www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
01:03 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 76


Hôm nayHôm nay : 54

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 848529

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19069724

Trang nhất » Tin Tức » Vui buồn cuộc sống » Xã hội

Thảm thương Ấn Độ: dân nghèo ăn cỏ ăn chuột, Giáo Hội mở cửa nhà thương trường học cho dân.

Thứ ba - 31/03/2020 18:23
Dân Ấn Độ

Dân Ấn Độ

Mumbai (AsiaNews, 30/3/2020) - Các giáo phận trên khắp Ấn Độ đang gấp rút ứng phó với thảm kịch của người nghèo, là những nạn nhân cuả lệnh ‘đóng cửa toàn quốc’ để ngăn chặn nạn dịch coronavirus.

Nói chuyện với AsiaNews, Đức Cha Felix Machado, tổng giám mục Vasai và tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI), tuyên bố: "Đã nhiều năm qua, Cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé nhưng rộng khắp của chúng tôi đã phục vụ mọi người. Các vị lãnh đạo cuả từng đơn vị cuả chúng tôi trên khắp Ấn Độ đã có sự hiểu biết chi tiết về mọi người sống trong khu vực. Chúng tôi coi họ tất cả là thành viện trong ‘Cộng đồng nhân loại cơ bản,’ vì không ai bị loại trừ ".

Điều kiện éo le của người nghèo đang gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Việc phong tỏa đất nước đã khiến hàng triệu người thất nghiệp ở các thành phố lớn, chủ yếu là người di cư kinh tế đã từng đổ xô đến thành phố để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn. Dù số tiền kiếm được là ít ỏi, họ đã cố gắng gửi về cho gia đình cuả họ đang ở lại trong các làng xóm nông thôn.

Những người di cư như Goutam Lal Meena, kiếm được 400 rupee mỗi ngày ở Gujarat (4,8 euro). Nay mất việc, và vì gián đoạn vận chuyển trên toàn lãnh thổ, anh ta phải trở về nhà bằng cách đi bộ 300 km. Phương tiện truyền thông xã hội, các kênh truyền hình và báo chí đầy những câu chuyện tuyệt vọng như thế này, chẳng hạn như một nhóm công nhân dệt may đã phải đi bộ 500 km từ Rahtak (ở Haryana) đến Kanpur (ở Uttar Pradesh).

Trước thảm kịch của con người này, hôm qua, trong chương trình phát thanh hàng tuần, ông thủ tướng đã xin lỗi về những khó khăn gây ra bởi sự phong tỏa toàn bộ, đặc biệt là cho người nghèo. Tuy nhiên, ông nói thêm, "không có cách nào khác" để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của đại dịch. Ngày nay số người nhiễm bệnh đã tăng lên 1.164, số người chết lên 30.

Cha Warner D'Souza, linh mục chánh xứ nhà thờ St. Jude of Malad và là thư ký của Ủy ban về các sáng kiến mục vụ của tổng giáo phận Mumbai, đã đưa ra một chương trình giúp những nạn nhân khẩn thiết nhất trong cộng đồng.

Đó là đình chỉ ngay sự quyên góp cho quĩ cộng đồng từ các gia đình không còn có khả năng đóng góp; duyệt lại ngân sách các lễ hội trong hai tháng tới để giúp người nghèo; giúp thanh toán tiền thuê nhà cho một gia đình trong cộng đồng St. Michael, đã không thể trả góp trong bảy tháng qua.

Đức Tổng Giám Mục Machado báo cáo rằng "Tất cả những người Dalit (đẳng cấp mạt dân) và Tribals (bộ lạc), người di cư của mọi đẳng cấp và tín ngưỡng, vô gia cư và thất nghiệp vì lệnh ‘khoá cửa quốc gia’, đang được chăm sóc một cách vô vị kỷ, do các Giáo sĩ, tu sĩ nam nữ của giáo phận Vasai, Họ là những công nhân xây dựng và nhiều người mất việc, cùng đi với gia đình. Giáo hội luôn là một người Mẹ, chăm sóc con cái, đặc biệt là những người nghèo, và nhất là vào thời điểm đặc biệt này, Giáo hội ở Ấn Độ thực sự là Mẹ, bao bọc cho con cái trong những lúc cần thiết.”

Giáo phận Nashik ở Maharashtra cũng đang làm việc với người di cư và người Dalits. Đức cha Lourdes Daniel cho biết: “ Tất cả các linh mục và nhà thờ của chúng tôi đều giúp đỡ mọi người đến gõ cửa. Không ai sẽ bị đói. Giáo hội dành cho tất cả mọi người, là nơi ẩn náu cuả họ, và không có phân biệt đối xử dù họ là người Dalit hoặc bộ lạc. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở quận Ahmednagar, nơi tập trung nhiều người nghèo. "

Tổ chức cứu trợ của tổng giáo phận Nagpur đã phân phát lương thực cho 350 gia đình di cư nghèo bị mắc kẹt trong khu vực và không thể về nhà. Đức Tổng Giám Mục Elias Gonsalves nói: "Trái tim tôi dành cho những người đau khổ. Tôi đã ra lệnh cho các giám đốc của hiệp hội Nagpur và Amravati bắt đầu giúp đỡ những người công nhân làm việc tạm thời và những công nhân trong các nhà máy gạch. Xin Chúa giúp chúng tôi giúp họ."

Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của Bangalore cũng phân phát thức ăn và nơi trú ẩn tạm thời cho những người tị nạn mắc kẹt trong tổng giáo phận. Ngài nhấn mạnh rằng "chúng ta không thể chỉ là những người đứng nhìn với một vẻ mặt thông cảm và chỉ cung cấp cho họ một dịch vụ môi mép, điều này chẳng có ý nghĩa gì cả! Ngay cả khi điều đó đòi hỏi một sự hy sinh to lớn, chúng ta sẽ nhân đôi nỗ lực của mình". Ngài vạch ra một kế hoạch chăm sóc xuyên biên giới: các bác sĩ, nữ tu và bệnh viện Kitô giáo phải chăm sóc cho người bệnh và dành toàn bộ một cánh cuả nhà thương để chăm sóc cho người nhiễm dịch; Ngài đã dùng một số trường Công Giáo để cư trú những người di cư, những người người vô gia cư và tị nạn; mỗi giáo xứ phải có tình nguyện viên mang thức ăn và nhu yếu phẩm đến cho người nghèo trong cộng đồng.

Ở Uttar Pradesh, Cha Anand Mathew thuộc Hội Truyền giáo Ấn Độ đang điều phối các tổ chức cứu trợ liên tôn ở tỉnh Varanasi. Họ phân phối 5 kg gạo, 5 kg bột mì, nửa lít dầu mù tạt, nửa kg đậu lăng, rau, xà phòng, muối, khẩu trang, bánh mì và bánh quy cho khoảng 1.000 gia đình thuộc nhiều thể loại tôn giáo và xã hội khác nhau. Ngài nói - những người Dalit và những người nghèo mạt khác đã bị gọi là 'những người ăn chuột' và đang phải ăn cỏ để sống. Chiến dịch này là một phước lành cho họ. "

Tác giả bài viết: Trần Mạnh Trác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.