www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:43 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 82

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 4072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 831766

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19052961

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tình báo Đức, Pháp tìm ra các ổ gián điệp Nga, trục xuất 325 người, e ngại Putin nhắm xa hơn Ukraine

Thứ tư - 13/04/2022 03:57
Tin thế giới

Tin thế giới

Trước thông báo của bà, Andreas Michaelis, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao, đã triệu tập Đại sứ Nga, Sergei Nechaev, để thông báo với ông ta rằng những người được nêu tên có 5 ngày để thu dọn tài sản và rời khỏi Đức.
1. Tình báo Đức phát hiện các hoạt động gián điệp nguy hiểm của Nga

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, cho biết 40 nhân viên đại sứ quán Nga phải ra đi. Các nguồn tin tình báo cho biết các nhà ngoại giao này được coi là mối đe dọa trực tiếp đối với những người Ukraine sống ở Đức.



Việc trục xuất ban đầu được mô tả là một phản ứng tức giận đối với vụ sát hại thường dân ở thị trấn Bucha, phía bắc Kiev, mà chính phủ Đức đã coi là tội ác chiến tranh. Các quan chức Ukraine cho biết thi thể của 410 dân thường đã được vớt từ các thị trấn ở khu vực Kiev khi quân đội Nga rút đi. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Đức nói thẳng thắn rằng quyết định trục xuất đã được đưa ra vì các viên chức Nga này làm gián điệp trên đất Đức.

Baerbock nói: “Chính phủ hôm nay đã quyết định tuyên bố trục xuất một số lượng đáng kể những người có quan hệ với đại sứ quán Nga, những người đang làm việc ở Đức hàng ngày chống lại quyền tự do của chúng ta, chống lại sự gắn kết của xã hội chúng ta.”

Trước thông báo của bà, Andreas Michaelis, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao, đã triệu tập Đại sứ Nga, Sergei Nechaev, để thông báo với ông ta rằng những người được nêu tên có 5 ngày để thu dọn tài sản và rời khỏi Đức.

Các nguồn tin tình báo Đức đã thông báo với truyền thông Đức rằng những người sắp bị trục xuất bao gồm những người “gây ra mối đe dọa cụ thể” cho các nhà hoạt động Ukraine có trụ sở tại Đức, cũng như khoảng 307,000 người tị nạn Ukraine đã đến kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Baerbock cho biết Michaelis đã nói chuyện với Nechaev về các mối đe dọa cụ thể. “Chúng tôi sẽ không còn dung thứ cho điều này nữa. Đây là những gì chúng tôi đã nói với đại sứ Nga vào chiều nay”

Các nguồn tin tình báo cho biết họ tin rằng có khoảng 2,000 người bị tình nghi là gián điệp Nga đang hoạt động ở Đức.

2. Tổng cục An ninh Nội bộ Pháp phá vỡ hoạt động gián điệp Nga

Dưới đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp về quyết định trục xuất 6 nhà ngoại giao Nga vào hôm thứ Hai 11 tháng Tư:

Sau một cuộc điều tra rất dài, Tổng cục An ninh Nội bộ, gọi tắt là DGSI, đã tiết lộ vào hôm Chúa Nhật ngày 10 tháng 4 một hoạt động bí mật do các cơ quan tình báo Nga thực hiện trên lãnh thổ của chúng tôi.

Sáu điệp viên Nga hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao và có những hoạt động trái ngược với lợi ích quốc gia của chúng tôi đã được tuyên bố là những người không được chào đón tại quốc gia này.”

Bộ ngoại giao đã không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về những gì “hoạt động bí mật” đến đến việc trục xuất này.

Các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu đã trục xuất 200 nhà ngoại giao Nga trong hai ngày sau vụ thảm sát ở Bucha.

Tính chung, hơn 325 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga đã bị trục xuất kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine

Chỉ trong tuần qua, gần hai trăm nhân viên ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các nước Âu Châu để thể hiện trực tiếp sự phẫn nộ của các chính phủ đối với vụ giết hại thường dân Ukraine tại các thị trấn vừa được giải phóng.

Kể từ hôm thứ Hai 4 tháng Tư, 206 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga đã được thông báo rằng họ không còn được các chính phủ ở Ý, Pháp, Đức và các nước khác hoan nghênh, ngoài ra hơn 100 người được báo cáo đã bị trục xuất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược mới nhất của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Nó nâng tổng số nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga bị trục xuất lên hơn 325 người, dự kiến sẽ còn nhiều hơn nữa.

Vào chiều thứ Ba, Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia mới nhất thông báo trục xuất, nói rằng 25 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán sẽ phải ra đi.

Ngoại trưởng José Manuel Albares cho biết: “Những hình ảnh không thể chịu đựng được mà chúng tôi đã chứng kiến về vụ thảm sát dân thường ở thị trấn Bucha sau khi quân đội Nga rút lui khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ”, ngoại trưởng José Manuel Albares cho biết sau cuộc họp nội các hàng tuần. Ông nói rằng các nhà ngoại giao và nhân viên là một “mối đe dọa đối với lợi ích của đất nước” và sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

Ý trước đó cho biết họ đã trục xuất 30 nhà ngoại giao. Ông Luigi Di Maio đã viện dẫn “lý do an ninh quốc gia”. Ông cho biết Bộ của ông đã triệu tập đại sứ Nga tại Ý, Sergey Razov, để thông báo cho ông về quyết định của chính phủ Ý, nói với ông rằng những người trong danh sách đã được chỉ định là không được hoan nghênh.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania, Gabrielius Landsbergis, cùng ngày nói rằng như một biểu hiện của “tình đoàn kết hoàn toàn với Ukraine và nhân dân Ukraine”, quốc gia này trục xuất đại sứ Nga. Đại sứ của nước này tại Nga cũng sẽ trở lại Vilnius trong tương lai gần.

Slovenia hôm thứ Ba cho biết 33 nhà ngoại giao Nga sẽ bị trục xuất và Estonia, quốc gia có chung biên giới với Nga, cho biết họ sẽ trục xuất 14 nhân viên lãnh sự Nga, trong đó có 7 nhân viên có tư cách ngoại giao. Bồ Đào Nha sẽ trục xuất 10 người.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết ba nhà ngoại giao Nga mà họ cho là đã thực hiện “các hoạt động bất hợp pháp” sẽ được yêu cầu đi, trong khi Đan Mạch cho biết 15 sĩ quan tình báo Nga mà họ cáo buộc trực tiếp làm gián điệp sẽ bị buộc phải ra đi trong vòng 14 ngày. Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết họ sẽ không trục xuất đại sứ Nga như Lithuania vì nước này không muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mạc Tư Khoa.

Nhiều nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi Mỹ, Hà Lan, Ba Lan, Bulgaria, Slovakia, Cộng hòa Tiệp, Ái Nhĩ Lan và Bỉ vào tuần trước.

Đến nay, Nga cho biết họ sẽ trục xuất một số nhà ngoại giao từ Lithuania, Latvia và Estonia, mặc dù nhiều nhà ngoại giao khác dự kiến sẽ bị trục xuất.

Hôm thứ Ba, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Alexander Grushko, cho biết các vụ trục xuất là một phần của “chiến dịch được phối hợp trước”, đồng thời nói thêm rằng chúng phản tác dụng và sẽ có ảnh hưởng lâu dài.

Ông nói: “Đây là một đòn giáng mạnh vào quan hệ song phương, đối với các kênh thảo luận ngoại giao. Ông nói thêm, Nga sẽ thực hiện “các biện pháp trả đũa”.

Hôm thứ Hai, cựu tổng thống Nga và phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, Dmitry Medvedev, cho biết việc trục xuất có thể là sự tự trừng phạt của các quốc gia đã đưa ra các biện pháp này.

Thủ tướng Medvedev nói trên kênh Telegram của mình rằng phản ứng của Mạc Tư Khoa sẽ là “đối xứng và có tính hủy diệt đối với quan hệ song phương. Họ đã trừng phạt ai? Đầu tiên và quan trọng nhất, chính họ.”

Ông cho biết mặc dù động thái này sẽ tiết kiệm tiền, nhưng nó có nghĩa là các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhau “bằng vũ khí”.

3. Cộng Hòa Tiệp tiếp tục dẫn đầu việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Theo Reuters, Cộng hòa Tiệp đã chuyển giao xe tăng, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo và xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine, trong số các lô hàng quân sự lên tới hàng trăm triệu Mỹ Kim.

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây khẩn cấp cung cấp thêm vũ khí, đặc biệt là các thiết bị hạng nặng.

Reuters cho biết Cộng hòa Tiệp - một quốc gia bị buộc phải tham gia vào khối Liên Xô trước đây có các thiết bị quân sự mà lực lượng Ukraine quen thuộc trong kho chứa cũng như một ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào việc nâng cấp và buôn bán các loại vũ khí này. Tiệp là một trong những quốc gia Liên Hiệp Âu Châu tích cực nhất trong việc ủng hộ Ukraine.

Các nguồn tin quốc phòng xác nhận với Reuters về một lô hàng gồm 5 xe tăng T-72 và 5 xe BVP-1, hoặc BMP-1, xe chiến đấu bộ binh được nhìn thấy trên các toa tàu trong các bức ảnh trên Twitter và video trong tuần này, nhưng đó không phải là những chuyến hàng hạng nặng đầu tiên.

Một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết: “Trong vài tuần qua, chúng tôi đã cung cấp các thiết bị mặt đất hạng nặng - tôi nói chung chung như vậy, cụ thể bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo và nhiều bệ phóng hỏa tiễn”

Tiệp cũng đang cung cấp nhiều loại vũ khí phòng không.

Nhà phân tích quốc phòng độc lập Lukas Visingr cho biết các hệ thống phòng không tầm ngắn Strela-10, hay SA-13 Gopher, đã được phát hiện trên một chuyến tàu sang Ukraine, theo một báo cáo trên tờ respekt.cz hàng tuần của Tiệp.

Bộ Quốc phòng Tiệp từ chối bình luận về viện trợ quân sự cụ thể.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.