www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
07:38 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 87


Hôm nayHôm nay : 9692

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 858167

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19079362

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Vẻ vang dân Việt: Giáo chủ Anh Giáo đề cao ĐHY Thuận như chứng tá hy vọng giữa thất vọng và chia rẽ

Thứ sáu - 12/08/2022 12:05
Tin thế giới

Tin thế giới

Số Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng là 90 vị. Trong đó, 39 vị được tấn phong bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. 26 vị được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 và 25 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.
1. Hồng Y Đoàn sau cái chết của Đức Hồng Y Jozef Tomko

Đức Hồng Y Josef Tomko, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 25 tháng 5 năm 1985 với hiệu toà Santa Sabina. Ngài đã qua đời vào ngày 8 tháng 8 tại Rôma.


Sau sự qua đi của Đức Hồng Y người Slovakia Jozef Tomko. Thành phần của Hồng Y Đoàn hiện nay gồm 116 Hồng Y Cử Tri. Trong đó, 11 vị được tấn phong bởi Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị. 38 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô 16, và 67 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Số Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng là 90 vị. Trong đó, 39 vị được tấn phong bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. 26 vị được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 và 25 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tổng cộng là 206 vị.

50 vị được tấn phong bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

64 vị được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16.

92 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Các vị không có quyền bầu Giáo Hoàng thường là các vị đã quá tuổi 80, trừ ra trường hợp của Hồng Y Giovanni Angelo Becciu mới 74 tuổi, đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô loại bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9 năm 2020


Source:Sismografo

2. Nhà thờ Công Giáo Bahrain sẽ được thánh hiến vào ngày 10 tháng 12

Một nhà thờ Công Giáo mới ở Bahrain, gọi là nhà thờ Đức Mẹ Ả Rập, sẽ được thánh hiến vào ngày 10 tháng 12 bởi Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, là Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle.

Cấu trúc phỏng theo hình dạng của Hòm Bia Giao Ước với sức chứa 2.300 người sẽ là nhà thờ Công Giáo lớn nhất vùng Vịnh.

Ngôi thánh đường được xây dựng trên một khu đất cách đây 8 năm được Hamad bin Isa Al-Khalifa, là người đã trở thành vua của Bahrain từ năm 2002. Nhà vua sẽ khánh thành nhà thờ vào ngày 9 tháng 12.

Do hạn chế của COVID-19, sẽ chỉ có một số ít người được phép tham dự buổi lễ khánh thành và thánh hiến.

Nhà thờ là một phần của khu phức hợp rộng khoảng 95.000 feet vuông ở Awali, một đô thị nhỏ ở trung tâm đất nước, có dân số 1,7 triệu người.

Ngoài nhà thờ, khu phức hợp rợp bóng cây cọ còn có một tòa nhà đa năng, sân trong và khu vực đậu xe hai tầng.

Bàn thờ, giếng rửa tội, băng ghế dài và các đồ nội thất khác của nhà thờ được làm thủ công ở Ý.

Nhà thờ có mái vòm hình bát giác, một chi tiết hình học mang tính biểu tượng sâu sắc có thể được nhìn thấy ở một số nhà thờ trên thế giới như Vương cung thánh đường San Vitale ở Ravenna, Ý và Nhà thờ Aachen của Đức.

Vua Hamad đã đích thân trình bày một mô hình chi tiết dài 3 foot của nhà thờ cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2014.

Năm 2011, Vatican chính thức công bố Đức Mẹ Ả Rập là quan thầy cho các giáo xứ Kuwait và Ả Rập.

Cuối năm đó, Tòa thánh tổ chức lại Hạt Đại diện Kuwait, đặt tên mới là Hạt Đại diện Tông Tòa Bắc Ả Rập, và bao gồm các lãnh thổ Qatar, Bahrain và Ả Rập Xê Út.

Việc khánh thành nhà thờ diễn ra theo lời mời chính thức của Quốc vương Hamad mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Bahrain.

Sheikh Khalid bin Ahmed bin Mohammed Al-Khalifa, cố vấn của nhà vua về các vấn đề ngoại giao, đã đích thân chuyển lời mời khi ông gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 25/11 năm ngoái.

Thống kê của Vatican ước tính rằng có gần 80.000 người Công Giáo sống ở Bahrain, phần lớn đến từ Phi Luật Tân và Ấn Độ.
Source:Arab News

3. Trong bài giảng bế mạc Hội Nghị Lambeth, giáo chủ Anh Giáo nhắc đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Hội Nghị Lambeth của Anh Giáo diễn ra mỗi một thập niên một lần. Năm nay hội nghị này đã diễn ra hết sức căng thẳng. Nhiều Giám Mục Phi Châu không đến dự. Và nhiều vị đến dự đã không rước lễ và tuyên bố rằng các vị không rước lễ vì không hiệp thông với cac Giám Mục khác.

Sau những ngày họp căng thẳng, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, cũng là giáo chủ khối Hiệp Thông Anh Giáo đã có bài giảng bế mạc Hội nghị tại Nhà thờ Chính tòa Canterbury vào ngày 7 tháng 8 năm 2022. Trong đó, ngài đã nhắc đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. 
‘Đừng sợ, hỡi bầy chiên nhỏ bé’.

‘Đừng sợ Ápram. Lời của Chúa trường tồn muôn thuở. '

Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta bám vào những gì chúng ta biết. Chúng ta ghì chặt những gì khiến chúng ta cảm thấy kiểm soát được. Đó là những thứ chúng ta sở hữu, những tài sản chúng ta tích trữ cho riêng mình, câu chuyện chúng ta tự kể về mình là ai, sức mạnh của chúng ta là gì, đâu là tầm quan trọng của chúng ta và những gì có thể. Khi sợ hãi, chúng ta muốn được thoải mái với điều quen thuộc và quen thuộc với điều thoải mái.

Và những điều ấy – các giả định của chúng ta, các tài sản của chúng ta - trở thành một tấm chăn êm ái cuối cùng sẽ làm chúng ta nghẹt thở. Vì chúng cấm chúng ta nối kết với nhau và với Chúa Kitô.

Chúng ta làm cho các thế giới và các tham vọng của mình nhỏ lại vì như thế cảm thấy an toàn hơn, và chúng định nghĩa và hạn chế chúng ta.

Vì vậy, các định chế, quyền hành, địa vị, chức vụ mà chúng ta bám lấy vì sợ - nỗi sợ bản thân cho chính mình, nỗi sợ tập thể cho tương lai Giáo Hội – kết cục đã làm nỗi sợ của chúng ta nên trọn.

Tuy nhiên, chúng ta nên biết rõ sự kiện này: trong thế giới tan vỡ này, có những lý do rất thực để lo sợ. Tiếng gầm của bầy sư tử là có thật. Và thực tại là có quá nhiều đau khổ. Chúng ta đã rên rỉ tập thể khi nghe tin về trận động đất sáng nay. Có quá nhiều điều không chắc chắn. Có những người ở đây biết rõ sự bấp bênh của nguồn cung cấp lương thực, sự bấp bênh của đói nghèo, sự bất an của cuộc sống ở những nơi xung đột và bất ổn và thiên tai. Người trên khắp thế giới đang sống với thực tại sợ hãi hàng ngày. Đối với rất nhiều người, nó thực sự rất có thực.

Làm thế nào Thiên Chúa có thể nói với chúng ta ‘đừng sợ hãi’?

Chúng ta không thích bị nói phải làm gì. Chúng ta nghĩ rằng các mệnh lệnh giới hạn chúng ta.

Tuy nhiên, không phải mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các mệnh lệnh của Thiên Chúa giải phóng chúng ta. Chúng giải phóng chúng ta để chúng ta bước vào một thế giới mới mà Người làm chúng ta nhìn thấy và biết đến.

Và vì vậy, chúng ta liên tục được mời gọi bắt đầu cuộc hành trình từ sợ hãi bước tới đức tin. Và khi chúng ta trượt từ đức tin xuống sợ hãi, thì Chúa Kitô đến với chúng ta như Người từng đến với các môn đệ sợ hãi ở phòng trên lầu. Người xuất hiện với chúng ta và nói “đừng sợ”. Người đến với chúng ta, Người không kêu gọi chúng ta đi tìm Người. Chúng ta được giải phóng để nhìn ra bên ngoài. Để hình dung một cách mới nhằm nối kết với thế giới xung quanh chúng ta, cũng như giữa chúng ta. Để tưởng tượng thế nào là ý nghĩa của việc được trao vương quốc trong thế giới của Người.

Như Chúa Giêsu đã nói, Nước Thiên Chúa ở gần chúng ta, Nước Thiên Chúa ở trong chúng ta. Như chúng ta đã nghe rất xúc động ngày hôm qua, nó được tìm thấy nơi cậu bé ôm chiếc áo thun dưới chiếc gối có chữ ký của một giám mục, người đã làm cậu bé nhớ rằng cậu có một người cha nơi Thiên Chúa và là người cha vĩnh cửu.

Cách đây vài năm, vào năm 2016, tôi rất ngạc nhiên khi một tờ nhật báo lớn của đất nước này phát hiện và đăng tải sự kiện cho rằng người đàn ông mà tôi nghĩ là bố tôi không phải là bố tôi. Ông bố tôi là một người khác. Tôi được biết đây là điểm duy nhất để cố vấn pháp luật hàng đầu của Giáo hội Anh vào lúc đó được coi là phải ra tay hành động. Tổng thư ký nói với ông ta “Đức Tổng Giám Mục vừa điện thoại cho hay ngài là con hoang, ông ta bèn nói ‘không sao, cách đây vài năm, chúng ta đã thay đổi luật lệ để nói rằng bạn không thể làm giám mục nếu bạn là con hoang. Ít nhất tôi biết chắc chúng ta đã thay đổi luật lệ. Xin lỗi, để tôi kiểm tra!’ Nó đã được thay đổi thật vào năm 1952, nhưng ông ta nói với tôi sau đó rằng, khi chạy xuống hành lang, ông ấy nghĩ ‘nếu chúng ta chưa thay đổi nó thì ngài không phải là giám mục. Và nếu ngài không phải là giám mục thì các linh mục mà ngài đã phong chức không phải là linh mục. Và nếu các ngài không phải là linh mục thì những người mà các ngài kết hôn sẽ không phải là đã kết hôn’”.

Nhưng chính tôi ngạc nhiên khi thấy trong tôi một sự chắc chắn không thể lay chuyển, đó là Thiên Chúa, Đấng đã biết tôi, hiện biết rõ danh tính thực sự của tôi ở tầng sâu nhất, ở tầng sâu hơn nhiều so với xét nghiệm DNA.

Nó được tìm thấy trong một câu chuyện mà tôi sẽ kể cho anh chị em nghe về Đức Hồng Y Văn Thuận, nguyên Tổng Giám mục Sài Gòn, bị biệt giam chín năm và thêm bốn năm tù. Cuối cùng ngài được thả ra, nhưng được giữ ở một khu vực xa nhà của ngài. Một ngày nọ, ngài đi chơi gần khu rừng. Bỗng có ba người từ khu rừng đi ra và gặp ngài, hỏi ngài có phải là mục tử không. Ngài nói phải, và họ yêu cầu ngài đi ba ngày đường để rửa tội cho ngôi làng của họ. Họ là người miền núi. Ngài đã đi, và tìm thấy một ngôi làng đã trở lại với Chúa Kitô bằng cách nghe đài phát thanh của Phái Ngũ Tuần. Nên ngài đã rửa tội cho họ, vài ngàn người, thành các Kitô hữu, chắc chắn là những Kitô hữu Công Giáo, ngài nói thế, với một nụ cười. Nhưng Vương quốc Thiên Chúa phá vỡ các rào cản giáo phái của chúng ta và vượt qua các biên giới cũng như những người bảo vệ biên giới thần học của chúng ta.

Nước Trời được nhìn dưới khía cạnh làm thế nào chúng ta lên đường như một phong trào cách mạng vốn là Giáo Hội của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, vì nó dẫn chúng ta từ việc ghì chặt, đến việc tự do đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, từ khan hiếm tranh giành đến dồi dào, hiếu khách và hào phóng - vì Thiên Chúa làm chúng ta dám tham gia một cách sống hoàn toàn mới, và Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh để thực hiện việc dám này.

Những gì chúng ta đạt được không phải là những gì thế giới nói với chúng ta rằng chúng ta nên ước muốn. Điều thế giới trân qúy không phải là điều Thiên Chúa trân qúy. Thành thử, theo Thiên Chúa có thể không giúp chúng ta giàu có hoặc có quyền. Nhưng nó hướng dẫn chúng ta đến sự giàu có vượt trên kho báu - kho báu trên trời, và một thế giới trông giống như Vương quốc hơn một chút.

Một thế giới trong đó mọi người không đau khổ vì nơi họ sinh ra, nơi tai tiếng đói nghèo và bất bình đẳng lớn lao không hiện hữu, nơi người ta không bị bách hại vì đức tin, phái tính, tính dục. Nơi mà chúng ta không cho phép người giàu nói với anh chị em của chúng ta rằng họ quan trọng nhưng sau đó bị làm ngơ về mặt vật chất.

Vì trong mệnh lệnh này, ‘đừng sợ hãi’, mắt chúng ta được mở ra trước lời hứa của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi hoán cải cuộc sống một lần nữa, một sự hoán cải hàng ngày nói với chúng ta nên cầu nguyện với Thiên Chúa: ‘Con trông cậy Chúa. Chúa sẽ nghe những lời cầu nguyện của con, những lời phản đối của con, những lời ngợi khen của con, những lời than thở của con, Chúa sẽ nghe trái tim con than khóc với Chúa trong cơn giận dữ'; nói với chúng ta, bất cứ điều gì xảy ra, tôi vẫn tin tưởng rằng một cách tuyệt vời và bí ẩn nào đó Chúa sẽ nuôi con vĩnh viễn, với một chiếc bánh quế và rượu nho mà con vốn cầu xin cho có. Chính trong bánh thánh, con thấy một Thiên Chúa bị đóng đinh.

Sự hoán cải trên mở rộng thế giới của chúng ta.

Trong những tuần và ngày qua, chúng ta đã gặp gỡ những người từ khắp nơi trên thế giới, từ những bối cảnh và trải nghiệm hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Và trong những cuộc gặp gỡ này, chúng ta đã tìm ra liều thuốc giải độc cho nỗi sợ hãi. Chúng ta thấy trong Tin Mừng Gioan: tình yêu hoàn hảo đánh bay nỗi sợ hãi.

Lời hứa của Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm. Người sẽ lấy sự phong phú từ sự cằn cỗi và sự giàu có từ sự nghèo khó của chúng ta. Đó là lời hứa của Người với chúng ta. Và điều đó giải phóng để chúng ta trở thành người triệt để, mạnh dạn, can đảm, cách mạng ngay hôm nay.

Để có lòng can đảm, để có niềm tin vào Thiên Chúa. Can đảm đủ để thách thức thế gian, thậm chí thách thức cả các Kitô hữu khác, bằng cách yêu thương nhau không ngừng.

Có lòng can đảm của các giám mục và người phối ngẫu ở đây, các giáo sĩ và giáo dân xung quanh Hiệp thông Anh giáo, những người đã làm cho Tin mừng được những người đang sống trong sợ hãi biết đến. Những người đến nhà thờ với số lượng lớn hơn trong tuần lễ sau khi một vụ đánh bom tự sát đã giết chết 160 người trong số họ. Những người bay cùng với Hiệp hội Hàng không Truyền giáo tới vùng hẻo lánh của Papua New Guinea, và sau đó làm việc khắp vùng đồi núi trong một tuần để ban phép thêm sức. Những người phản đối các lạm dụng quyền công dân, chống lại việc gian lận phiếu bầu cử, chống lại việc bắn người da màu không mang vũ khí tại một điểm dừng giao thông thông thường.

Khi chúng ta lớn lên trong tình yêu thương, nỗi sợ hãi của chúng ta thu nhỏ lại và Vương quốc của Thiên Chúa tìm được không gian, tìm được quyền cai trị của nó trong trái tim và trong cuộc sống của chúng ta trong tư cách dân Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô - không phải chỉ là lời chào xuông, mà là – anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, những người đối với nhau và đối với tôi đã trở nên thân thương và dễ mến hơn trong mười ngày qua. Khi qúy anh chị em, cũng như tôi, về nhà : đừng sợ hãi, hãy vững lòng, hãy can đảm lên - vì chính Chúa Cha vui lòng ban vương quốc của Người cho anh chị em!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.