www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
20:47 CDT Thứ tư, 18/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 12898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279525

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23546909

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

Tờ Avvnire: Sau 15 tháng sống tại Medjugorje, Đặc sứ của Đức Thánh Cha nói gì?

Thứ bảy - 06/04/2019 07:42
Mễ Du

Mễ Du

Tờ Avvnire, nghĩa là Tương lai, là nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, đặt trụ sở ở thành phố Milan, với số phát hành lên đến hơn 100,000 ấn bản mỗi ngày. Trong số ra ngày thứ Năm 4 tháng Tư ký giả Vincenzo Varagona đã có cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser là Đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Medjugorje mà người Việt thường gọi là Mễ Du.

Nguyên bản tiếng Ý “Inviato di papa Francesco. Parla monsignor Hoser: Medjugorje segno di una Chiesa viva”, có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:

Được Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến, Đức Cha Hoser nói: Medjugorje là dấu chỉ của một Giáo hội sống động.
Vincenzo Varagona

“Medjugorje là dấu chỉ của một Giáo hội sống động,” Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, người Ba Lan, cho tờ Avvnire biết như trên sau 15 tháng thay mặt cho Đức Thánh Cha tại đây. Ngài từng được bổ nhiệm tại Phi châu, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Medjugorje, một giáo xứ trong vùng Balkan được toàn thế giới biết đến sau các báo cáo cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 năm 1981. Một số trong sáu người được tin là đã thấy Đức Mẹ hiện ra cho rằng Đức Mẹ vẫn tiếp tục hiện ra. 

Đức Tổng Giám Mục Hoser đã dành cho tờ Avvnire cuộc phỏng vấn sau đây khi ngài vừa chấm dứt một bài giáo lý cho một nhóm rất đông những người hành hương Ý, trong “căn phòng màu vàng” rất rộng lớn, là nơi cũng được sử dụng để các tín hữu có thể theo dõi các nghi thức Phụng Vụ qua các màn ảnh truyền hình được đặt nơi đây, vì ngôi nhà thờ lớn đã trở nên không đủ chỗ. 

Vincenzo Varagona: Khung cảnh trước mắt chúng ta là một ngôi “nhà thờ chính tòa” được mọc lên không thể giải thích được trong một vùng nông thôn không có người ở.

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Đó là một dấu chỉ tiên tri. Ngày nay khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, từ 80 quốc gia. Mỗi năm chúng tôi tiếp gần ba triệu người. 

Vincenzo Varagona: Đức Cha đánh giá thế nào về thực tại này? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Tôi đánh giá trên ba bình diện. Thứ nhất là trên bình diện địa phương, giáo xứ; thứ hai là trên bình diện quốc tế, được nối kết với lịch sử của miền đất này, nơi có những người Croatia, Bosnia, Công Giáo, Hồi giáo, Chính thống; và thứ ba là bình diện toàn cầu, với các tín hữu đến từ mọi lục địa, đặc biệt là người trẻ.

Vincenzo Varagona: Trước những hiện tượng như thế này, luôn luôn có những ý kiến trái ngược được thảo luận một cách thẳng thắn, Đức Cha có ý kiến gì không? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Medjugorje không còn là một nơi bị “nghi ngờ”. Tôi được Đức Giáo Hoàng phái đến để đánh giá hoạt động mục vụ tại giáo xứ này, nơi lòng đạo đức bình dân rất mãnh liệt, được hình thành một mặt từ những hoạt động phụng tự truyền thống như đọc Kinh Mân Côi, chầu Thánh Thể, các cuộc hành hương, Đàng Thánh Giá; và mặt khác là các hoạt động đâm rễ trong các bí tích, ví dụ như bí tích Hòa giải.

Vincenzo Varagona: So với các kinh nghiệm Đức Cha đã trải qua ở các nơi khác, điều gì đánh động Đức Cha nhất ở đây?

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Đây là một môi trường thích hợp cho im lặng và chiêm niệm. Bầu khí cầu nguyện lan tỏa không chỉ dọc theo Đàng Thánh Giá, mà còn trong “tam giác” được vẽ từ nhà thờ San Giacomo, đến ngọn đồi hiện ra và chấm dứt ở núi Krizevac. Trên đỉnh núi này từ năm 1933 đã có một cây thánh giá lớn màu trắng, được dựng lên nửa thế kỷ trước khi có các cuộc hiện ra, nghĩa là vào năm thứ 1,900 năm sau cái chết của Chúa Giêsu. Những điểm này là yếu tố cấu thành cuộc hành hương đến Medjugorje. Phần đông các tín hữu không đến đây vì các cuộc hiện ra. Bầu khí thinh lặng cầu nguyện với những giai điệu nhẹ nhàng của âm nhạc hài hòa là một phần của văn hóa này, trầm buồn, sâu lắng, nhưng đầy sự dịu dàng. Nhiều bản nhạc của cộng đoàn Taizé được dùng, tạo nên bầu khí thích hợp để suy gẫm, chiêm niệm, phân tích đời sống của mình và cuối cùng đối với nhiều người là hoán cải. Nhiều người chọn những giờ vào ban đêm để đi lên các đồi hiện ra và lên cả núi Thánh giá Krizevac. 

Vincenzo Varagona: Mối quan hệ của Đức Cha với các “thị nhân” như thế nào, thưa Đức Cha?

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Tôi đã gặp tất cả. Lúc đầu tôi gặp bốn người, rồi hai người kia nữa. Mỗi người trong số họ có câu chuyện riêng, một gia đình riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ phải tham gia vào cuộc sống của giáo xứ. 

Vincenzo Varagona: Công việc của Đức Cha tại đây như thế nào?

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Tôi chú trọng đặc biệt đến vấn đề củng cố đời sống tâm linh. Tất nhiên, không dễ để nói về điều đó với những người, mà lúc này lúc khác bằng các phương pháp khác nhau, tuyên bố rằng mình đã nhận được thông điệp của Đức Mẹ trong gần 40 năm qua. Tất cả chúng ta đều biết rằng tất cả mọi người, kể cả các giám mục, đều cần phải được liên tục củng cố đời sống tâm linh, trong bối cảnh cộng đồng thậm chí điều này còn cần hơn thế nữa. Đời sống tâm linh là một chiều kích cần phải được củng cố, với lòng kiên nhẫn. 

Vincenzo Varagona: Đức Cha có thấy nguy cơ tập chú quá mức vào việc tôn sùng Đức Mẹ không? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Chắc chắn không. Lòng đạo đức bình dân nơi đây tập trung vào Mẹ Maria, Nữ Vương hòa bình, nhưng đó vẫn là việc phụng tự có tính “Christocentric”, nghĩa là quy hướng về Chúa Kitô. 

Vincenzo Varagona: Các căng thẳng với Giáo phận Mostar có giảm bớt không, thưa Đức Cha? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Đã có những hiểu lầm về chủ đề của các cuộc hiện ra, chúng tôi đã đặt ở trung tâm các mối quan hệ và trên hết là sự hợp tác trong lãnh vực mục vụ, kể từ đó các mối quan hệ đã phát triển không có nghi ngại nào nữa.

Vincenzo Varagona: Đức Cha nghĩ tương lai của Medjugorje sẽ như thế nào? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Thật không dễ để trả lời câu hỏi này. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng tôi có thể nói về những gì đã đạt được và đạt được ra sao. Đó là một kinh nghiệm sâu sắc với 700 ơn gọi đời sống thánh hiến và linh mục, điều đó chắc chắn chỉ có thể có được khi bản sắc Kitô được củng cố, trong đó con người, qua Đức Maria, quay về với Chúa Kitô phục sinh. Đối với bất kỳ ai đến với nơi này, Medjugorje đưa ra hình ảnh của một Giáo hội vẫn sống động và đặc biệt là trẻ trung. 

Vincenzo Varagona: Thưa Đức Cha, đâu là điều đánh động ngài nhất trong những tháng ngày sống ở đây? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Giáo xứ này là một giáo xứ nghèo, với một vài linh mục được làm giàu về mặt tâm linh nhờ có nhiều linh mục nước ngoài đi cùng với những người hành hương. Không chỉ có thế, chúng tôi còn có thêm nhân sự. Có một anh chàng người Úc, một người nghiện rượu, và nghiện cả ma túy. Tại đây, anh ta đã hoán cải và quyết định trở thành một linh mục. Tôi rất cảm động trước hàng dài những người đến với bí tích hòa giải. Có những người đến đây chỉ để xưng tội. Tôi có ấn tượng sâu sắc trước hàng ngàn gương hoán cải. 

Vincenzo Varagona: Đức Cha có nghĩ là sự đột phá này cũng có thể đến từ sự công nhận Medjugorje như một giáo xứ trực thuộc Tòa Thánh? 

Đức Tổng Giám Mục Hoser: Tôi không loại trừ điều này. Việc có một đặc sứ của Đức Thánh Cha tại đây đã được hoan nghênh, như một dấu chỉ của sự cởi mở đối với một biến cố tôn giáo có tầm mức quan trọng đến mức nơi đây đã trở thành một điểm tham chiếu quốc tế.
Source:Avvnire

Tác giả bài viết: Đặng Tự Do

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.