www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
15:12 CDT Thứ sáu, 01/11/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 13620

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13620

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24399513

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tu sĩ bị bắt cóc, bị ném xuống sông. Giáo phận xin cầu cho linh hồn ngài. Ukraine cấm UOC hoạt động

Thứ bảy - 28/10/2023 19:25
Tin thế giới

Tin thế giới

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta hãy nghĩ đến nước Libya, một nước dường như chỉ có thể được điều khiển bởi những nhân vật rất mạnh mẽ như Gheddafi. Đã lâu, một người Dubai nói tôi rằng trước kia chúng tôi chỉ có một Gheddafi, nhưng bây giờ chúng tôi có 53 Gheddafi...”.
1. Đức Thánh Cha nói rằng: Thất bại của Tây phương là áp đặt dân chủ

Đức Thánh Cha Phanxicô phê bình sự thất bại của một số nước Tây phương, trong toan tính “xuất khẩu và áp đặt kiểu mẫu dân chủ” của mình tại những nước khác.



Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho hai ký giả người Ý: Francesca Ambrogetti và Sergio Rubin, tác giả cuốn sách “Bạn không đơn độc. Những thách đố, các câu trả lời, những niềm hy vọng” (Non sei solo. Sfide, risposte, speranze” (Salani Editore), xuất bản ngày 24 tháng Mười năm 2023, và một vài đoạn được đăng trên báo La Stampa, số ra ngày 23 tháng Mười trước đó.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha nói rằng: “Chúng ta hãy nghĩ đến nước Libya, một nước dường như chỉ có thể được điều khiển bởi những nhân vật rất mạnh mẽ như Gheddafi. Đã lâu, một người Dubai nói tôi rằng trước kia chúng tôi chỉ có một Gheddafi, nhưng bây giờ chúng tôi có 53 Gheddafi...”. Một thảm trạng do chính sách áp đặt kiểu mẫu dân chủ của Tây phương. “Chiến tranh tại Vùng Vịnh thật là một thảm họa, nếu không muốn nói đó là một trong những tàn ác tệ nhất. Saddam Hussein chắc chắn không phải là một ‘thiên thần nhỏ’, nhưng qua đó Iraq là một nước khá ổn định. Xin lưu ý: tôi không bênh vực Gheddafi hay Hussein. Nhưng chiến tranh đã để lại cái gì? Nó chỉ để lại tình trạng vô chính phủ có tổ chức và một cuộc chiến tranh khác. Do đó, tôi chủ trương rằng chúng ta không được xuất khẩu thứ dân chủ của chúng ta sang các nước khác. Trái lại, cần giúp các nước ấy phát triển một tiến trình trưởng thành dân chủ, theo các đặc tính của họ. Không nên dùng chiến tranh để áp đặt một thứ dân chủ mà nhân dân họ không có thể hấp thụ. Có những nước có một chế độ quân chủ và có lẽ không bao giờ họ chấp nhận một nền dân chủ, nhưng chắc chắn là ta có thể góp phần làm sao để có sự tham gia nhiều hơn. Dầu sao tôi không rành về chính trị quốc tế, nhưng tôi tin là nơi căn cội sự xuất hiện nhà nước Hồi giáo ISIS, có một sự chọn lựa bất hạnh của Tây phương”.

2. Quốc hội Ukraine thông qua dự luật cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa

Quốc hội Ukraine trong tháng này đã đưa ra một đạo luật được nhiều người coi là nỗ lực nhằm cấm một Giáo Hội Chính thống hoạt động ở nước này vì những cáo buộc cho rằng Giáo Hội này có liên quan đến Nga.

Verkhovna Rada, hay cơ quan lập pháp đơn viện của Ukraine, đã thông qua dự luật trong buổi đọc đầu tiên hôm thứ Năm với 267 nhà lập pháp ủng hộ đề xuất này và chỉ có 15 phiếu chống lại nó.

Luật pháp ở Rada nói chung phải trải qua ba lần biểu quyết và sau đó được tổng thống nước này ký để trở thành luật.

Luật sẽ cấm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo “có liên kết với các trung tâm ảnh hưởng của một tổ chức tôn giáo, mà trung tâm quản lý của tổ chức này nằm bên ngoài Ukraine và là quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine”. Dự luật được nhiều người coi là tấn công vào Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Theo The Kyiv Independent, Thành viên Quốc hội Iryna Herashchenko, người thuộc Đảng Đoàn kết Âu Châu trung hữu, gọi cuộc bỏ phiếu là “lịch sử” trong một tin nhắn video. Cô cho rằng cuộc bỏ phiếu là về ảnh hưởng của Nga hơn là tôn giáo.

Theo tờ Independent, Herashchenko cho biết: “Verkhovna Rada đã thực hiện bước đầu tiên để trục xuất các linh mục Mạc Tư Khoa khỏi đất Ukraine”.

“ Luật này không phải về tôn giáo hay Giáo Hội mà là về việc bảo vệ an ninh quốc gia của Ukraine”. “Thực tế là Chính Thống Giáo Nga, có trụ sở ở Mạc Tư Khoa, không thực sự là một Giáo Hội mà là một chi nhánh của Cơ quan An ninh Liên bang Nga và nó có thể bị cấm tại tòa án.”

Tuần trước Thượng phụ Kirill của Giáo hội Chính thống Nga đã lên án cuộc bỏ phiếu, nói rằng nó “đặt nhà nước Ukraine ngang hàng với các chế độ vô thần nham hiểm nhất trong quá khứ”.

“Những người khởi xướng và ủng hộ việc thông qua dự luật này ở Ukraine – các quan chức chính phủ cao cấp nhất, các đại biểu của Verkhovna Rada, các chính trị gia cấp tiến và các nhân vật của công chúng – không giấu giếm rằng dự luật này nhằm chống lại cộng đồng tôn giáo lớn nhất ở Ukraine,” Kirill nói.

Ông tuyên bố biện pháp này “nhằm mục đích loại bỏ Giáo hội Chính thống Ukraine như một cơ cấu tập trung cũng như tất cả các giáo phận, giáo xứ và tu viện riêng biệt”.

Một số nhà lập pháp Ukraine đã cáo buộc UOC thúc đẩy lợi ích của chính phủ Nga kể từ trước khi Nga xâm lược Ukraine. Nhiều nhà thờ đã chứng kiến phản ứng dữ dội sau cuộc xâm lược, một số các nhà thờ bị trục xuất khỏi tài sản của họ, các linh mục bị bắt vì cáo buộc ủng hộ cuộc xâm lược và hành vi phá hoại nhằm vào các nhà thờ.

Báo cáo Tự do Tôn giáo trên Thế giới năm 2023, do Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ công bố, đã bổ sung cả Ukraine và Nga vào danh sách các quốc gia mà họ đang theo dõi chặt chẽ các vi phạm tự do tôn giáo.


Source:Catholic News Agency

3. Một tu sĩ bị bắn, thi thể ném xuống sông sau vụ bắt cóc tại tu viện Nigeria

Một giáo phận ở Nigeria thông báo rằng Thầy Godwin Eze, một tu sĩ bị bắt cóc vào ngày 17 tháng 10 cùng với hai người khác từ tu viện Bênêđíctô ở Eruku, đã bị sát hại.

Trong một thông cáo báo chí được chia sẻ với ACI Phi Châu vào thứ Ba, ngày 24 tháng 10, Giám quản Giáo phận Ilorin, Cha Anselm Pendo Lawani, cho biết Thầy Eze, người bị bắt cóc cùng với Thầy Anthony Eze và Thầy Peter Olarewaju, đã bị sát hại dã man.

Các nguồn tin khác cho biết những kẻ bắt cóc đã bắn thầy Godwin Eze và ném xác thầy ấy xuống sông.

Trước đó, giáo phận đã thông báo việc trả tự do cho các anh Anthony Eze và Olarewaju, là những ứng sinh tại tu viện Bênêđíctô, đồng thời kêu gọi cầu nguyện cho thầy Godwin Eze, một tập sinh tại tu viện.

Trong thông báo ngày 24 tháng 10, Cha Lawani nói: “Đây là lời cảm ơn tất cả mọi người vì những lời cầu nguyện chung của các bạn trong nhiều ngày qua để các anh em của chúng tôi, Anh Anthony Eze và Anh Peter Olarewaju được thả ra an toàn. Chúng tôi cảm ơn Chúa vì đã đáp lại lời cầu nguyện của chúng tôi”.

“Tuy nhiên, chúng tôi rất đau buồn trước tin tức về vụ sát hại khủng khiếp người thứ ba, là thầy Godwin Eze, dưới bàn tay của những kẻ bắt cóc. Xin Chúa ban cho linh hồn thầy được yên nghỉ đời đời, an ủi những người thân trong gia đình thầy và cho tất cả chúng ta, những người còn lại thương tiếc sự ra đi của thầy.”

Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Africa, Cha Joseph Ekesioba, cựu giám đốc tập sinh của tu viện, nói rằng Thầy Godwin Eze đã bị bọn cướp Fulani bắn một ngày sau vụ bắt cóc.

“Tôi đã gặp gỡ một trong những người anh em của chúng tôi, là những người đã được trả tự do và họ nói rằng Godwin đã bị bắn vào thứ Tư ngày 11 tháng 10, vào ban đêm. Những kẻ bắt cóc đưa ba anh em của chúng tôi đến bờ sông và bắn Anh Godwin. Sau đó, họ ném thi thể vô hồn của thầy ấy xuống sông”, Cha Ekesioba nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 24/10.

Ngài nói thêm: “Sau khi giết Godwin, những kẻ bắt cóc dẫn anh em Peter và Anthony đến khu rừng nơi chúng đã giấu họ và tiếp tục đe dọa, nói với họ rằng họ cũng sẽ bị giết. May mắn thay, cả hai đã được trả tự do vào tối thứ bảy.”

Cha Ekesioba cho biết tu viện đang tổ chức tìm kiếm thi thể của Godwin Eze trên sông.

Ngài nói với ACI Africa rằng tu viện đã buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt sau vụ bắt cóc ngày 17 tháng 10.

Ngài nói: “Chúng tôi phải di dời anh em của mình đến một nơi an toàn hơn vì chúng tôi tiếp tục nhận được những lời đe dọa tấn công”.

Giáo phận Ilorin phục vụ bang Kwara, giáp bang Kogi ở phía đông, bang Niger ở phía bắc và các bang Ekiti, Osun và Oyo ở phía nam.

Một số bang của Nigeria, bao gồm Kogi và Niger, tiếp tục chứng kiến các cuộc tấn công được cho là do những người chăn gia súc Fulani có vũ trang và những tên cướp khác gây ra.

Một báo cáo của Intersociety vào tháng 4 chỉ ra rằng hơn 150 người đã bị tàn sát ở các khu vực có đông các Kitô Hữu ở bang Niger chỉ trong 100 ngày; và 707 Kitô Hữu đã bị bắt cóc trong cùng thời kỳ.


Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.