Chữa lành con tim khi người bạn đời đã khuất bóng
Thứ tư - 18/03/2015 07:19
Cầu nguyện
Bạn cứ để cho nỗi buồn, mất mát được khuây khỏa qua thời gian. Đối với một số người, tiến trình này có thể mất vài tháng; còn những người khác, có thể là năm này qua năm nọ. Bạn hãy luôn tín thác và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ chỉ cho bạn một hướng đi thật đúng đắn.
Những ai đã mất đi người bạn đời tri kỷ, trăm năm, cũng đều phải diện đối với một sự chọn lựa: hoặc là sống trong quá khứ, hoài niệm hay là nắm bắt lấy tương lai.
Hai nữ tác giả mẹ con là: Mary Ellen Berry và Carmen Renee Berry đã phải đội tang chồng và cha, một nỗi mất mát lớn lao, mà họ không thể nào có thể hình dung ra được. Sau nhiều năm tháng thương tiếc, họ đã quyết định trổi dậy, mặc dầu tình yêu thương dành cho người đã khuất, vẫn không bao giờ lịm tắt trong trái tim họ. Qua bài viết bằng tiếng Anh được đăng trong Nguyệt San Công Giáo / Kiến Thức Công Giáo (Catholic Digest) số ra tháng 01/2005 từ trang 43 đến trang 49, họ đã chia sẽ 9 bí quyết sau để giúp bạn chữa lành con tim, khi người bạn đời đã khuất bóng.
Thật thế, dựng xây lại một cuộc sống mới, sau cái chết của người chồng/vợ, quả là điều không mấy dễ dàng, thật lắm nhiều đớn đau, và rĩ máu. Những bí quyết sau có thể giúp bạn chữa lành được con tim, cứ một ngày, một ngày một. ...
Bước 1: Khởi Đầu Lại (Getting Started)
Bạn cứ để cho nỗi buồn, mất mát được khuây khỏa qua thời gian. Đối với một số người, tiến trình này có thể mất vài tháng; còn những người khác, có thể là năm này qua năm nọ. Bạn hãy luôn tín thác và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ chỉ cho bạn một hướng đi thật đúng đắn.
Hãy mong đợi những điều tốt lành. Trông có vẽ như là bạn sẽ không bao giờ còn có thể tìm thấy lại được niềm hạnh phúc, nhưng nếu bạn biết suy nghĩ một cách chính chắn và tích cực hơn, bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy.
Việc bạn cứ muốn hỏi “Tại sao?” là điều đúng thôi. Rồi có lúc, bạn có những suy nghĩ giận dữ hướng về Thiên Chúa hay bạn cảm thấy đức tin của mình bị lung lay và giao động, thì đó chính là những phản ứng bình thường trước cái chết của người chồng/vợ dấu yêu, nhưng chúng có thể làm cho bạn thống khổ và đớn đau nhiều hơn, nếu như bạn cứ để chúng điều khiển bạn. Đừng để cuộc đời và đức tin của bạn bị chết chặt đi, khi bạn vẫn chưa thể nào tìm ra được những câu lý giải. Hãy thành thật với Thiên Chúa, và tỏ bày cho Ngài biết về những cảm tưởng của bạn. Hãy tìm một lời khuyên tinh thần trong khi bạn cứ tiếp tục sống và thực hành đức tin của bạn.
Hãy gần gũi với những người biết cảm thông, hiểu biết và chia sẽ. Hãy nói chuyện với những người bạn biết lắng nghe và hổ trợ bạn trên con đường đi tới, ngay cả những lúc bạn bạn bối rối và nghi ngờ.
Hãy tránh thật xa thuốc men và rượu, vì chúng tạm thời có thể giúp bạn khuây khoa đi nổi đớn đau, thống khổ, nhưng chúng có thể khiến cho bạn bị nghiện, để rồi bạn sẽ bị bệnh hoạn nhiều hơn và càng bị trầm uất nhiều hơn.
Hãy tỉnh táo nhận biết ra lúc nào mà sự suy nhược chiếm trọn lấy bạn. Một số người thì bị suy nhược nặng vào buổi sáng; số khác thì lại vào ban đêm, do đó, hãy lên kế hoạch hoạt động tương ứng. Hãy làm những việc khó nhất ngay lúc bạn cảm thấy mạnh khỏe nhất. Còn những lúc bị suy nhược, thì hãy nên gần với những ai có thể giúp bạn mở rộng và nâng tâm trí lên. Hoặc bạn cũng có thể gia nhập nhóm hổ trợ, vốn vẫn thường hay gặp nhau vào mỗi buổi chiều, hay cố có thói quen tập thể dục buổi sáng.
Hãy để cho Thiên Chúa hiện diện để Ngài an ủi bạn. Sách Thánh Kinh có rất nhiều lời cầu nguyện, dành cho những ai bị bối rối, giận dữ, và đau khổ. Có lẽ, chúng ta được gởi trao cho những lời nguyện cầu này, nhằm nhắc nhớ chúng ta về sự hiểu biết và tình yêu thương của Thiên Chúa. Đọc Thánh Kinh, cụ thể là đọc những câu Thánh Vịnh chẳng hạn, sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều niềm an ủi.
Bước 2: Hãy Biết Chấp Nhận Sự Thay Đổi (Accepting Change)
Đừng mong chờ sự thiên hảo. Bạn cứ dành thời gian để tự thích ứng với cuộc sống mới. Bạn không hề biết mình giờ đây đã trở thành người góa bụa/phụ, nhưng không sao cả.
Cứ chậm chậm, từng bước, từng bước một. Đừng bắt ép bản thân bạn phải quay trở về những nơi thân thương xưa củ hay sống với những ai luôn gợi lên cho bạn nhiều nổi đau đớn và kỷ niệm củ. Thời gian sẽ giúp bạn chữa lành vết thương lòng, mặc dầu rằng, những nơi thân quen, và những con người thân thuộc ấy cũng có thể là những lời nhắc nhở, ủi an bạn về một tình yêu mà bạn đã từng yêu say đắm và hy sinh.
Hãy luôn nhớ, Thiên Chúa có một mục đích cho cuộc đời bạn. Cuộc sống của bạn đã không được bắt đầu khi bạn vừa cưới chồng/vợ, cũng chẳng phải là kết cục, khi như người chồng/vợ khuất bóng chiều canh. Thiên Chúa luôn nghĩ đến bạn và có một điều gì đó đặc biệt dành cho riêng bạn, vào từng phút giây của cuộc sống bạn.
Hãy biết cách chấp nhận rằng cuộc sống của bạn không thể nào có thể bị đổi thay được. Mặc dầu việc gìn giữ và nhung nhớ những kỷ niệm yêu thương trong quá khứ với người bạn đời là lẽ tự nhiên, thế nhưng bạn hãy biết bắt đầu chấp nhận hiện tại, để qui hướng vào một mục đích mới mà Thiên Chúa dành cho cuộc đời bạn.
Bước 3: Hành Xử/Chia Sẽ Nỗi Mất Mát Ấy Với Gia Đình Của Bạn (Handling Grief With Your Family)
Bạn hãy trở thành một mẫu gương mới. Bằng việc nhìn thấy bạn biết đối đầu với những thách đố mới của cuộc sống, các con và các cháu/chắt của bạn, sẽ học biết được rằng, chúng cũng thế, cũng có thể vượt qua những nổi đau đớn, mất mát và khó khăn này.
Hãy gìn giữ những kỷ niệm đẹp của người đã khuất. Mặc dầu, người cha/mẹ của các đứa con của bạn giờ đây đã không còn hiện diện về mặt thể lý nữa, thế nhưng người cha/mẹ ấy vẫn còn tồn tại mãi trong trí nhớ và suy nghĩ của các con trẻ. Nhắc lại những kỷ niệm hay cá tính tích cực tiêu biểu, những mẩu chuyện giai thoạt ưa thích, và những kỷ niệm gia đình có thể giúp cho những đứa con của bạn, và ngay cả chính bạn, cảm nghiệm được một sự kết gắn lành mạnh với người thân yêu, đã khuất bóng, tàn canh.
Hãy chứng tỏ cho các con trẻ việc cảm thấy sung sướng, hạnh phúc là không có gì sai trái cả. Rất nhiều nguời trong chúng ta cảm thấy có lỗi khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc ngay khi người chồng/vợ của chúng ta vừa mới qua đời. Thế nhưng, niềm vui và tiếng cười chính là một điều gì đó rất lành mạnh và cần thiết trong đời sống, trong việc chữa lành vết đau nhói của con tim. Nếu các con của bạn trông thấy bạn hạnh phúc, thì chúng sẽ ôm lấy lại niềm vui trong trái tim sâu thẳm của chúng.
Hãy chấp nhận sự nâng đỡ, hỗ trợ từ những đứa con của bạn. Vì lẽ, có rất nhiều sự thật khôn ngoan nhất, được xuất phát ra từ miệng của các con trẻ; hãy lắng nghe và cho phép chúng an ủi, và động viên bạn. Chúng có thể muốn dành nhiều thời giờ cho bạn, muốn trở thành người che chở, bảo vệ cho bạn hơn trước đây; hãy cho chúng biết là bạn rất trân trọng và quý mến sự chăm sóc và lo lắng của chúng.
Hãy hoán chuyển dần mọi truyền thống của gia đình, vì chưng, những truyền thống gia đình vốn mang lại những suy nghĩ buồn, thì cũng có thể sẽ mang lại nhiều niềm hạnh phúc khi được cải mới đi. Hãy xem xét và mời những người bạn mới cùng gia nhập vào việc tổ chức những sinh hoạt truyền thống của gia đình. Hãy tìm ra những phương cách mới để duy trì truyền thống của gia đình mãi cho đến chừng nào chúng có thể giúp cho bạn nhớ lại những thời kỳ vui vẽ, đầm ấm trong gia đình. Đừng ngại ngùng khi phải bỏ qua một truyền thống nào đó của gia đình, vốn chẳng giúp được gì cho bạn trong cuộc sống mới.
Bước 4: Điều Chỉnh Chuyện Tài Chánh (Making Financial Adjustments)
Bạn hãy trở nên như là một người sinh viên tài chánh vậy. Bây giờ chính là lúc thuận tiện để bạn có thêm nhiều kiến thức về tài chánh. Hãy đọc các cuốn sách, dự những buổi hội thảo, truy cập và tìm tòi trên mạng Internet, và chuyện trò với những người bạn, và những người trong gia đình.
Đừng để cho cuộc sống nỗi trôi, gập gềnh trên sóng nước. Giờ đây, chính là lúc mà bạn phải tự mình quản lý tiền của. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu như bạn biết nghĩ sâu, nghĩ xa, hơn là phải nuối tiếc những quyết định trong quá khứ.
Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo. Hãy xem những hạn hẹp về mặt tài chánh, và những lúc thua lổ, thiếu thốn như là những thử thách để bạn khắc phục, cũng như tìm ra những giải pháp sáng tạo mới, thì điều này có thể giúp cho bạn có cảm tưởng là bạn đã hoàn thành tốt một sứ vụ nào đó.
Bước 5: Làm Mới Lại Ngôi Nhà (Making A New Home)
Hãy để cho tiến trình lọc lựa ra những gì phụ thuộc về người quá cố, để giúp bạn được chữa lành. Lọc lại những thứ mà người bạn đời của bạn đã để lại, cũng là cách giúp bạn vơi đi nỗi buồn, mất mác.
Hãy giữ lại những gì mà bạn muốn. Có một số đồ mà bạn sẽ không bao giờ muốn xa lìa chúng, vì chúng có những ý nghĩa quan trọng về mặt tình cảm, nhưng cũng đừng giữ lại những thứ chẳng nhắc nhớ gì cho bạn cả. Hãy mở một buổi bán đồ tại nhà đậu xe (garage sale) vào ngày thứ bảy, hay cho hội từ thiện những thứ đồ đó.
Hãy tự do trang trí lại theo cách mà bạn thích. Bây giờ chính là lúc mà bạn muốn trang trí căn nhà theo đúng ý của bạn, mà không cần phải năn nĩ, thương lượng hay thỏa hiệp nữa.
Hãy biết thích ứng với cách sắp đặt mới. Một số người cảm thấy an ủi với những gì là quen thuộc; còn một số khác thì cần có sự thay đổi mới. Bạn có thể ở cùng hay chia sẽ một căn hộ với một người bạn nào đó, hay một ngôi biệt thự nhỏ ngó ra biển. Bạn hãy dành thời gian để quyết định xem bạn muốn sống tại đâu, và biết dung hòa với những ý tưởng mới.
Bước 6: Kết Gắn Lại Với Những Người Khác (Reconnecting With Others)
Hãy biết cân bằng thời gian. Nếu bạn bận rộn ngay vào một điều gì đó, thì nó sẽ làm cho nỗi mất mát của bạn bị trì hoãn đi, nhưng nếu dành quá nhiều thời gian cho chính bản thân mình, sẽ khiến bạn cảm thấy côi đơn, bóng lẻ. Hãy tạo sự cân bằng giữa việc bạn cần thời gian để khuây khỏa nổi buồn và thời gian bạn cần người khác hổ trợ và hiện diện.
Hãy biết nhận ra món quà duy nhất của bạn. Giờ đây, bạn đang trong tiến trình chữa lành, bạn hiểu rõ những gì cần phải kinh qua, để tìm cách giúp đỡ lại cho những người khác. Hãy nghĩ ra các phương cách để khuyến khích, an ủi và hổ trợ những người khác bằng chính sức mạnh và kiến thức mới của riêng bạn.
Hãy làm điều gì đó để tôn vinh, trân trọng người bạn đời quá cố của bạn. Một trong những phương cách lành mạnh và tích cực để biểu lộ tình yêu, thương và sự trân trọng của bạn, đối với người bạn đời quá cố, chính là việc mở/thiết lập ra một quỹ tưởng niệm (memorial fund), mà bạn đích thân tài trợ hay tìm sự quyên cúng. Quỹ này sẽ giữ cho những kỷ niệm về người bạn đời quá cố của bạn được sống mãi, và cũng là cách để bạn giúp đỡ những người khác. Bạn có thể cung cấp học bổng cho các sinh viên nghèo, hiếu học; hổ trợ cho người vô gia cư; cổ võ sự chống lại việc hành hạ trẻ em; hay hổ trợ các hoạt động chính của nhà thờ, xứ đạo nơi bạn ở. Bắt đầu quỹ này cũng có thể là một bước đi lên trong cuộc đời của bạn. Bạn rồi sẽ thấy mình bị lôi cuốn vào những công việc có ý nghĩa, và đóng góp được phần nào đó cho lợi ích chung, mà bạn không hề hay biết.
Bước 7: Hãy Nghĩ Đến Một Người Bạn Đời Mới (Thinking About A New Partner)
Hãy nhận thức rõ rằng bạn không cần phải có một người bạn đời lý tưởng, tình tứ, để có thể có được niềm hạnh phúc. Mặc dầu rằng bạn vẫn còn nhớ đến người bạn đời đã khuất, hãy luôn biết mở rộng lòng bạn để sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa như là một người độc thân.
Hãy dành thời gian để chuẩn bị cho một mối tình lãng mạn mới. Đừng cố gắng trì hoãn việc đội tang chồng/vợ bằng cách phải lánh xa với người khác. Việc để cho vơi đi nổi mất mát chính là một bước cần thiết để dựng xây lại một cuộc sống mới. Hãy dành thời gian để có cảm tưởng và để biểu lộ những cảm tình của bạn. Một mối tình lãng mạn mới có thể đến với bạn khi thời gian cho phép.
Đừng bao giờ nói là không bao giờ. Bạn có thể không bao giờ nghĩ rằng bạn có thể yêu trở lại, thế nhưng, bạn không bao giờ có thể biết được rằng một người tuyệt vời nào đó, mà bạn có thể gặp. Hãy rộng mở với mọi tình huống.
Bước 8: Hãy Khám Phá Ra Những Năng Khiếu và Sở Thích Của Bạn (Exploring Your Own Talents And Hobbies)
Hãy theo dấu của người bạn đời quá cố của bạn. Một số người tìm lại được lẽ sống của riêng của họ bằng việc tiếp nối công việc dang dỡ của người bạn đời đã khuất bóng.
Hãy nhận biết ra những tài năng của bạn. Đôi lúc chúng ta phải gác những giấc mơ và hoài bão lại để nuôi nấng con cái và bắt đầu một gia đình mới hay để ủng hộ cho cuộc hôn nhân của chúng ta. Bây giờ chính là lúc để thổi hơi thở của cuộc sống mới vào những hoài bão ấy. Hãy nghiên cứu làm việc gì đó hoàn toàn mới mẽ.
Hãy khám phá ra những sở thích và thú tiêu khiển của bạn. Hãy lập ra một danh sách những thứ mà bạn ưa thích (chẳng hạn như: làm vườn, leo núi đá, hay khiêu vũ, chẳng hạn). Hãy nghĩ ra cách để bạn có thể biến những sở thích và thú tiêu khiển đó trở nên một điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời của bạn (chẳng hạn như: gia nhập câu lạc bộ làm vườn, thực hiện một chuyến đi leo núi với bạn bè; hay gia nhập vào câu lạc bộ khiêu vũ.) Hãy vào thư viện, đọc các tạp chí hay tra trên mạng Internet những ý tưởng về những sở thích và thú tiêu khiển mới đó của bạn.
Hãy đi du lịch. Thay vì phải ngồi nhà một mình, vì bạn đã mất đi, người bạn du lịch đồng hành của bạn, hãy tìm một người bạn nào đó và đi du dịch trở lại. Nếu điều kiện an toàn cho phép, bạn có thể khám phá ra rằng bạn thích đi du lịch một mình, thích sự yên tĩnh và uyển chuyển trong mọi quyết định của riêng bạn.
Bước 9: Đón Nhận Lấy Ơn Nghĩa (Embracing Gratitude)
Sống trong sự tiếc nuối có thể làm cho chúng ta ngu muội, mù mờ, về rất nhiều cách thức tài tình mà Thiên Chúa đang tác động trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể sẽ không biết ơn vì người bạn đời của chúng ta đã khuất bóng, nhưng chúng ta nên biết ơn về cách thức mà Thiên Chúa đã giúp đỡ chúng ta thông qua sự mất mát đau đớn này. Hãy dâng lên cho Thiên Chúa những điều tiếc nuối mà bạn có. Và bằng cách làm như thế, bạn tự cho phép mình biết đón nhận ơn nghĩa mà Thiên Chúa đã cho bạn trong những phút giây hạnh phúc, trong những kỷ niệm, mà bạn đã từng sớt chia, với người bạn đời dấu yêu, đã khuất bóng.
Và sau cùng, bạn muốn nhận được thêm nhiều thông tin về các phương cách đối phó với sự nhu nhược, buồn tủi, hãy liên hệ với:
Hội Nhu Nhược Quốc Gia (National Foundation for Depressive Illness, Inc.)
Số điện thoại miễn phí là: 1-800-239-1265
Hay vào trang web của Hội tại địa chỉ: www.depression.org
Hiệp Hội Về Sức Khỏe Tâm Thần (National Mental Health Association)
Số điện thoại miễn phí là: 1-800-969-6642
Hay vào trang web của Hội tại địa chỉ: www.nmha.org