Nhật Ký Trừ Tà: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà
- Thứ năm - 01/08/2024 20:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tin Thế Giới
1. Mức thiếu hụt ngân sách của Tòa Thánh năm 2023 tăng thêm năm triệu Euro
Theo báo La Repubblica, hay Cộng hòa, xuất bản tại,Ý ngày 26 tháng Bảy vừa qua, trong năm 2023, mức thiếu hụt trong ngân sách của Tòa Thánh là 83 triệu Euro, tức là tăng thêm 5 triệu so với năm 2022 trước đó.
Sở dĩ mức thiếu hụt này không tăng nhiều là nhờ chính sách giảm chi và gia tăng lợi nhuận từ các bất động sản của Tòa Thánh.
Báo “Cộng hòa” cho biết đã nhận được những tin này từ phúc trình ngân sách Tòa Thánh mới được Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh cứu xét, dưới quyền chủ tọa của vị Chủ tịch là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục Giáo phận Munich, bên Đức. Hội đồng gồm tám Hồng Y bảy chuyên gia giáo dân. Theo kết toán đó, toàn bộ số thu nhập của Tòa Thánh là một tỷ 152 triệu Euro, nhưng mức chi lên tới một tỷ 236 triệu. Năm ngoái, Tòa Thánh không công bố kết toán chi thu trong năm 2022. Theo báo Cộng hòa, trong năm 2023, lợi tức tăng 28 triệu Euro, nhưng số chi lại tăng lên 33 triệu. Vì lạm phát và giá nhiên liệu gia tăng, Tòa Thánh phải tăng lương cho các nhân viên.
Vatican không đánh thuế lợi tức và cũng không có chính sách tiền tệ riêng. Lợi tức đến từ những tiền dâng cúng, ví dụ, từ các cuộc lạc quyên gọi là “Đồng tiền thánh Phêrô”. Nhờ việc đơn giản hóa trong việc quyên góp tiền dâng cúng, trong năm ngoài Ngân khoản “Đồng thánh Phêrô” là 48 triệu 400.000 Euro, tăng khoảng năm triệu Euro so với 43 triệu rưỡi Euro trong năm 2022 trước đó.
Do trào lưu tục hóa trong xã hội các nước gia tăng, số tiền đóng góp cho Tòa Thánh từ các nước kinh tế khá nhất và vốn quảng đại với Tòa Thánh, như Mỹ, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Nam Hàn, sẽ tiếp tục giảm sút về lâu về dài.
2. Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #302: Magdalene's Powerful Presence in an Exorcism”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những Nhà Trừ Tà chúng tôi có một số vị thánh “để chạy đến”, vì các ngài đặc biệt có năng lực trừ quỷ. Một trong số các vị ấy là Thánh Nữ Maria Mađalêna. Chúng tôi đặc biệt cầu khẩn Thánh Nữ và áp dụng thánh tích hạng nhất của ngài khi người bị bệnh bị hại bởi ma quỷ liên quan đến tội lỗi tình dục. Chúng tôi thường nhận được phản ứng mạnh mẽ từ ma quỷ.
Đáng chú ý là ngày nay Thánh Nữ Maria Mađalêna đã trở thành một vị thánh được nhiều người yêu mến. Lớn lên tôi không nhớ mình đã từng nghe nhắc đến ngài chưa. Nhìn lại, đây là một sự sơ suất, vì thánh nữ có một vị trí nổi bật trong Tin Mừng với cuộc đời của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Thánh Nữ được nhắc đến tên hơn chục lần. Ngài ở cạnh Mẹ Chúa Giêsu trên đồi Canvê. Thánh nữ là người đầu tiên chứng kiến sự phục sinh của Chúa Kitô và công bố điều đó cho các Tông đồ, do đó Thánh Nữ được gọi một cách chính đáng là “Tông đồ của các Tông đồ”.
Nhưng chúng tôi, những nhà trừ quỷ, đặc biệt cầu xin Thánh Nữ giúp đỡ trong việc trừ quỷ. Tin Mừng nói rõ rằng Thánh Nữ bị 7 quỷ ám và Chúa Giêsu đã giải thoát cho ngài (Lc 8:2). Con số 7 trong thời Kinh Thánh ám chỉ sự “đầy đủ” hay “sự hoàn thành”. Khi đó người ta có thể phỏng đoán rằng Thánh Nữ chứa đầy ma quỷ và bị chiếm hữu hoàn toàn. Vì vậy, Thánh Nữ sẽ là người “tự nhiên” cho chức vụ của chúng tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Nữ có một tình yêu thương và hiệu quả đặc biệt đối với những người bị quỷ ám.
Trong Giáo hội sơ khai (xem các bài giảng của Giáo hoàng Grêgôriô Cả), người ta tin rằng Thánh Nữ Maria Mađalêna này cũng chính là người phụ nữ không được nêu tên trong Kinh thánh, là một “người phụ nữ tội lỗi” (Lc 7:36) và là người lau chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và tóc của mình. Nhiều học giả Kinh thánh gần đây đã đặt câu hỏi về điều này. Việc Thánh Nữ là người cầu thay nguyện giúp mạnh mẽ trong các trường hợp trừ tà liên quan đến tội lỗi tình dục đưa ra một số bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng những con quỷ của Thánh Nữ là kết quả của tội lỗi tình dục.
Trên thực tế, chúng ta không biết chắc chắn làm thế nào mà Thánh Nữ lại bị quỷ ám hoặc liệu những nhân vật nữ khác nhau trong Kinh thánh này có phải là cùng một người hay không. Có rất nhiều lý thuyết. Nhưng rõ ràng là Chúa Giêsu đã giải thoát Thánh Nữ khỏi bị chiếm hữu hoàn toàn và Thánh Nữ thuộc về vòng những người thân tín của Chúa Giêsu. Thánh Nữ là một nhân vật quan trọng trong Giáo hội sơ khai, và ngài đang trở lại nổi bật một lần nữa, hỗ trợ cho những Nhà Trừ Tà chúng tôi.
Con người ngày nay có thể liên tưởng đến một tội nhân ăn năn. Việc Thánh Nữ đã vươn tới sự thánh thiện cao cả mang lại cho chúng ta tất cả niềm hy vọng. Có lẽ điều có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đời Thánh Nữ là tình yêu của ngài dành cho Chúa Giêsu. Chính Thánh Nữ đã khóc tại mộ Người (Ga 20:11). Xin Thánh Maria Mađalêna cầu bầu cho chúng ta để chúng ta cũng có thể có một tình yêu lớn lao dành cho Chúa Giêsu.
Source:Catholic Exorcism Exorcist Diary #302: Magdalene's Powerful Presence in an Exorcism
3. Giấy phép tổ chức Thánh lễ Latinh truyền thống tại các nhà thờ giáo xứ được công bố
Phụng vụ tiền công đồng không còn được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ nữa. Nếu có, nó cần có sự cho phép của Rôma. Bộ Phụng tự hiện nay đã báo cáo lần đầu tiên về những miễn trừ này – và có một giáo phận ở Đức được nêu bật.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Vatican đã cho phép cử hành phụng vụ tiền công đồng tại 56 nhà thờ giáo xứ ở 10 quốc gia vào năm 2022. Với 34 nhà thờ giáo xứ, hầu hết các phép miễn trừ đã được cấp cho tổng số 20 giáo phận Hoa Kỳ, theo Công báo chính thức của Bộ Phụng tự (“Notitiae”) cho năm 2022, được công bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy. Ở Đức, việc miễn trừ đã được cấp cho năm nhà thờ giáo xứ, tất cả đều nằm trong giáo phận Regensburg. Vẫn chưa có số liệu cho những năm từ năm 2023 trở đi, vì vậy có thể giả định rằng kể từ đó, các khoản phân bổ tiếp theo đã được cấp.
Vào mùa hè năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc “Traditionis custodes”, trong đó việc cử hành phụng vụ theo các sách lễ năm 1962 bị hạn chế nghiêm ngặt. Trong số những điều khác, những thánh lễ như vậy không còn được cử hành trong các nhà thờ giáo xứ nữa. Vào tháng 12 năm 2021, bộ phụng vụ đã thông báo rằng các giám mục giáo phận không được phép tự ý thực hiện việc đi chệch khỏi quy tắc này mà phải có sự cho phép của Tòa Thánh. Điều này chỉ được chấp nhận trong những trường hợp “rõ ràng là không thể sử dụng một nhà thờ, một nhà nguyện hoặc một nhà nguyện khác”. Việc đánh giá khả năng này phải được thực hiện hết sức thận trọng. Vào tháng 2 năm 2023, Đức Giáo Hoàng đã xác nhận quyền cấp phép độc quyền của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bằng một sắc lệnh.
Theo danh sách của Bộ, ngoài các miễn chuẩn cho 34 giáo xứ Hoa Kỳ tại 20 giáo phận, các miễn chuẩn còn được cấp ở Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Anh (4 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ), Canada (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Đức (1 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ) cũng như Lithuania, Ý, Hung Gia Lợi và Áo (mỗi giáo phận có 1 nhà thờ giáo xứ).
Vào tháng 2 năm 2022, Đức Cha Rudolf Voderholzer đã ban hành một sắc lệnh thi hành chung về “Traditionis custodes”, trong đó quy định, trong số những điều khác, rằng các yêu cầu cử hành phụng vụ tiền công đồng trong các nhà thờ giáo xứ có thể được đệ trình lên giám mục hoặc tổng đại diện. sau đó được đưa về Rôma để được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích chấp thuận nếu cần thiết. Trước khi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bảo lưu quyền miễn trừ, Đức Tổng Giám Mục Freiburg Stephan Burger đã ban hành một sắc lệnh thi hành dựa trên giả định rằng ngài được hưởng quyền miễn trừ. Vào thời điểm đó, Đức Cha Burger đã cấp phép miễn trừ cho nhà thờ giáo xứ St Joseph ở Freiburg và nhà thờ hành hương Walldürn.
Source:katholisch.de Authorisations for Traditional Latin Mass in parish churches published
Theo báo La Repubblica, hay Cộng hòa, xuất bản tại,Ý ngày 26 tháng Bảy vừa qua, trong năm 2023, mức thiếu hụt trong ngân sách của Tòa Thánh là 83 triệu Euro, tức là tăng thêm 5 triệu so với năm 2022 trước đó.
Sở dĩ mức thiếu hụt này không tăng nhiều là nhờ chính sách giảm chi và gia tăng lợi nhuận từ các bất động sản của Tòa Thánh.
Báo “Cộng hòa” cho biết đã nhận được những tin này từ phúc trình ngân sách Tòa Thánh mới được Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh cứu xét, dưới quyền chủ tọa của vị Chủ tịch là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục Giáo phận Munich, bên Đức. Hội đồng gồm tám Hồng Y bảy chuyên gia giáo dân. Theo kết toán đó, toàn bộ số thu nhập của Tòa Thánh là một tỷ 152 triệu Euro, nhưng mức chi lên tới một tỷ 236 triệu. Năm ngoái, Tòa Thánh không công bố kết toán chi thu trong năm 2022. Theo báo Cộng hòa, trong năm 2023, lợi tức tăng 28 triệu Euro, nhưng số chi lại tăng lên 33 triệu. Vì lạm phát và giá nhiên liệu gia tăng, Tòa Thánh phải tăng lương cho các nhân viên.
Vatican không đánh thuế lợi tức và cũng không có chính sách tiền tệ riêng. Lợi tức đến từ những tiền dâng cúng, ví dụ, từ các cuộc lạc quyên gọi là “Đồng tiền thánh Phêrô”. Nhờ việc đơn giản hóa trong việc quyên góp tiền dâng cúng, trong năm ngoài Ngân khoản “Đồng thánh Phêrô” là 48 triệu 400.000 Euro, tăng khoảng năm triệu Euro so với 43 triệu rưỡi Euro trong năm 2022 trước đó.
Do trào lưu tục hóa trong xã hội các nước gia tăng, số tiền đóng góp cho Tòa Thánh từ các nước kinh tế khá nhất và vốn quảng đại với Tòa Thánh, như Mỹ, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Nam Hàn, sẽ tiếp tục giảm sút về lâu về dài.
2. Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #302: Magdalene's Powerful Presence in an Exorcism”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những Nhà Trừ Tà chúng tôi có một số vị thánh “để chạy đến”, vì các ngài đặc biệt có năng lực trừ quỷ. Một trong số các vị ấy là Thánh Nữ Maria Mađalêna. Chúng tôi đặc biệt cầu khẩn Thánh Nữ và áp dụng thánh tích hạng nhất của ngài khi người bị bệnh bị hại bởi ma quỷ liên quan đến tội lỗi tình dục. Chúng tôi thường nhận được phản ứng mạnh mẽ từ ma quỷ.
Đáng chú ý là ngày nay Thánh Nữ Maria Mađalêna đã trở thành một vị thánh được nhiều người yêu mến. Lớn lên tôi không nhớ mình đã từng nghe nhắc đến ngài chưa. Nhìn lại, đây là một sự sơ suất, vì thánh nữ có một vị trí nổi bật trong Tin Mừng với cuộc đời của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Thánh Nữ được nhắc đến tên hơn chục lần. Ngài ở cạnh Mẹ Chúa Giêsu trên đồi Canvê. Thánh nữ là người đầu tiên chứng kiến sự phục sinh của Chúa Kitô và công bố điều đó cho các Tông đồ, do đó Thánh Nữ được gọi một cách chính đáng là “Tông đồ của các Tông đồ”.
Nhưng chúng tôi, những nhà trừ quỷ, đặc biệt cầu xin Thánh Nữ giúp đỡ trong việc trừ quỷ. Tin Mừng nói rõ rằng Thánh Nữ bị 7 quỷ ám và Chúa Giêsu đã giải thoát cho ngài (Lc 8:2). Con số 7 trong thời Kinh Thánh ám chỉ sự “đầy đủ” hay “sự hoàn thành”. Khi đó người ta có thể phỏng đoán rằng Thánh Nữ chứa đầy ma quỷ và bị chiếm hữu hoàn toàn. Vì vậy, Thánh Nữ sẽ là người “tự nhiên” cho chức vụ của chúng tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Nữ có một tình yêu thương và hiệu quả đặc biệt đối với những người bị quỷ ám.
Trong Giáo hội sơ khai (xem các bài giảng của Giáo hoàng Grêgôriô Cả), người ta tin rằng Thánh Nữ Maria Mađalêna này cũng chính là người phụ nữ không được nêu tên trong Kinh thánh, là một “người phụ nữ tội lỗi” (Lc 7:36) và là người lau chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và tóc của mình. Nhiều học giả Kinh thánh gần đây đã đặt câu hỏi về điều này. Việc Thánh Nữ là người cầu thay nguyện giúp mạnh mẽ trong các trường hợp trừ tà liên quan đến tội lỗi tình dục đưa ra một số bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng những con quỷ của Thánh Nữ là kết quả của tội lỗi tình dục.
Trên thực tế, chúng ta không biết chắc chắn làm thế nào mà Thánh Nữ lại bị quỷ ám hoặc liệu những nhân vật nữ khác nhau trong Kinh thánh này có phải là cùng một người hay không. Có rất nhiều lý thuyết. Nhưng rõ ràng là Chúa Giêsu đã giải thoát Thánh Nữ khỏi bị chiếm hữu hoàn toàn và Thánh Nữ thuộc về vòng những người thân tín của Chúa Giêsu. Thánh Nữ là một nhân vật quan trọng trong Giáo hội sơ khai, và ngài đang trở lại nổi bật một lần nữa, hỗ trợ cho những Nhà Trừ Tà chúng tôi.
Con người ngày nay có thể liên tưởng đến một tội nhân ăn năn. Việc Thánh Nữ đã vươn tới sự thánh thiện cao cả mang lại cho chúng ta tất cả niềm hy vọng. Có lẽ điều có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đời Thánh Nữ là tình yêu của ngài dành cho Chúa Giêsu. Chính Thánh Nữ đã khóc tại mộ Người (Ga 20:11). Xin Thánh Maria Mađalêna cầu bầu cho chúng ta để chúng ta cũng có thể có một tình yêu lớn lao dành cho Chúa Giêsu.
Source:Catholic Exorcism
3. Giấy phép tổ chức Thánh lễ Latinh truyền thống tại các nhà thờ giáo xứ được công bố
Phụng vụ tiền công đồng không còn được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ nữa. Nếu có, nó cần có sự cho phép của Rôma. Bộ Phụng tự hiện nay đã báo cáo lần đầu tiên về những miễn trừ này – và có một giáo phận ở Đức được nêu bật.
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Vatican đã cho phép cử hành phụng vụ tiền công đồng tại 56 nhà thờ giáo xứ ở 10 quốc gia vào năm 2022. Với 34 nhà thờ giáo xứ, hầu hết các phép miễn trừ đã được cấp cho tổng số 20 giáo phận Hoa Kỳ, theo Công báo chính thức của Bộ Phụng tự (“Notitiae”) cho năm 2022, được công bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy. Ở Đức, việc miễn trừ đã được cấp cho năm nhà thờ giáo xứ, tất cả đều nằm trong giáo phận Regensburg. Vẫn chưa có số liệu cho những năm từ năm 2023 trở đi, vì vậy có thể giả định rằng kể từ đó, các khoản phân bổ tiếp theo đã được cấp.
Vào mùa hè năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc “Traditionis custodes”, trong đó việc cử hành phụng vụ theo các sách lễ năm 1962 bị hạn chế nghiêm ngặt. Trong số những điều khác, những thánh lễ như vậy không còn được cử hành trong các nhà thờ giáo xứ nữa. Vào tháng 12 năm 2021, bộ phụng vụ đã thông báo rằng các giám mục giáo phận không được phép tự ý thực hiện việc đi chệch khỏi quy tắc này mà phải có sự cho phép của Tòa Thánh. Điều này chỉ được chấp nhận trong những trường hợp “rõ ràng là không thể sử dụng một nhà thờ, một nhà nguyện hoặc một nhà nguyện khác”. Việc đánh giá khả năng này phải được thực hiện hết sức thận trọng. Vào tháng 2 năm 2023, Đức Giáo Hoàng đã xác nhận quyền cấp phép độc quyền của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bằng một sắc lệnh.
Theo danh sách của Bộ, ngoài các miễn chuẩn cho 34 giáo xứ Hoa Kỳ tại 20 giáo phận, các miễn chuẩn còn được cấp ở Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Anh (4 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ), Canada (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Đức (1 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ) cũng như Lithuania, Ý, Hung Gia Lợi và Áo (mỗi giáo phận có 1 nhà thờ giáo xứ).
Vào tháng 2 năm 2022, Đức Cha Rudolf Voderholzer đã ban hành một sắc lệnh thi hành chung về “Traditionis custodes”, trong đó quy định, trong số những điều khác, rằng các yêu cầu cử hành phụng vụ tiền công đồng trong các nhà thờ giáo xứ có thể được đệ trình lên giám mục hoặc tổng đại diện. sau đó được đưa về Rôma để được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích chấp thuận nếu cần thiết. Trước khi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bảo lưu quyền miễn trừ, Đức Tổng Giám Mục Freiburg Stephan Burger đã ban hành một sắc lệnh thi hành dựa trên giả định rằng ngài được hưởng quyền miễn trừ. Vào thời điểm đó, Đức Cha Burger đã cấp phép miễn trừ cho nhà thờ giáo xứ St Joseph ở Freiburg và nhà thờ hành hương Walldürn.
Source:katholisch.de