www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
23:53 EDT Thứ hai, 15/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 67


Hôm nayHôm nay : 12039

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 426129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19572324

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Trớ trêu: Kẻ có đạo lại bán đứng Giáo Hội để kiếm phiếu khiến hàng loạt nhà thờ lần lượt ra tro bụi

Thứ ba - 13/07/2021 18:36
Tin thế giới

Tin thế giới

Hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada, bắt đầu từ những năm 1870, là một phương tiện cưỡng bức việc hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội hiện đại và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của chúng. Giáo Hội Công Giáo hoặc các nhóm người Công Giáo giám sát hơn hai phần ba số trường học.
1. Đơn thỉnh cầu kêu gọi Thủ tướng Canada đừng vu khống Giáo Hội Công Giáo về các Trường Nội Trú dành cho người bản địa

Thủ tướng Canada Justin Trudeau là một người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng ông ta đang bán đứng chính Giáo Hội của mình cho các lợi ích chính trị của bản thân.


Hơn 4,000 người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu ông Trudeau ngừng đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo về hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa của quốc gia này.

Hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada, bắt đầu từ những năm 1870, là một phương tiện cưỡng bức việc hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội hiện đại và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của chúng. Giáo Hội Công Giáo hoặc các nhóm người Công Giáo giám sát hơn hai phần ba số trường học.

“Chúng tôi vô cùng thất vọng về những lời bình luận mà ông đưa ra trên truyền hình toàn quốc hôm thứ Sáu kêu gọi Giáo Hội Công Giáo công bố hồ sơ về hệ thống Trường học nội trú,” bản kiến nghị được lập trên Change.org cho biết. Bản kiến nghị được tạo ra bởi một nhóm người Công Giáo có tên Equalizer, họ tự mô tả mình là “một nhóm người Canada đã chọn gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi trưởng thành”.

Bản kiến nghị tuyên bố rằng những bình luận của Trudeau “đã dẫn đến việc đưa tin thiên vị nghiêm trọng hiện đang được phát sóng trên các kênh tin tức khắp cả nước. Kể từ khi các bình luận của ông Trudeau được đưa ra, đã có những lời kêu gọi phá bỏ Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Toronto, cũng như những tuyên bố hằn học đòi xóa bỏ hoàn toàn Giáo Hội Công Giáo tại Canada.”

Theo bản kiến nghị, những tuyên bố này, cấu thành “lời nói căm thù không thể chấp nhận được và không nên được Thủ tướng của chúng ta cổ vũ”.

“Những người Công Giáo tốt, các linh mục và giám mục không đáng phải đối mặt với sự ngược đãi vì những lời nói vô trách nhiệm của ông”, bản kiến nghị nói.

Bản kiến nghị cáo buộc Trudeau đang “cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của chính phủ Canada bằng cách châm ngòi và biến Giáo Hội Công Giáo làm vật tế thần, và đây là một nỗ lực để giành được sự ủng hộ của người dân Canada trước cuộc bầu cử sắp tới”.

Bản kiến nghị nhấn mạnh thêm rằng “Thay vì làm chệch hướng sự chú ý khỏi chính phủ của ông liên quan đến vấn đề hệ thống Trường học Nội trú và thực tế là các chính phủ trong quá khứ đã tự phá hủy nhiều hồ sơ, chính phủ của ông nên tham gia vào công việc hòa giải như Giáo Hội Công Giáo đã làm trong những thập kỷ gần đây. Một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý của giới truyền thông là chủ nghĩa cơ hội chính trị.”

“Những tuyên bố cho rằng có sự che đậy lớn của Giáo hội là vô trách nhiệm, gây hiểu lầm, thiếu thiện ý và làm giảm đi sự thật”.

Kể từ cuối tháng 6, hơn một chục nhà thờ trên khắp Canada đã là mục tiêu của những kẻ phá hoại.

“Trong khi chúng tôi cũng phẫn nộ không kém về cách đối xử với người bản địa tại các trường học đó, tôi không tin rằng việc công khai đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo là thích đáng hoặc khôn ngoan.”

“Không có chính sách nào của Vatican hay chương trình nào của Giáo Hội Công Giáo nhằm thực hiện hệ thống Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Canada và do đó hoàn toàn không chính đáng khi yêu cầu Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi về một hệ thống như vậy.”

Trong thực tế, hệ thống trường học nội trú được thiết lập bởi chính phủ Canada bắt đầu từ những năm 1870. Trường nội trú cuối cùng do liên bang điều hành đã đóng cửa vào năm 1996.
 


Source:Catholic News Agency

2. Hội Đông Phương ở Pháp giúp các tín hữu Kitô Trung Đông

Từ 160 năm nay, “L’Oevre Orient”, Hội Đông Phương ở Paris chuyên giúp đỡ các tín hữu Kitô tại Trung Đông, đặc biệt tại Liban, và Syria, Iraq, và 20 quốc gia khác.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức KNA, truyền đi ngày 7/7 vừa qua, ông Vincent Cayol, Giám đốc các dự án của Hội Đông Phương, cho biết: “Hiện nay chúng tôi đặc biệt giúp đỡ các trường học tại Liban, đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Dĩ nhiên điều này tùy thuộc tình trạng kinh tế suy sụp của Liban: các gia đình không thể trả học phí cho con cái và chính phủ Liban từ nhiều năm nay không còn tài trợ cho các trường Công Giáo nữa”.

Các trường Công Giáo tại Liban phần lớn do các giáo phận và dòng tu đảm trách và thường dạy bằng tiếng Pháp. Cho đến năm 1943, Liban và Syria được Liên Hiệp Quốc ủy cho nước Pháp đảm trách và chính phủ Pháp cũng đang dấn thân tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Liban.

Ông Cayol nói rằng: Trong lãnh vực này, Hội Đông Phương cộng tác với Bộ ngoại giao Pháp để mưu ích không những cho Liban nhưng còn cho toàn vùng Trung đông. Tổng cộng có 400 trường ở Trung Đông được Hội tài trợ.

Vì tình hình Liban quá trầm trọng, nên hiện thời tới 80% ngân khoản được dành cho Liban. Các trường Công Giáo ở Liban nổi tiếng là có trình độ giáo dục cao và nhiều gia đình không Kitô cũng gửi con cái đến học tại các trường này. Nhưng vì hiện nay các trường này không thể trang trải nổi các chi phí, nên Hội Đông Phương giúp đỡ.

Hội này cũng đã hiện diện tại Syria từ 100 năm nay và giúp đỡ các cộng đoàn Kitô. Hiện thời, Hội cố gắng trợ giúp các gia đình để họ có thể ở lại Syria mà không phải tìm cách di cư ra nước ngoài. Cả nhà thương Công Giáo thánh Louis, ở thủ đô Damasco cũng được Hội Đông Phương tài trợ mỗi tháng 10,000 Euro.

Tại Iraq, hiệp nay Hội đang giúp đỡ những người đã phải tị nạn tránh cuộc chiếm đóng của Nhà nước Hồi giáo IS, để họ có thể hồi hương. Hội cũng cộng tác vào việc tái thiết các nhà thờ ở thành phố Mossul và cả các gia đình. Mỗi gia đình được trợ giúp 3,500 Euro, nhờ sự hỗ trợ của những người thiện nguyện tại tất cả các giáo phận ở Pháp.

Hội Đông Phương được sự bảo trợ của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Paris và có khoảng 30 cộng tác viên, và 200 người thiện nguyện.


Source:Vatican News

3. Giám mục Công Giáo ở British Columbia kêu gọi sự kiên nhẫn giữa làn sóng đốt phá các nhà thờ

Một giám mục ở vùng Tây Kootenay của British Columbia, gọi tắt là BC, đang kêu gọi người dân Canada đừng vội đưa ra các kết luận về những ngôi mộ vô danh gần các Trường Nội Trú dành cho người bản địa sau hàng loạt các vụ đốt phá các nhà thờ trên toàn tỉnh.

Đức Cha Gregory Bittman của Giáo phận Nelson – chủ chăn khắp Kootenays và vùng Okanagan - đã đưa ra lời cầu xin một tuần sau khi 182 khu mộ vô danh được phát hiện trong vùng lân cận của một ngôi Trường Nội Trú dành cho người bản địa gần Cranbrook, BC.

Cùng ngày Ktunaxa First Nation thông báo phát hiện ra các ngôi mộ vào ngày 30 tháng 6, Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Nelson, BC, đã bị phá hoại. Những kẻ tấn công đã tạt sơn màu cam vào tường ngôi thánh đường.

Theo Đức Cha Bittman, những người được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh cũng có thể bao gồm cá nhân viên của các trường học - và ngài yêu cầu mọi người kiên nhẫn chờ đợi kết quả phân tích các ngôi mộ.

“Chẳng hạn, bệnh lao bùng phát khá rõ ràng vào khoảng thời gian đó, và chúng tôi biết rằng có khả năng các Trường Nội Trú dành cho người bản địa quá đông. Chúng ta biết rằng họ nghèo, họ không có thức ăn thích hợp, các tòa nhà không được nâng cấp... tất cả những thứ này có thể góp phần vào cái chết của trẻ em hoặc thậm chí những người làm việc ở đó”.

“Tôi hiểu rằng thậm chí đó có thể là những nhân viên làm việc tại trường được chôn cất sơ sái trong hoàn cảnh dịch bệnh đó. Đó có thể là những người bản địa sống xung quanh cộng đồng và cả những người sống quanh khu vực có thể được chôn cất ở đó.”

“Chúng ta hãy chờ xem và sau đó giải quyết bất cứ điều gì chúng ta cần giải quyết, nhưng đừng vội kết luận và suy đoán lung tung về những gì ở đó và những gì đã xảy ra với họ”.

Vào ngày 21 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo đã bị thiêu rụi ở Nam Okanagan. Vào ngày 26 tháng 6, hai nhà thờ Công Giáo ở vùng Similkameen đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, hai ngày sau khi 751 ngôi mộ không được đánh dấu được cho là đã được tìm thấy tại một nghĩa trang gần một Trường Nội Trú dành cho người bản địa ở Cowessess First Nation của Saskatchewan.

Hai nhà thờ Anh giáo - một ở Hazelton phía bắc BC và một ở Tofino ở Vancouver - đã bốc cháy vào cuối tuần trước.


Source:CBC

4. Một Tổng Giám Mục Ba Lan xin Tổng Giám Mục Phó có thể là để ngài thoái vị

Một tổng giám mục người Ba Lan đã yêu cầu một Tổng Giám Mục Phó sau cuộc điều tra của Vatican về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.

Tổng giáo phận Kraków đã công bố kết luận cuộc điều tra về cách giải quyết của Đức Tổng Giám Mục Wiktor Skworc của Katowice, miền nam Ba Lan, vào ngày 9 tháng Bảy.

Trong một tuyên bố, Tổng giáo phận Kraków nói rằng Vatican đã điều tra các cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Skworc đã không trừng phạt nghiêm khắc hai linh mục có các hành vi lạm dụng tại Giáo phận Tarnów, nơi Đức Cha Skworc đã lãnh đạo từ năm 1998 đến năm 2011.

Tarnów, ở đông nam Ba Lan, là một giáo phận trực thuộc giáo tỉnh Kraków.

Cuộc điều tra được tiến hành theo các quy định của Bộ Giáo luật và Tự Sắc Vos estis lux mundi năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tuyên bố của tổng giáo phận Kraków nói rằng chính Đức Cha Skworc đã tự mình yêu cầu cuộc điều tra và sau khi có các kết luận, ngài đã yêu cầu Tòa Thánh bổ nhiệm một tổng giám mục phó, là người sẽ hỗ trợ ngài trong việc điều hành tổng giáo phận.

Vị tổng giám mục 73 tuổi đã từ chức thành viên của ủy ban thường trực Hội Đồng Giám Mục Ba Lan.

Ngài cũng từ chức chủ tịch ủy ban giám mục Ba Lan về chăm sóc mục vụ.

Sau một loạt các vụ từ chức này, nhiều người lo ngại nếu Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó, có nhiều khả năng ngài sẽ rút lui hoàn toàn.

Ngoài ra, ngài hứa sẽ đóng góp từ quỹ riêng của mình cho các chi phí của giáo phận Tarnów liên quan đến các vấn đề lạm dụng tình dục.

Kể từ tháng 11 năm 2020, Vatican đã kỷ luật một loạt các giám mục Ba Lan chủ yếu là các vị đã nghỉ hưu sau khi điều tra các cáo buộc sơ suất của các ngài.

Vào ngày 28 tháng 6, Đức Cha Zbigniew Kiernikowski đã từ chức giám mục Legnica, tây nam Ba Lan, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 75 của ngài sau cuộc điều tra Vos estis về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng giáo sĩ.

Vài ngày trước đó, Vatican đã tuyên bố các hình thức kỷ luật chống lại hai giám mục Ba Lan khác sau các cuộc điều tra.

Trong khi đó, Hồng Y Stanisław Dziwisz, nguyên bí thư của Thánh Gioan Phaolô II, đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Vatican về những cáo buộc rằng ngài đã không quyết liệt đối với các vụ lạm dụng trong thời gian làm tổng giám mục Kraków từ năm 2005 đến năm 2016.

Trong một thông điệp gửi tới những người Công Giáo ở tổng giáo phận Katowice, nơi ngài đã lãnh đạo từ năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Skworc nói rằng ngài chấp nhận kết quả điều tra của Vatican và đưa ra “một lời cầu xin tha thứ chân thành và khiêm tốn” trước những người bị lạm dụng và gia đình của họ.

Ngài khẳng định rằng trong gần 10 năm làm tổng giám mục của Katowice, ngài đã tuân thủ các thủ tục liên quan đến các trường hợp lạm dụng một cách chính xác.

Ngài nói: “Tôi không giấu giếm sự thật rằng trong năm thứ 24 với tư cách là giám mục, tôi đang trải qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời, vì vậy tôi tin tưởng vào Chúa Quan Phòng và cầu xin sự hỗ trợ của anh chị em trong lời cầu nguyện, đặc biệt là trong cầu nguyện trước Lòng Chúa Thương Xót”

“Tôi xin hàng giáo phẩm của tổng giáo phận và những ai trong đời sống thánh hiến hãy cùng hỗ trợ và hiểu biết. Chúng ta hãy cùng nhau kêu cầu lòng thương xót cho chúng ta và cho toàn thế giới”.


Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.