www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
20:48 CDT Thứ tư, 18/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94


Hôm nayHôm nay : 12919

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279546

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23546930

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

Không chấp pháp để chỉnh sửa các lạm dụng đáng kể đối với Fiducia Supplicans, có nguy cơ gây ra ly giáo

Thứ tư - 17/01/2024 09:06
Đức Hồng Y Fernández

Đức Hồng Y Fernández

onathan Liedl của Natioanl Catholic Register, ngày 12 tháng 1, 2024, nhận định rằng ‘Fiducia Supplicans’ có dấu hiệu gây thêm chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo vì đã không dự liệu bất cứ biện pháp nào để chế tài các lạm dụng nhãn tiền đối với nó.
Kể từ khi công bố vào ngày 18 tháng 12, 2023, Fiducia Supplicans đã bị một số linh mục rõ ràng phớt lờ. Rất nhiều người đã bất chấp các chỉ dẫn của nó và chúc lành cho các cặp đồng tính một cách long trọng theo nghi thức phụng vụ. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức công khai cho biết họ không coi Fiducia Supplicans như một trở ngại đối với kế hoạch thay đổi tín lý cũng ban phúc lành theo phụng vụ cho các cặp đồng tính. Và dù Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một bản minh xác, nhưng nó vẫn tiếp tục công bố các lời cảnh cáo các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức, chứ chưa đưa ra bất cứ hành động công khai nào để chính sửa các lạm dụng nhãn tiền này.

Theo Liedl, một số quan sát viên theo dõi sinh hoạt của Giáo Hội sợ rằng nếu Tòa Thánh không đưa ra các biện pháp để ngăn chặn các áp dụng và giải thích sai lầm đối với nó, các khác biệt trong thực hành có thể dẫn đến các hiểu lầm không tương thích về dục tính và hôn nhân, dọn đường cho các chia rẽ sâu xa hơn trong Giáo Hội

Đổi lại, nếu không được kiểm soát, những sự chia rẽ đó thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ly giáo, có thể dẫn đến việc các giám mục Công Giáo chính thức cắt đứt sự kết hợp với Giáo hoàng và phần còn lại của Giáo hội vì những khác biệt về tín lý.

Linh mục Đa Minh Pius Pietrzyk, giáo sư giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Rome, nói với Register rằng “trừ khi Tòa thánh can thiệp, rất có thể một số giáo phận và thậm chí cả các giám mục sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc chống lại, một cách lạc giáo, huấn quyền thông thường đã được chấp nhận của Giáo Hội.”

Và nếu quả Tòa thánh có “tôn trọng trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo kỷ luật thích đáng, nhưng các giám mục này vẫn phớt lờ điều đó,” nhà giáo luật này muốn ám chỉ các giám mục Đức, “thì bạn có thể thấy các giáo phận, chủ yếu ở Tây Âu, đang tiến gần đến chủ nghĩa ly giáo. ”

Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernandez, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican và là tác giả của Fiducia Supplicans, kể từ đó đã nói rằng hướng dẫn gây tranh cãi không phải là nguyên nhân gây chia rẽ mà đúng hơn là chất xúc tác để bật mí các đường đứt gẫy vốn đã hiện hữu.

Ngài nói với tờ báo La Stampa của Ý trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 1: “Không phải những tài liệu này gây chia rẽ, chúng chỉ đơn giản làm chúng xuất hiện rõ hơn, chúng mang lại sự thành thực”.

Nhưng các nhà phê bình cho rằng việc Vatican không sẵn sàng sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans đã góp phần tạo ra sự chia rẽ đó.

Cha Pietrzyk nói: “Việc Tòa Thánh từ chối chấp pháp viễn kiến của mình về tài liệu này đã làm trầm trọng thêm tất cả những tranh cãi mà nó đã gây ra”.

Lời minh xác do Đức Hồng Y Fernández đưa ra ngày 4 tháng 1 không nhất thiết làm giảm bớt những lo ngại đó.

Bản minh xác của Đức Hồng Y Fernández, được đưa ra sau khi Bộ Giáo Lý Đức Tin ban đầu khẳng định rằng “sẽ không có phản hồi nào thêm” về cách áp dụng Fiducia Supplicans, đồng thời khẳng định rằng các giám mục địa phương có trách nhiệm phân định cách thực hiện hướng dẫn trong phạm vi quyền hạn của họ.

Một số hội đồng giám mục ở Châu Phi và Đông Âu đã cấm các phép lành trong giáo phận của họ, trong khi các hội đồng khác ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Mỹ Latinh đã áp đặt các hạn chế bổ sung để tránh tai tiếng, chẳng hạn như yêu cầu các phép lành liên quan phải được thực hiện riêng tư.

Đức Hồng Y Fernández cũng đưa ra hướng dẫn về cách ban phước lành theo cách tránh nhầm lẫn đối với giáo huấn của Giáo hội, chẳng hạn như giới hạn chúng trong “10 hoặc 15 giây” và không thực hiện chúng “ở một nơi nổi bật trong một tòa nhà thánh thiêng”.

Nhưng không nơi nào trong văn bản hơn 2,000 chữ này Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đề cập đến vấn đề lạm dụng tiềm ẩn hoặc những lạm dụng được cho là đã xảy ra.

Xác suất Bộ Giáo Lý Đức Tin chấp pháp các hướng dẫn của riêng mình và sửa chữa các hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans vẫn là điều chưa chắc chắn - đặc biệt với sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Fernández.

Trong khi bộ này theo truyền thống có vai trò sửa chữa các nhà thần học và giáo sĩ ương ngạnh, Đức Hồng Y Fernández trước đây đã nói rằng ngài có kế hoạch lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin “theo cách riêng của mình”, tập trung ít hơn vào việc đảm bảo kỷ luật tín lý và tập trung nhiều hơn vào việc khuyến khích “đối thoại thần học”.

Cho đến khi được chứng minh ngược lại, một số nhà bình luận không lạc quan về việc sẽ có biện pháp chấp pháp nào.

Nhà giáo luật học Ed Condon viết cho The Pillar ngày 5 tháng Giêng rằng, “Thông cáo báo chí của Fernández có thể làm rõ tất cả những gì ngài muốn về mặt lý thuyết, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bộ Giáo Lý Đức Tin có kế hoạch phô diễn sức mạnh của mình và đảm bảo lý thuyết được áp dụng chính xác - hoặc hành động chống lại những ứng dụng sai lầm rõ ràng và công khai”.

Làm sâu xa thêm các chia rẽ

Những cảnh cáo về tiềm năng tạo ra sự mất hợp nhất của Fiducia Supplicans đã xuất hiện ngay sau khi tuyên bố được công bố một tuần trước Giáng sinh. Vài giờ sau khi được phát hành, nhà thần học người Đức Ulrich Lehner đã mô tả tài liệu này như một “lời mời ly giáo”.

Lưu ý rằng tài liệu dễ bị giải thích sai, nhà thần học và cộng tác viên của Register, Larry Chapp nói rằng, nếu không có chấp pháp, Fiducia Supplicans sẽ góp phần hơn nữa vào sự chia rẽ của một Giáo hội vốn đã “bị chia để trị”, với cách giải thích và thực hiện khác nhau giữa giáo xứ này với giáo xứ nọ, giáo phận này với giáo phận nọ, và nước này với nước nọ.

Ông nói với Register: “Tài liệu này không hàn gắn được bất cứ sự chia rẽ nào trong số đó”. Ông mô tả nó là cố ý mơ hồ. “Nó chắc chắn sẽ làm tăng các chia rẽ.”

Đặc biệt, một số người bày tỏ lo ngại rằng việc tài liệu khẳng định khả năng ban phước cho “các cặp đồng tính”, trái ngược với việc ban phước cho các cá nhân có thể là một phần của một cặp đồng tính, ngầm dung túng hoạt động tình dục vốn biến hai người thành một cặp. Những cách giải thích khác nhau về việc “cặp đôi” đề cập đến điều gì - con người hoặc hoạt động tình dục của họ - có thể dẫn đến những nhấn mạnh khác nhau về đạo đức tình dục trên thực địa.

Chẳng hạn, Giám mục người Peru Rafael Escudero López-Brea cho biết vào ngày 2 tháng 1 rằng Fiducia Supplicans đã gây ra “sự nhầm lẫn chưa từng có” và điều đó “gây tổn hại đến sự hiệp thông của Giáo hội” bằng cách “gây nhầm lẫn” khi cho rằng việc ban phước cho một cặp đồng tính, trái ngược với từng cá nhân, không phải là dấu hiệu chấp nhận quan hệ tình dục của họ.

Đức Hồng Y Fernández đã không đề cập đến mối quan ngại này trong bản xác minh của mình. Cha Pietrzyk cho biết ngài không thể hiểu tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin “từ chối chấp nhận rằng loại phê bình này khả hữu và có giá trị mà họ nên xem xét cách nghiêm túc”.

Ngài nói với Register: “Họ dường như chỉ đơn giản gạt sang một bên những câu hỏi hợp lý được đặt ra bởi hàng chục giám mục và thậm chí cả Hồng Y, hàng trăm linh mục, thần học và hàng triệu giáo dân”.

Cha Robert Gahl của Opus Dei, một triết gia đạo đức và phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Busch thuộc Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng nếu đọc Fiducia Supplicans trong sự tiếp nối với giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân và tính dục, thì “tài liệu này, trong chính nó, không dẫn đến sự ly giáo, và đó là một sự giải thích trung thực về truyền thống.”

Tuy nhiên, Cha Gahl cũng cảnh cáo rằng nếu một Giáo hội địa phương hoặc thậm chí một hội đồng giám mục cho phép các cử hành “dường như đang cử hành các cặp đồng tính một cách nào đó,” trong khi các giáo hội khác lại duy trì cách giải thích coi Fiducia Supplicans phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, thì “chắc chắn đó sẽ là một bước quan trọng hướng tới sự mất hợp nhất lớn hơn trong Giáo hội”.

Và trong khi linh mục này hoan nghênh bản minh xác của Đức Hồng Y Fernández, đặc biệt lời khẳng định cho rằng các giám mục có thể đưa ra hướng dẫn để bảo đảm việc thực thi theo cách tránh nhầm lẫn, ngài thừa nhận rằng lời khẳng định rằng hướng dẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo hội có thể không được mọi phía tiếp nhận một cách nghiêm túc bằng một hành động thích đáng.

“Một số người tiếp tục hỏi, ‘Nếu không có sự thay đổi về tín lý, thì tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin tiếp tục kiềm chế không tố cáo những người đang biến tuyên bố thành công cụ để thúc đẩy các phước lành phạm thượng được thiết kế để tha thứ và chấp thuận các tình huống bất hợp lệ?’”

Lạm dụng rõ ràng

Cha Gahl có thể đã nghĩ đến một điển hình cụ thể: Cha James Martin Dòng Tên ban phép lành cho hai người đàn ông “kết hôn” dân sự một ngày sau khi Fiducia Supplicans được công bố - với tờ The New York Times có mặt để ghi lại sự kiện này.

Mặc dù vị linh mục đã sử dụng phép lành tổng quát, nhưng một ngày trước đó ngài đã bày tỏ sự phấn khích của mình khi công khai chúc phúc cho “những người bạn trong hôn nhân đồng tính” của mình.

Cha Gahl cho biết lời chúc phúc trong đó hai người đàn ông nắm tay nhau rõ ràng là nhằm mục đích “khẳng định và tha thứ cho những người đàn ông quan hệ tình dục đồng tính”.

Cha Gahl nói: “Ý nghĩa ở đây là Cha James Martin đang chúc lành cho mối quan hệ của họ chứ không chỉ riêng từng người trong số họ”, đồng thời lưu ý rằng trong bối cảnh hiện tại của Mỹ, một cặp đồng tính ngụ hàm hoạt động tình dục.

Thực thế, một trong hai người đàn ông đã nhận được phép lành, Jason Steidl Jack, đã đăng một bài viết về trải nghiệm trên trang web “Outreach” của Cha Martin vài ngày sau đó, ban đầu nói về “phước lành cho những cuộc kết hợp đồng tính”. Bài báo sau đó đã được chỉnh sửa để đề cập đến “các cặp đồng tính”.

Cha Pietrzyk dường như đang đề cập đến Cha Martin khi nói về một linh mục ở Hoa Kỳ đã áp dụng hướng dẫn “một cách trực tiếp chống lại những lời lẽ rõ ràng” của tài liệu và “được biết đến là bạn của Đức Giáo Hoàng.” Cha Martin và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao đổi thư từ cá nhân, và Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến người đồng tu Dòng Tên của mình trong nhiều cuộc tiếp kiến riêng.

Với mối liên hệ được nhận thấy giữa hai bên, Cha Pietrzyk cho biết các thẩm quyền Giáo hội địa phương có thể do dự trong việc can thiệp, vì điều đó có thể bị coi là một cuộc tấn công gián tiếp vào Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, vị tu sĩ Đa Minh cho biết, Tòa Thánh là cơ quan duy nhất có thể công khai sửa sai vị linh mục đang bị nghi vấn.

Cha Pietrzyk nói: “Việc họ tiếp tục từ chối làm như vậy cho phép thông điệp bị bóp méo của ngài vẫn là cách giải thích được đón nhận rộng rãi, đặc biệt là khi sử dụng các đồng minh của ngài trong giới báo chí thế tục. Điều này khiến nhiều người kết luận rằng [Bộ Giáo Lý Đức Tin] trên thực tế không quan tâm đến việc đảm bảo cách giải thích chính xác, vì hành động của họ không đi đôi với lời nói.”

Viết trong First Things, nhà bình luận Công Giáo George Weigel cũng đưa ra lời phê bình tương tự.

“Nếu vị Hồng Y thực sự không hài lòng với cách tài liệu của ngài bị thao túng, tại sao ngài không tái bối cảnh hóa Fiducia Supplicans (có thể nói như vậy) bằng cách chỉ trích các giáo sĩ đã nhanh chóng tiến hành 'phúc lành' đồng tính theo cách rõ ràng đã được lên kế hoạch trước đó (ít nhất là để thu hút sự chú ý của giới truyền thông), một cách gần như mang tính phụng vụ, và điều đó đã làm mờ đi một cách rõ ràng các đường lối giáo lý và đạo đức mà Đức Hồng Y cho rằng tài liệu của ngài đã đưa ra?”

Thúc đẩy của Đức

Tác động của Fiducia Supplicans đối với sự hợp nhất của Giáo hội không phải là điều được cân nhắc kỹ khi công bố. Thực thế, Đức Hồng Y Fernández kể từ đó đã mô tả tuyên bố này như một nỗ lực nhằm đưa ra một con đường chung hướng tới Giáo hội hoàn vũ về một vấn đề đang đe dọa chia rẽ Giáo hội.

Đặc biệt, ngài mô tả hướng dẫn này như một “thông điệp rõ ràng” gửi các giám mục Đức “giác ngộ” rằng mặc dù việc chúc phúc không chính thức cho các cặp sống chung được cho phép, nhưng việc các vị thúc đẩy thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục và ban phép lành chính thức cho các cặp vợ chồng là điều không thể đứng vững.

Đức Hồng Y Fernández nói với tờ báo Công Giáo Đức Die Tagespost vào ngày 3 tháng 1, “Đó không phải là câu trả lời mà người dân ở hai hoặc ba quốc gia mong muốn có được. Đúng hơn, đây là một đáp ứng mục vụ mà mọi người đều có thể chấp nhận, dù gặp khó khăn”.

Nhưng trong khi Đức Hồng Y nói rằng các giám mục Đức “nên viết lại đề xuất của họ” liên quan đến các phép lành được nghi thức hóa, thì có vẻ như nếu không có chấp pháp, họ sẽ coi đó chỉ là một gợi ý.

Vào ngày 4 tháng 1, Giám mục người Đức Herwig Gössl, người mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới bổ nhiệm lãnh đạo Tổng giáo phận Bamberg, nói rằng ngài nghĩ rằng việc Vatican cho phép ban phước cho các cặp đồng tính sẽ đi kèm với một sự thay đổi về mặt tín lý về tội lỗi của các hành vi đồng tính luyến ái, đồng thời nói thêm rằng "đây không phải là kết thúc của cuộc tranh luận."

Gregor Podschun, người đứng đầu một liên đoàn được Giáo hội công nhận dành cho giới trẻ Công Giáo Đức và có vai trò lãnh đạo trong Con đường Đồng nghị, còn đi xa hơn, gọi Đức Giáo Hoàng và Vatican là “kẻ thù ghét con người và phân biệt đối xử” vì không chấp nhận quan hệ tình dục đồng tính trong Fiducia Supplicans .

Những bình luận này theo sau tuyên bố ngày 20 tháng 12 của người lãnh đạo một tổ chức giáo dân hùng mạnh của Đức rằng Fiducia Supplicans sẽ không cản trở các kế hoạch khai triển và phân phối các bản văn chính thức để ban phước cho các kết hợp đồng tính ở Đức.

Birgit Mock, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, cũng nói thêm rằng việc ban phép lành cho các cặp đồng tính cuối cùng có thể dẫn đến một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội.

Mock nói: “Chúng ta sẽ phải chờ xem. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy rằng Vatican luôn tốt cho những điều bất ngờ.”

Hành động sắp tới?

Liên quan đến tình hình ở Đức, Đức Hồng Y Fernández nói rằng lãnh đạo Vatican “sẽ đưa ra tất cả những giải thích cần thiết” trong các cuộc họp đang diễn ra với các đại diện của Hội đồng Giám mục Đức, cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra trong tháng này.

Và trong cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng 1 với Die Tagespost, ngài nói rằng điều kiện của cuộc đối thoại đang diễn ra với các giám mục Đức là “chúng tôi không tiếp tục đưa ra những quyết định mà sẽ chỉ được thảo luận tại các cuộc họp tiếp theo” - ám chỉ Vatican sẽ đưa ra một giải pháp đường lối cứng rắn về việc cấm các loại phép lành theo nghi thức được Con đường Đồng nghị thông qua.

Đức Hồng Y Fernández cho biết ngài cũng đang “lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Đức để có một số cuộc trò chuyện mà tôi tin là quan trọng”.

Tuy nhiên, các nhà phê bình tiếp tục cảnh cáo rằng lời nói sẽ không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng và mối đe dọa ly giáo.

Cha Pietrzyk nói rằng nếu Bộ Giáo Lý Đức Tin không thể sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans và hỗ trợ các giám mục trấn áp những ứng dụng sai của nó, thì điều đó “sẽ chứng tỏ rằng đây không chỉ đơn giản là một khái niệm mở rộng về ý nghĩa của 'phước lành' mà là một ý định có chủ ý để thay đổi sự hiểu biết của Giáo hội về hôn nhân và tội lỗi.”

Vị linh mục Đa Minh nói: “vấn đề ‘chấp pháp’ sẽ cho thấy liệu vị bộ trưởng có nghiêm túc về những gì ngài khẳng định trong tài liệu này hay không”.

Tác giả bài viết: Vũ Văn An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.