www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
20:03 CDT Thứ tư, 18/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 11944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 278571

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23545955

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tiến Sĩ George Weigel: Lời cầu cùng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Phân định những cuộc hiện ra

Thứ ba - 28/05/2024 15:23
Tin thế giới

Tin thế giới

Hội Hiệp sĩ Malta đã ký kết với Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem một thỏa ước thiết lập phái bộ nhân đạo, hôm 14 tháng Năm vừa qua. Thầy Alessandro không giấu nổi sự xúc động, khi kể lại niềm vui của các tín hữu trong giáo xứ Thánh Gia, lúc Đức Thượng Phụ và phái đoàn tiến qua cổng giáo xứ lần đầu tiên từ hơn bảy tháng nay.
1. Đức Hồng Y Pizzaballa viếng thăm Gaza

Lần đầu tiên từ khi xảy ra chiến tranh giữa Israel và Hamas, từ ngày 07 tháng Mười năm 2024, hôm 16 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem, đã thực hiện được cuộc viếng thăm mục vụ tại giáo xứ Thánh Gia, là xứ đạo Công Giáo duy nhất tại Gaza.



Đức Thượng phụ nói rằng: “Từ rất lâu, tôi đã muốn đến thăm các tín hữu tại Gaza, giờ đây tôi có thể thực hiện cuộc viếng thăm này và tôi rất vui mừng. Mục đích cuộc viếng thăm trước hết, là ở với họ, gặp gỡ, nâng đỡ, thăm hỏi tình trạng của họ và xem có thể làm được giải để cải tiến tình trạng ấy, giúp đỡ họ bao nhiêu có thể”.

Tháp tùng Đức Thượng phụ, có cha Gabriele Romanelli, cha ở giáo xứ Thánh Gia này. Cha bị kẹt ở Bethlehem từ ngày 07 tháng Mười năm ngoái, không được trở về với giáo xứ của mình, và nay mới được phép của nhà nước Israel. Đặc biệt có thầy Alessandro de Francis, thuộc số bốn vị lãnh đạo của Hội Hiệp sĩ Malta, giữ nhiệm vụ tương đương với Bộ trưởng y tế, xã hội, các hoạt động nhân đạo và cộng tác quốc tế. Thầy cùng với các cộng tác viên mang theo đồ cứu trợ cho các tín hữu và dân chúng.

Hội Hiệp sĩ Malta đã ký kết với Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem một thỏa ước thiết lập phái bộ nhân đạo, hôm 14 tháng Năm vừa qua. Thầy Alessandro không giấu nổi sự xúc động, khi kể lại niềm vui của các tín hữu trong giáo xứ Thánh Gia, lúc Đức Thượng Phụ và phái đoàn tiến qua cổng giáo xứ lần đầu tiên từ hơn bảy tháng nay. Thầy cũng cho biết nhiều đồ cứu trợ sẽ được đưa tới trong vòng từ bốn đến sáu tuần lễ tới đây, rất cần để đối phó với tình trạng y tế khẩn cấp chưa từng có tại đây, vì nơi đây thiếu thốn mọi sự, từ những thứ sơ đẳng nhất. Tình trạng vệ sinh hiện nay rất “cùng cực”.

Trong những tháng qua, có tới 600 người tị nạn tại khuôn viên giáo xứ, mặc dù tổng số tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ này chỉ còn khoảng 135 người.

Nhưng bên cạnh những tàn phá, đói khổ, bệnh tật, có một ý chí mạnh mẽ sống còn, một đặc tính tiêu biểu của mọi dân tộc miền Địa Trung Hải.

Trong cuộc viếng thăm, Đức Thượng phụ Pizzaballa đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu và viếng thăm cả giáo xứ Chính thống thánh Portfolio, bị trúng bom của Israel và có 19 người bị thiệt mạng.

2. Công bố quy luật mới về việc phân định những cuộc hiện ra

Sáng ngày 17 tháng Năm năm 2024, Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, đã chủ tọa buổi họp báo công bố các quy luật cập nhật để phân định các cuộc hiện ra và các hiện tượng siêu nhiên. Văn kiện có hiệu lực từ ngày 19 tháng Năm năm 2024 này.

Hiện diện tại bàn chủ tọa cuộc họp báo, cũng có Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký của Bộ, là Armando Matteo.

Điểm mới trong văn kiện này, là từ nay giáo quyền có thể tuyên bố mau lẹ hơn so với trước đây, về lòng sùng mộ bình dân, và trên nguyên tắc, không đòi sự can dự của quyền bính Giáo hội, trong sự tuyên định chính thức về tính cách siêu nhiên của một hiện tượng có thể đòi rất nhiều thời gian để nghiên cứu sâu rộng.

Một điểm mới khác nữa là sự can dự rõ ràng hơn của Bộ Giáo lý đức tin. Cơ quan này sẽ phải phê chuẩn quyết định chung kết của giám mục và có năng quyền can thiệp trực tiếp bất cứ lúc nào. Trong nhiều trường hợp xảy ra trong những thập niên gần đây, các giám mục liên hệ đã bày tỏ lập trường về những vụ hiện ra hoặc hiện tượng siêu nhiên, có sự can dự của Bộ Giáo lý đức tin, nhưng hầu như luôn luôn là có sự can thiệp đằng sau và yêu cầu không công khai.

Bây giờ, điều thúc đẩy sự can dự sự tham dự rõ ràng của Bộ cũng vì khó khăn trong việc giới hạn ở bình diện địa phương các hiện tượng lan rộng toàn quốc và thậm chí cả quốc tế nữa, “vì thế một quyết định tại một giáo phận cũng có những hậu quả ở các nơi khác”.

Lý do Văn kiện cập nhật

Nguồn gốc văn kiện cập nhật này là kinh nghiệm lâu dài trong thế kỷ vừa qua, với những vụ giám mục địa phương phán quyết về đặc tính siêu nhiên trong thời gian rất mau lẹ, rồi sau đó Bộ Giáo lý đức tin phải nói ngược lại. Hoặc những vụ một giám mục phán quyết một đàng, và giám mục kế nhiệm nói ngược lại về cùng một hiện tượng. Rồi cần những thời gian dài, cần thiết để thẩm định tất cả các yếu tố để đi tới quyết định xem đó có phải là hiện tượng siêu nhiên hay không. Thời gian dài như thế nhiều khi đi ngược với sự cấp thiết phải sớm đưa ra những câu trả lời mục vụ, vì thiện ích của các tín hữu.

Trong cuộc họp báo để trình bày văn kiện, Đức Hồng Y Fernández giải thích rằng: “bao nhiêu lần những hiện tượng ấy đã tạo nên rất nhiều hoa trái thiêng liêng, sự tăng trưởng đức tin, lòng sùng mộ và tình huynh đệ, sự phục vụ, và trong một số trường hợp đã tạo nên một số Đền thánh rải rác các nơi trên thế giới, mà ngày nay các nơi này trở nên trọng tâm lòng sùng mộ của nhiều dân tộc”.

Những khía cạnh tiêu cực

Nhưng cũng có thể có một số vụ được coi là có nguồn gốc siêu nhiên, nhưng rồi chúng tỏ ra nhiều khía cạnh nguy hiểm, gây hại cho các tín hữu. Những vụ trong đó “lợi lộc, quyền hành, danh tiếng xã hội, tư lợi” tới độ thống trị trên con người hoặc mang lại những vụ lạm dụng”. Cũng có thể có những sai lầm về đạo lý, thái độ quá thu hẹp trong việc trình bày sứ điệp Tin mừng, phổ biến một thái độ phe phái”. Cũng có khi “các tín hữu bị lôi kéo vào một biến cố, gán cho sáng kiến đó cho Chúa”, nhưng thực tế chỉ là kết quả của trí tưởng tượng, thích huyền thoại hoặc xu hướng ngụy tạo của người nào đó.

Sáu nhận định có thể có về hiện tượng

Theo luật, “Giám mục Giáo phận, Hội đồng Giám mục và cả Bộ Giáo lý đức tin không có quyền tuyên bố các hiện tượng là có nguồn gốc siêu nhiên, và chỉ có Đức Thánh Cha mới có thể cho phép đưa ra lời xác nhận như vậy” (I,23).

Sau đây là sáu (6) khẳng định, sau khi phân định về những hiện tượng hiện ra hoặc siêu nhiên:

Trước tiên là Nihil Obstat: không có gì ngăn trở, nhận xét này không bày tỏ sự xác quyết đó là một hiện tượng siêu nhiên, nhưng nhìn nhận những dấu chỉ hành cộng của Thánh Linh.

Thứ hai là Prae oculis habeatur, nhìn nhận những dấu chỉ tích cực, nhưng cũng có những yếu tố gây lẫn lộn hoặc có nguy cơ đòi phân định và đối thoại với người tiếp nhận.

Thứ ba là Curatur: có những yếu tố đáng phê bình, nhưng có một sự phổ biến rộng rãi với những hoa trái thiêng liêng có thể kiểm chứng được. Vì thế, không nên đưa ra lệnh cấm, có thể làm cho các tín hữu xôn xao, nhưng mời gọi giám mục không nên khuyến khích hiện tượng này.

Thứ tư là Sub mandato: Những điểm gây vấn đề không gắn liền với chính hiện tượng, nhưng nó có thể bị những cá nhân và nhóm lợi dụng. Tòa Thánh ủy thác cho Đức Giám Mục hoặc một đại biểu việc hướng dẫn mục vụ nơi xảy ra hiện tượng ấy.

Thứ năm là Prohibetur et osbstruatur: mặc dù có một vài yếu tố tích cực, nhưng có nhiều vấn đề và nguy cơ trầm trọng. Bộ Giáo lý đức tin yêu cầu giám mục tuyên bố không được tin theo hiện tượng ấy.

Sau cùng là Declaratio de non supernaturalitate: Giám mục được phép tuyên bố đó không phải là hiện tượng siêu nhiên, dựa trên những bằng chứng cụ thể.

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng những nhà phê bình bảo thủ có ‘thái độ tự sát’

Theo Jonah McKeown/CNA, ngày 16 tháng 5, 2024, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình 60 Minutes phát sóng Chúa Nhật tuần này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắm vào “những người chỉ trích bảo thủ” của ngài ở Hoa Kỳ, được cho là đã nói rằng một người bảo thủ là người “bám víu vào một điều gì đó và không muốn nhìn xa hơn điều đó”.

“Đó là một thái độ tự sát,” Đức Thánh Cha nói, như 60 Minutes đưa tin, đồng thời phát hành một đoạn clip ngắn về cuộc phỏng vấn sắp tới do Nora O’Donnell của CBS thực hiện.

“Bởi vì tính đến truyền thống, xem xét các tình huống trong quá khứ là một chuyện, nhưng bị nhốt trong một chiếc hộp giáo điều lại là một chuyện khác.”

Đức Phanxicô thỉnh thoảng đề cập tới những lời chỉ trích chống lại ngài trong hơn 10 năm làm giáo hoàng, ngài nói vào tháng 8 năm 2023 rằng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ có đặc điểm là “có một thái độ phản động rất mạnh mẽ”. Gần đây, ngài đã thực hiện các hành động nhằm hạn chế ảnh hưởng của một số nhà phê bình giáo sĩ nổi tiếng nhất của ngài ở Hoa Kỳ, được cho là đã tước bỏ một số đặc quyền Vatican của Đức Hồng Y Raymond Burke và loại bỏ Giám mục Joseph Strickland, một người thường xuyên chỉ trích Đức Giáo Hoàng trên mạng, khỏi chức vụ ở giáo phận Tyler, Texas.

Theo CBS, trong cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Giáo Hoàng đã “nói chuyện thẳng thắn với O’Donnell về các cuộc chiến tranh ở Israel và Gaza, Ukraine, cũng như các cuộc khủng hoảng di cư trên khắp thế giới và ở biên giới phía nam Hoa Kỳ”.

“Cuộc trò chuyện trên phạm vi rộng cũng đề cập đến cách Giáo hội xử lý các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của chính mình; Cam kết sâu sắc của Đức Phanxicô đối với sự hòa nhập trong Giáo hội; phản ứng dữ dội chống lại triều giáo hoàng của ngài từ một số giới của đạo Công Giáo Hoa Kỳ; và thăm dò suy nghĩ của ngài về việc làm cha mẹ đẻ mướn,” mạng lưới cho biết như thế và thêm rằng cuộc phỏng vấn đánh dấu “lần đầu tiên một giáo hoàng thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu, trực tiếp với một mạng lưới phát tuyến Hoa Kỳ”.

Cuộc phỏng vấn đầy đủ, được thực hiện vào ngày 24 tháng 4, sẽ được phát sóng như một phần của 60 Minutes vào ngày 19 tháng 5 từ 7 đến 8 giờ tối giờ ET trên CBS và sẽ có trên Paramount+. Phần lớn cuộc phỏng vấn sẽ được phát sóng trong chương trình đặc biệt kéo dài một giờ vào thứ Hai, ngày 20 tháng 5, lúc 10 giờ tối giờ ET trên CBS và Paramount+.

Cuộc phỏng vấn diễn ra trước Ngày Trẻ em Thế giới lần đầu tiên, 25-26 tháng 5, một sáng kiến mới của Đức Thánh Cha Phanxicô được Bộ Văn hóa và Giáo dục của Vatican bảo trợ với sự cộng tác của cộng đồng Công Giáo Sant'Egidio, Hợp tác xã Auxilium và Liên đoàn bóng đá Ý. Vatican đang mong đợi trẻ em từ hơn 100 quốc gia sẽ tới Rome để tham dự sự kiện cuối tuần với Đức Giáo Hoàng.

4. Cầu khẩn cùng Thánh Cả Gioan Phaolô

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Invoking John Paul the Great”, nghĩa là “Cầu khẩn cùng Thánh Cả Gioan Phaolô”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tuổi tác chắc chắn làm tăng tốc cảm giác của một người về thời gian trôi qua.

Tôi nhớ những lớp học ở trường trung học dài như thời kỳ tan băng Würm, kim phút đi vòng quanh chu vi đồng hồ với tốc độ băng giá. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 4 vừa qua, khi ngồi ở cửa ngang phía nam của bia mộ vĩ đại nhất thế giới—Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican—tôi nhớ mình đã ở đúng vị trí đó trong Thánh lễ năm 1996 đánh dấu Năm Thánh vàng linh mục của Đức Gioan Phaolô II. Nhiều thập niên dường như đã trôi qua với tốc độ siêu thanh. Thời gian như đang chạy trốn, thực sự là như thế!

Hôm đó là kỷ niệm 10 năm phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, nên thật đáng kinh ngạc khi nhận ra rằng cả một thiên niên kỷ đã trôi qua kể từ khi người mà tôi viết tiểu sử đã được tôn vinh trên bàn thờ cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sau đó, đã có những lời xì xào rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghĩ ra một lễ phong thánh cùng lúc đến hai nhân vật lớn để làm loãng sự tập trung vào Đức Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, đó là vere dignum et iustum, “thực sự đúng đắn và công bằng”, vì cả hai vị là hai trụ cột của Công đồng Vatican II – vị giáo hoàng đã triệu tập Công đồng để tái tiếp sinh lực cho Giáo hội truyền giáo và vị giáo hoàng đã ban hành Hội đồng giải thích cách có thẩm quyền Vatican II trong khi kêu gọi chúng ta sống theo giáo huấn của Vatican II về “Tân Phúc âm hóa”— cả hai vị nên được phong thánh cùng nhau.

Dù vậy, Thánh lễ kỷ niệm tháng trước là một sự tóm tắt hoành tráng về những năm dưới triều đại của Đức Gioan Phaolô II.

Nó được tổ chức bởi thư ký lâu năm và người bạn tâm tình của Đức Gioan Phaolô, Stanisław Dziwisz, hiện là Hồng Y tổng giám mục danh dự của Kraków. Khẩu hiệu giám mục của ngài, Sursum Corda (Nâng tâm hồn lên), đã tóm tắt một cách sâu sắc tác động truyền điện của vị giáo hoàng người Ba Lan đối với Giáo hội hoàn vũ.

Chủ tế chính là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn và là chuyên viên lâu năm của Phủ Quốc vụ khanh dưới thời Đức Gioan Phaolô—trên thực tế, là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng. Ở tuổi chín mươi, Đức Hồng Y Re vẫn tỏa ra năng lượng rực rỡ mà ngài đã thể hiện với tư cách Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 1989 đến năm 2000 – mặc dù, như tôi đã nhắc nhở ngài trong buổi chiêu đãi sau Thánh lễ tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, “Ngài đã ngủ gục trên vai tôi” trong buổi ra mắt phim Our God's Brother ở Kraków vào tháng 6 năm 1997!”

Và ở đó, ở hàng đồng tế đầu tiên, là vị đại diện vĩ đại của Giáo phận Rôma của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Camillo Ruini: chín mươi ba tuổi và phải ngồi xe lăn, nhưng quyết tâm tôn vinh sự thánh thiện của con người có tầm nhìn của một nhà truyền giáo. Đức Hồng Y Ruini đã anh dũng làm việc để mang lại sức sống ở Rôma và khắp nước Ý. Tôi tự hỏi (và không phải lần đầu tiên), điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 bổ nhiệm Hồng Y Ruini làm Quốc vụ khanh?

Có sự hiện diện của một vị đồng tế là Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, khi đó chỉ đơn thuần là “Cha Vincenzo,” đã không ngừng quan tâm đến Đức Gioan Phaolô II trong suốt 26 năm rưỡi. Tuy nhiên, trong thập niên qua, Paglia đã phá hủy một cách có hệ thống – một số người có thể nói là phá hủy – một trong những sáng kiến nổi bật của vị giáo hoàng người Ba Lan: đó là Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II tại Đại học Giáo hoàng Lateranô, mà ngày nay chỉ có mối quan hệ danh nghĩa với trung tâm trí tuệ sôi động mà Carlo Caffarra, Stanisław Grygiel, Livio Melina, José Granados và các học giả nổi tiếng khác từng tạo ra (điều này có thể giải thích tại sao viện này ngày nay có quá ít sinh viên).

Vào cuối Thánh lễ, các Hồng Y và giám mục đồng tế đã đặt vòng hoa trên mộ của Đức Gioan Phaolô II, giữa nhà nguyện Pietà của Michelangelo và nhà nguyện Bí Tích Thánh Thể của Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, các ngài hướng dẫn cộng đoàn đọc một lời cầu nguyện được soạn cho dịp này, thể hiện một cách tuyệt vời việc lấy Chúa Kitô làm trung tâm của một triều đại giáo hoàng hoành tráng và gợi lên một số mối quan tâm lớn nhất của triều đại đó:

Ôi Thánh Gioan Phaolô, từ cửa sổ Thiên đường, hãy ban phúc lành cho chúng con! Xin chúc lành cho Giáo hội mà ngài vô cùng yêu mến và can đảm phục vụ trên các nẻo đường của thế giới, để đưa Chúa Giêsu đến với mọi người và mọi người đến với Chúa Giêsu. Chúng con hằng nghe lại tiếng kêu mạnh mẽ của ngài: “Mở, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!” Xin giúp chúng con mở cửa tâm hồn cho Chúa Giêsu, để ngày nay chúng con có thể trở thành những nhà truyền giáo không mệt mỏi của Tin Mừng.

Hãy chúc phúc cho những người trẻ, những người từng là niềm đam mê lớn của ngài... Xin ban phước cho các gia đình, ban phước cho mọi gia đình. Ngài là người đã cảm thấy sự tấn công của Satan chống lại tia sáng thiên đường quý giá mà Thiên Chúa đã thắp lên trên trái đất, xin giúp chúng con trở nên mạnh mẽ và can đảm trong việc bảo vệ gia đình...

Hãy mở ra những con đường mới dẫn đến Lòng Thương Xót Chúa mà Chúa Giêsu đã đến gần chúng con trong Bí tích Hòa giải, trong Bí tích Thánh Thể Cực Thánh, và trong Lòng Bác Ái biến đổi chúng con thành cửa sổ Tình Yêu của Thiên Chúa. Amen.

Thánh Gioan Phaolô II, cầu cho chúng con.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.