những chứng nhân hy vọng... Hy vọng có thể được tượng trưng bằng một cây nến, với ánh sáng chiếu tỏa an ninh và vui mừng, trong khi lửa, mà không chế ngự được, có thể dẫn tới tàn phá các động vật và thực vật, những cơ cấu hạ tầng và sự mất mát về nhân mạng”.

Và Sứ điệp Tòa Thánh kết luận rằng: “Anh chị em Hồi giáo quý mến, chúng ta hãy hiệp nhau để dập tắt những ngọn lửa oán ghét, bạo lực và chiến tranh. Chúng ta hãy thắp lên ngọn nến hòa bình tế nhị bằng cách kín múc trong những nguồn tài nguyên hòa bình hiện hữu trong các truyền thống phong phú về nhân bản và tôn giáo của chúng ta.

“Ước gì cuộc chay tịnh và những việc lành đạo đức của anh chị em trong tháng Ramadan và cử hành lễ Id al-Fitr kết thúc tháng chay tịnh mang lại cho anh chị em những thành quả dồi dào về hòa bình, hy vọng và vui mừng”.

3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật

Chúa Nhật 17 Tháng Ba, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay, Chúa nhật thứ năm Mùa Chay, khi chúng ta đã đến gần Tuần Thánh, Chúa Giêsu trong Tin Mừng (x. Ga 12,20-33) nói với chúng ta một điều quan trọng: đó là trên Thập Giá chúng ta sẽ thấy vinh quang của Người và của Chúa Cha (x... câu 23, 28).

Nhưng làm sao vinh quang của Thiên Chúa có thể biểu hiện ngay tại đó, trên Thập Giá? Người ta sẽ nghĩ điều đó chỉ xảy ra trong sự Phục Sinh, chứ không phải trên Thập Giá, đó là một thất bại, một sự nhục nhã. Thay vào đó, hôm nay, khi nói về Cuộc Khổ Nạn của Người, Chúa Giêsu nói: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (c. 23). Ý Ngài là sao cơ?

Ngài muốn nói rằng vinh quang đối với Thiên Chúa không tương xứng với thành công, danh tiếng và sự nổi tiếng của con người; vinh quang, đối với Thiên Chúa, không có gì tự quy về nó, nó không phải là một biểu hiện quyền lực hoành tráng để được theo sau bởi những tràng pháo tay của công chúng. Đối với Thiên Chúa, vinh quang là yêu thương đến độ hy sinh mạng sống. Đối với Ngài, sự tôn vinh có nghĩa là hiến dâng chính Ngài, làm cho chính Ngài có thể tiếp cận được, dâng hiến tình yêu của Ngài. Và điều này đạt đến đỉnh điểm trên Thập Giá, ngay tại đó, nơi Chúa Giêsu lan tỏa tình yêu Thiên Chúa đến mức tối đa, tỏ lộ trọn vẹn khuôn mặt của lòng thương xót, ban cho chúng ta sự sống và tha thứ cho những kẻ đóng đinh Người.

Anh chị em thân mến, từ Thánh Giá, “thánh đường của Thiên Chúa”, Chúa dạy chúng ta rằng vinh quang đích thực, điều không bao giờ phai nhạt và làm cho chúng ta hạnh phúc, được tạo thành từ sự cho đi và sự tha thứ. Cho đi và tha thứ là bản chất của vinh quang Thiên Chúa. Và đối với chúng ta, chúng là lẽ sống. Cho đi và tha thứ là những tiêu chuẩn rất khác với những gì chúng ta thấy xung quanh, cũng như bên trong chúng ta, khi chúng ta coi vinh quang là thứ để nhận hơn là cho đi; một cái gì đó để sở hữu thay vì một cái gì đó để cung cấp. Không, vinh quang trần thế tàn lụi, không để lại niềm vui trong lòng; nó thậm chí còn không dẫn đến điều tốt lành cho mọi người, mà đúng hơn là đưa đến sự chia rẽ, bất hòa và đố kỵ.

Và vì vậy, chúng ta có thể tự hỏi: vinh quang mà tôi mong muốn cho bản thân, cho cuộc đời tôi, mà tôi mơ ước cho tương lai của mình là gì? Đó là gây ấn tượng với người khác bằng năng lực, khả năng của tôi hay những thứ tôi sở hữu? Hay con đường cho đi và tha thứ, con đường của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh, con đường của những người không bao giờ mệt mỏi yêu thương, tin tưởng rằng điều này làm chứng cho Thiên Chúa trong thế giới và làm chứng cho vẻ đẹp của cuộc sống tỏa sáng? Tôi muốn loại vinh quang nào cho bản thân mình? Thật vậy, chúng ta hãy nhớ rằng khi chúng ta cho đi và tha thứ, vinh quang của Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trong chúng ta. Ngay tại đó: khi chúng ta cho đi và tha thứ.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, người đã trung thành theo Chúa Giêsu trong giờ Chịu Khổ nạn, giúp chúng ta trở thành những phản ảnh sống động về tình yêu của Chúa Giêsu.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Tôi nhẹ nhõm khi biết rằng ở Haiti, một giáo viên và bốn trong số sáu tu sĩ của Viện Frères du Sacré-Cœur, bị bắt cóc vào ngày 23 tháng 2 vừa qua, đã được trả tự do. Tôi yêu cầu trả tự do càng sớm càng tốt cho hai anh em còn lại và tất cả những người vẫn đang bị bắt làm con tin tại đất nước thân yêu đầy bạo lực này. Tôi mời gọi tất cả các nhà hoạt động chính trị và xã hội từ bỏ mọi lợi ích cá nhân và thể hiện tinh thần đoàn kết trong việc theo đuổi lợi ích chung, hỗ trợ quá trình chuyển đổi hòa bình sang một đất nước mà với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế có thể được trang bị thể chế vững chắc có khả năng lập lại trật tự và yên bình cho người dân.

Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang bị dày vò bởi chiến tranh ở Ukraine, Palestine và Israel, cũng như ở Sudan. Và chúng ta đừng quên Syria, một đất nước đã phải chịu đau khổ nặng nề trong một thời gian dài vì chiến tranh.

Tôi chào tất cả anh chị em đã đến Rôma, từ Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, tôi chào các sinh viên Tây Ban Nha từ mạng lưới các khu ký túc xá đại học “Camplus”, các nhóm giáo xứ từ Madrid, Pescara, Chieti, Locorotondo và giáo xứ San Giovanni Leonardi ở Rôma. Tôi xin chào Hợp tác xã xã hội Thánh Giuse ở Como, các trẻ em đến từ Perugia, các bạn trẻ ở Bologna trên hành trình Tuyên xưng Đức tin, và các ứng viên Thêm sức từ Pavia, Iolo di Prato và Cavaion Veronese.

Tôi vui mừng chào đón những người tham gia cuộc thi Marathon Rôma, một lễ kỷ niệm truyền thống về thể thao và tình huynh đệ. Một lần nữa trong năm nay, theo sáng kiến của Athletica Vaticana, nhiều vận động viên đã tham gia vào “các cuộc chạy tiếp sức đoàn kết”, trở thành những chứng nhân của sự chia sẻ.

Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.