www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
02:19 EDT Thứ tư, 19/03/2025

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 55

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 412910

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 28510962

Trang nhất » Tin Tức » Vui buồn cuộc sống » Xã hội

Dạy trẻ cách từ chối

Thứ bảy - 07/11/2015 09:34
Dạy trẻ cách từ chối

Dạy trẻ cách từ chối

Từ chối, là một kỹ năng mà bạn luôn luôn phải tập cho trẻ đồng thời với việc dạy chúng biết cảm ơn. Thậm chí, từ chối còn khó hơn rất nhiều so với cảm ơn vì ngay cả với nhiều người lớn thì từ chối cũng là một kỹ năng sống không hề đơn giản.

Khi nào trẻ cần từ chối và từ chối như thế nào là một vấn đề quan trọng thường gặp trong cuộc sống nhưng các bậc phụ huynh lại ít chú ý đến. Trên thực tế, không có khuôn mẫu nào nhất định cho việc dạy trẻ từ chối. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn nên đưa cho trẻ để giúp chúng có thể từ chối mà không làm phật lòng người đề nghị.

Ngoài vấn đề giáo dục nhân cách và đạo đức cho trẻ thông qua việc dạy trẻ cách từ chối thì những nguyên tắc này còn giúp trẻ tự tin hơn, biết từ chối những yêu cầu của người lạ - một yếu tố đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi không có cha mẹ hay người lớn đi kèm.

Giải thích cho trẻ những trường hợp cần từ chối

Trẻ có thể không tự biết những lúc nào phải từ chối, do vậy cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu và giúp trẻ định nghĩa về những việc có thể và không thể. Từng bước, thông qua các tình huống khác nhau, trẻ sẽ dần dần học được cách nhận biết tình huống nào nên nhận lời tình huống nào nên từ chối. Chẳng hạn, trong các tình huống sau trẻ nên từ chối:

- Món quà quá đắt tiền hoặc không phù hợp với trẻ (một cái áo hai dây là món quà không phù hợp cho bé vì bạn đã từng dạy cô con gái không được mặc đồ quá hở hang…

- Lời đề nghị không phù hợp với truyền thống, những nguyên tắc trong gia đình mà bạn thường dạy chúng (đi về quá trễ, thức quá khuya, hoặc đi xa dài ngày không có người lớn theo cùng...)

- Một món quà hay lời đề nghị từ người lạ, chúng không rõ nguồn gốc, người gửi: có thể nguy hiểm cho chúng nếu không có người lớn kiểm tra. Nhiều trường hợp trẻ bị bắt cóc khi chấp nhận lời mời rủ của người lạ quá dễ dàng và không kiểm chứng.

- Khi chúng chưa được ba mẹ cho phép.

Những nguyên tắc tập cho trẻ khi dạy chúng từ chối

- Phải cảm ơn trước khi từ chối. Đây là việc rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhớ. Người Anh có một câu truyền thống: "thanks any way" hay tương tự trong Tiếng Việt là: "Cảm ơn anh... nhưng...".Câu này có thể làm giảm đi cảm xúc tiêu cực ở người bị từ chối rất nhiều. Luôn phải dạy trẻ biết ghi nhận lòng tốt của người đề nghị.

- Phải từ chối một cách lễ phép. Thái độ là một dạng ngôn ngữ đặ biệt có thể tác động mạnh mẽ đến người đối diện, nhất là khi đó là người bị từ chối. Kèm lời từ chối, là nụ cười dễ thương của trẻ, thì ai mà có thể phật ý? Ngược lại trẻ từ chối kèm theo sự căm ghét hay coi thường, hẳn chúng sẽ không bao giờ nhận được cảm tình từ người đối diện.

- Không nhận xét về món quà, đó là nguyên tắc lịch sự tối thiểu. Khi bạn khen, mà bạn vẫn không nhận quà, có nghĩa là bạn không thật lòng thích chúng. Khi bạn chê bai chúng cùng lúc bạn từ chối, thật sự bạn là người bất lịch sự nhất trên thế giới. Vậy thì nên dạy trẻ từ chối mà không nhận xét gì về món quà đó cả.

- Nên đưa ra lý do để từ chối một cách trung thực. Với trẻ, câu đơn giản nhất là: “cháu chưa được phép của ba mẹ".Nhưng phải để chúng nói câu đó một cách tự giác, chứ không phải do bạn bắt buộc. Lý do "cháu không được phép" sẽ là một lý do nghiêm túc và người đối diện sẽ không thể ép buộc chúng thêm.

- Từ chối mềm mỏng nhưng kiên quyết. Trẻ rất dễ "bị dụ"nên vấn đề quan trọng là chúng không được đổi ý khi người đối diện năn nỉ thêm vài câu hoặc món quà quá hấp dẫn. Với các trường hợp trẻ không có người lớn đi kèm, hãy cảnh báo chúng về những nguy hiểm có thể xảy ra khi chấp nhận yêu cầu của người lạ mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Nguồn tin: Thị trường & Tiêu Thụ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.