www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
03:58 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 94


Hôm nayHôm nay : 4262

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 621794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18842989

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Video: Giáo Hội Năm Châu 22 – 28/12/2015: Giáng Sinh trên khắp thế giới

Chủ nhật - 27/12/2015 15:33
Mừng Chúa Giáng Sinh

Mừng Chúa Giáng Sinh

Bất chấp những trào lưu Hồi Giáo cực đoan, chính phủ Indonesia theo đuổi một chính sách khoan dung về tôn giáo. Hôm 24 tháng 12, Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia phát chương trình đặc biệt trực tiếp truyền thanh thánh lễ Giáng Sinh được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vatican.

1. Chợ Giáng sinh tại Âu Châu

Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.



Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden (tổ chức lần đầu năm 1434) hay chợ Giáng sinh Bautzen (tổ chức lần đầu năm 1384).

Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg (nơi có chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp), Colmar và Reims, trong đó chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570.

Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa châu Âu như ở Anh (tại Leeds, Birmingham) hay Hoa Kỳ (do những người Mỹ gốc Đức tổ chức).

2. Giáng Sinh trên miền đất của Ba Vua

Theo truyền thống quê hương của ba nhà đạo sĩ hay còn gọi là Ba Vua, những người đã theo ánh sao dẫn đường đến Bê Lem để thờ lạy Hài Nhi giáng trần, là Ba Tư. Thật vậy, năm 619, thành phố Bêlem bị quân Hồi Giáo Ba Tư chiếm đóng nhưng may mắn là những người này không phá hủy đền thờ. Những người Ba Tư thấy trên các bức ảnh trong nhà thờ có hình Ba Vua là những hình thường thấy trên trang phục vua chúa Ba Tư nên đã không dám phá hủy nhà thờ. 

Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này tại Ba Tư ngày nay không khí Giáng Sinh gần như không có gì. Giáng Sinh cũng chỉ là một ngày như mọi ngày.

Cũng như tại các nước khác trong vùng Trung Đông, các cộng đoàn Kitô Giáo kỳ cựu tại đây đang đứng trước những chính sách kỳ thị và bách hại gần như công khai của người Hồi Giáo chiếm đến 99.4% trong tổng số 81,824,270. Cám dỗ được thoát ra nước ngoài luôn ám ảnh họ trước trào lưu phát triển mạnh của Hồi Giáo cuồng tín. 

Cũng như Ba Vua thay mặt cho ba truyền thống khác nhau, anh chị em Kitô hữu tại Iran cũng chia thành ba nhóm khác biệt nhau với những cách thế khác biệt trong việc cử mừng ngày lễ Ngôi Hai xuống thế làm người.

Nhóm thứ nhất là “những người địa phương”, đó là con số đông đảo nhất những hậu duệ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Họ là những người Công Giáo hay Chính Thống Giáo, với nghi lễ Armênia hay Assyria- Chanđê. Không chỉ là trong nghi thức Phụng Vụ mà thôi, các gia đình này vẫn còn nói được tiếng Armênia và cả tiếng Aramaic – ngôn ngữ của chính Chúa Giêsu. Vì là công dân thứ thiệt của Iran, tuy bị áp bức và kỳ thị, họ vẫn được luật pháp công nhận. Lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng trong các nhà thờ tại Teheran và các thành phố khác. Bên cạnh các lễ nghi tại nhà thờ, những tiệc mừng, những buổi hòa nhạc và cả những hoạt động khác như chợ trời cũng có thể được tổ chức. Tuy nhiên, những cấm đoán về các hình thức biểu hiện tôn giáo không phải là Hồi Giáo đã gói gọn các sinh hoạt này trong một phạm vi riêng tư, ít công khai: bên trong khuôn viên nhà thờ, tại các tư gia.

Nhóm thứ hai là “những ngoại kiều”: Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành. Các thánh lễ theo Công Giáo nghi lễ La Tinh được tổ chức tại 4 nhà thờ duy nhất trên toàn quốc Iran. Và cả 4 nhà thờ này đều tập trung tại thủ đô Teheran. Đó là nhà thờ Thánh Tâm, nhà thờ Đức Mẹ Yên Ủi, nhà thờ Abraham và nhà thờ thánh Joan thành Ark. Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Farsi, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hàn. Một số nhỏ trong nhóm này thường trú lâu dài tại Iran, đa số các tín hữu khác là các nhân viên ngoại giao, sinh viên, thương gia và các công nhân lao động. Nhóm thứ hai này thường có quan hệ với các tòa đại sứ và do đó, thường cũng được luật pháp bảo vệ theo các công ước ngoại giao. Hầu hết các ngoại kiều đều dự lễ Giáng Sinh tại thủ đô Teheran. Tuy nhiên, theo truyền thống, các nhân viên sứ quán Ý, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha thường dự lễ tại Bethlehem bên Palestine. 

Nhóm thứ ba là những Kitô hữu “bất hợp pháp”. Họ cử hành lễ Giáng Sinh trong nguy hiểm. Họ là ai? Thưa đó là những người Hồi Giáo đã cải đạo sang Kitô Giáo hay đó là những người trước đây là Kitô hữu cải đạo sang Hồi Giáo vì lý do hôn nhân, hay nhiều lý do khác trong đó có cả lý do vì sợ, nay ăn năn trở lại; và cả những con cái của các gia đình tôn giáo hỗn hợp. Một khi anh đã theo Hồi Giáo hay anh không theo nhưng cha hay mẹ anh theo thì anh cũng được kể là tín hữu Hồi Giáo và anh không có quyền từ bỏ Hồi Giáo, nếu anh chưa muốn chết. Cơ quan mật vụ tôn giáo Iran được thành lập để theo dõi và bắt bớ những trường hợp này. 

3. Giáng sinh tại Indonesia

Indonesia là một quốc gia rất năng động. Quốc gia này bao gồm hơn 17,000 hòn đảo, trải dài trên hơn 5,000 km và có dân số khoảng 250 triệu người. Những hòn đảo hoặc nhóm đảo chính là Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Moluccas. Khoảng 300 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống ở đó, chủ yếu là người Mã Lai. 

Indonesia là quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. 87.2 phần trăm người Indonesia tự nhận là theo đạo Hồi, 9.9% theo Kitô Giáo trong đó Công Giáo chiếm 2.9%, 1.7 theo Ấn Độ giáo và 0.7 theo Phật giáo.

Bất chấp những trào lưu Hồi Giáo cực đoan, chính phủ Indonesia theo đuổi một chính sách khoan dung về tôn giáo. Hôm 24 tháng 12, Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia phát chương trình đặc biệt trực tiếp truyền thanh thánh lễ Giáng Sinh được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vatican.

Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 01/04, Radio Vatican đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia nhằm thúc đẩy “một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đài trong những sự kiện tôn giáo đặc biệt quan trong đối với đời sống Giáo Hội hoàn vũ”.

4. Giáng sinh tại Ethiopia

Trong tổng số 99,465,800 dân, 43.5% người Ethiopia theo Chính Thống Giáo; 33.9% theo Hồi Giáo; chỉ có 0.7% theo Công Giáo

Giáo Hội Chính thống Ethiopia và cả Giáo Hội Công Giáo nước này vẫn sử dụng lịch Julian cũ, vì vậy họ ăn mừng Giáng sinh vào ngày 07 tháng Giêng, không phải 25 tháng 12! 

Các tín hữu giữ chay vào đêm Giáng sinh. Lúc bình minh vào sáng ngày lễ Giáng Sinh, hầu hết mọi người mặc một bộ quần áo truyền thống được gọi là một shamma. Đó là một mảnh vải trắng mỏng với những sọc màu sắc rực rỡ trên đầu. Các thánh lễ Giáng Sinh bắt đầu lúc 04 giờ sáng và thường kéo dài đến 3 giờ.

Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa. Đó là một thành phố hiện đại. Nhưng hầu hết những người sống bên ngoài các thành phố lớn vẫn còn phải sống trong những ngôi nhà tròn làm bằng bùn. 

5. Giáng sinh tại Jordan

Jordan có một cộng đoàn Kitô Giáo bản địa. Theo số liệu thống kê chính thức, trong tổng số 8,117,500 dân, 92% theo Hồi giáo và phần còn lại 8% theo Kitô giáo. Có một số thị trấn ở phía bắc Jordan, nơi đa số dân theo Kitô giáo và cũng có các thị trấn và làng mạc nơi người Kitô Giáo có thể nngang ngửa với người Hồi Giáo.

Hiến pháp công nhận Hồi giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp cũng quy định quyền tự do thực hành niềm tin tôn giáo. Khoan dung tôn giáo được khích lệ và ít có trường hợp người ta bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của mình. 

Tại Jordan Giáng sinh là một ngày quốc lễ chính thức. Dân chúng trang trí Giáng sinh và cây Giáng sinh có thể được nhìn thấy trong các cửa hàng và trung tâm mua bán. 

Ngày Giáng sinh đối với người Jordan, bất kể niềm tin tôn giáo của họ, mang ý nghĩa hòa bình, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau.

6. Giáng sinh tại Phi Luật Tân

Người dân Phi Luật Tân muốn ăn mừng Giáng sinh càng lâu càng tốt! Bắt đầu vào tháng Chín các bài hát mừng Giáng sinh đã vang lên trong các cửa hàng! 

Các tín hữu Công Giáo chính thức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh vào ngày 16 tháng 12 khi đông đảo anh chị em tham dự các thánh lễ trước bình minh. Cao điểm của việc mừng lễ là Thánh Lễ Giáng Sinh và tiếp tục kéo dài sang tháng Giêng, kết thúc với Chúa Nhật Lễ Hiển Linh.

Tháng mười hai thực sự là một trong những tháng 'mát' nhất trong năm tại Phi Luật Tân. Phi Luật Tân chỉ có hai mùa là mùa mưa (từ tháng Sáu đến tháng Mười) và mùa nắng. Tháng mười hai là một trong những tháng giữa mùa mưa và mùa khô.

Trong những năm qua, Phi Luật Tân đã gánh chiụ nhiều trận bão tai hai và hàng chục ngàn người bị mất nhà cửa, vì vậy rất nhiều người không thể ăn mừng Giáng sinh như trước đây.

7. Australian Catholic Weekly lên tiếng về những tấn kích nhắm vào Đức Hồng Y George Pell

Trong một báo cáo đầy đủ được đăng trên tờ Australian Catholic Weekly, ký giả Monica Doumit đã phản bác một số quan niệm sai lầm đang được phổ biến về vai trò của Đức Hồng Y George Pell trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và câu trả lời của Đức Hồng Y trước một ủy ban điều tra hoàng gia.

Đức Hồng Y Pell không tìm cách trì hoãn sự xuất hiện của mình trước ủy ban điều tra hoàng gia, Doumit nhấn mạnh. Khi ngài tiết lộ rằng tình trạng sức khoẽ ngăn cản ngài bay sang Úc để đích thân làm chứng, Đức Hồng Y đã yêu cầu được cung cấp lời khai qua một cầu truyền hình. Nhưng chủ tịch của ủy ban đã từ chối đề nghị đó.

Hơn nữa, hầu chắc là Đức Hồng Y Pell sẽ không cung cấp bất kỳ những chi tiết nào hoàn toàn mới mẻ vì ngài đã trình bày toàn bộ vấn đề, Doumit viết: "Có đủ những bằng chứng đã được công bố rộng rãi cung cấp cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng và toàn diện về các đáp trả của Đức Hồng Y với những cáo buộc chống lại ngài."

Một cáo buộc gần đây, trên các phương tiện truyền thông Úc, nói rằng có người đã nghe lỏm được câu chuyện giữa Đức Hồng Y Pell với một linh mục về một giáo sĩ ấu dâm. Nhưng chuyện đó gần như chắc chắn đã không xảy ra, bởi vì Đức Hồng Y Pell và vị linh mục kia ở hai thành phố khác nhau vào thời điểm nhân chứng khẳng định đã nghe lỏm được cuộc thảo luận của họ.

Tương tự như vậy, một tuyên bố nói rằng vị Hồng Y tương lai đã cố gắng để hối lộ một nạn nhân lạm dụng đừng báo cáo hành vi sai trái của một linh mục là sai, vì vào thời điểm cuộc nói chuyện này, Đức Tổng Giám Mục Pell biết rằng cảnh sát đã khởi sự cuộc điều tra.

8. Thông điệp Giáng Sinh chung của Anh Giáo và Công Giáo Ái Nhĩ Lan

Trong một cử chỉ đại kết, Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh, giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan, cùng với Đức Tổng Giám mục Richard Clarke, của Anh Giáo, đã ký chung một thông điệp Giáng sinh.

Thông điệp có đoạn viết:

“Xung quanh chúng ta ở đất nước này, có những người có thể cảm thấy không còn chút hy vọng nào cho bản thân hoặc gia đình của họ. Chúng ta có thể trở thành những sứ giả của hy vọng nhân danh Chúa Kitô, Đấng được sinh ra trong một máng lừa ở Bethlehem. Cũng như Chúa Kitô, là Đấng đã bước vào thế giới của chúng ta để mang hy vọng đến những nơi tuyệt vọng và ánh sáng đến những nơi tối tăm, chúng ta cũng có thể trở thành những con người của hy vọng bằng cách sống trọn vẹn sứ điệp yêu thương của mầu nhiệm Giáng Sinh”.

9. Ý niệm Thiên Chúa là Cha Giàu Lòng Thương Xót mang nhiều người Mông Cổ đến với Giáo Hội Công Giáo

Hầu hết người Mông Cổ đã chấp nhận đức tin Công Giáo vì những khái niệm về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Cha Giorgio Marengo, một linh mục truyền giáo ở thành phố Arvaikheer, nơi có 25,000 dân đã cho biết như trên.

Nhà truyền giáo đầu tiên đến đất nước cựu Cộng sản này là vào năm 1992. Ngày nay, theo AsiaNews, có 1,100 người Công Giáo Mông Cổ trong sáu giáo xứ.

"Hầu như tất cả những người đã đón nhận Thiên Chúa giáo đều bị đánh động bởi ý niệm về sự tha thứ và rằng tội lỗi không theo ta đến suốt một đời" Cha Giorgio Marengo nói.

"Lòng Thương Xót dịu dàng của Chúa Cha đã có sự cộng hưởng tuyệt vời," ngài nói thêm. "Một Thiên Chúa xót thương thật là tuyệt vời, và khái niệm về sự tha thứ ngõ hầu chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống mới thật là cách mạng. Người Mông Cổ trân trọng ý tưởng rằng người ta có thể bắt đầu lại. Đó là một cái gì đó rất khích lệ trong cuộc sống của họ."

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.