Cha Sở Luân Đôn nghẹn ngào: Gia đình đau đớn vì hai người qua đời, thánh lễ an táng lại bị xả súng
- Thứ ba - 17/01/2023 08:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tin thế giới
1. Khổ hết biết: Gia đình đau đớn vì hai người qua đời, thánh lễ an táng lại bị khủng bố tấn công giữa Luân Đôn
Một linh mục đã mô tả một tình cảnh quá đỗi đau lòng 'nói không lên lời' sau khi một kẻ khủng bố bắn 6 phát súng vào cộng đoàn của ngài ngay sau thánh lễ an táng tại nhà thờ Công Giáo Thánh Alôsiô, thuộc quận Euston, Bắc Luân Đôn.
Phát biểu với cộng đoàn giáo dân trong thánh lễ sáng Chúa Nhật, Cha Jeremy Trood, là cha sở của giáo xứ đã kể lại những gì ngài đã chứng kiến sau thánh lễ an táng hôm thứ Bẩy, 14 Tháng Giêng. Ngài kêu gọi cầu nguyện cho tang gia và sáu người trong giáo xứ bị thương —trong đó có hai trẻ em—trong một vụ xả súng tàn bạo và mô tả sự hoảng loạn xảy ra sau vụ tấn công.
Cha Jeremy Trood cho biết thấy tiếng súng vang lên vào trưa thứ Bảy ngay sau khi những người trong tang gia, bạn bè, và những người quen biết, và cả những người không quen biết nhưng cảm thương trước tình cảnh của tang gia, đang rời nhà thờ Thánh Alôsiô, để thả chim bồ câu sau thánh lễ an táng cho một phụ nữ trẻ và mẹ của cô, là những người đã qua đời cách nhau chỉ vài tuần.
“Tôi đang ở bên trong nhà thờ thì đột nhiên có một tiếng nổ lớn và mọi người đổ xô vào nhà thờ la hét và nói rằng đã có tiếng súng nổ,” vị linh mục Công Giáo cho biết.
“Không có từ nào có thể mô tả những gì đã xảy ra và tôi không thể tưởng tượng được tại sao người ta lại có thể làm một việc như vậy. Có hàng trăm người trong nhà thờ bước ra. Đó thật là một cảnh kinh hoàng. Tiếng la hét và âm thanh hoảng loạn khắp mọi nơi.
Các phát súng đã được bắn ra từ một chiếc xe chạy ngang qua nhà thờ vào hôm thứ Bảy lúc 1:30 chiều giờ địa phương. Sara Sanchez, 20 tuổi qua đời và mẹ cô, Fresia Calderon, thương nhớ con đã qua đời theo. Tình cảnh quá đỗi đau lòng của gia đình đã khiến nhà thờ chật cứng người trong tang lễ. Đám tang của cả hai người vừa kết thúc, và mọi người đang ra khỏi nhà thờ.
Một trong những nạn nhân của vụ xả súng, là một bé gái 7 tuổi, được cho là đang trong tình trạng ổn định nhưng nguy hiểm đến tính mạng, trong khi một phụ nữ 48 tuổi được cho là có những vết thương có thể dẫn đến dị tật suốt đời.
“Đó là một biến cố gây sốc. Mọi người đến đây để tham dự một đám tang để được ở bên bạn bè và những người thân yêu và cùng nhau than khóc. Thay vào đó, họ là nạn nhân của một hành động bạo lực vô nghĩa,” Giám đốc Cảnh Sát Luân Đôn Jack Rowlands cho biết trong một cuộc họp báo tối thứ Bảy.
“Chúng tôi có một số lượng đáng kể các thám tử chuyên nghiệp và viên chức cảnh sát địa phương làm việc suốt ngày đêm. Nhưng chúng tôi cũng cần sự giúp đỡ của công chúng. Chúng tôi muốn nghe từ bất kỳ ai chứng kiến vụ việc hoặc có thông tin về vụ việc. Thông tin của bạn có thể cực kỳ quan trọng, bất kể bạn nghĩ nó tầm thường đến mức nào,” ông nói.
Rowland cho biết: “Chúng tôi tin rằng các nghi phạm đã xả súng bằng một khẩu súng ngắn từ một phương tiện đang di chuyển, đó là một chiếc Toyota C-HR màu đen, có thể là mẫu 2019 hoặc tương tự.
Source:Catholic News Agency Priest describes ‘pandemonium’ after 6 shot after funeral Mass at London Catholic church
2. Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng đã xảy ra bách hại tôn giáo
Đoạn video được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy không có vũ khí, chiến trường tàn bạo hay các binh lính. Nhưng âm thanh của một bài hát Nga yêu nước vang vọng khắp một nhà thờ trong khuôn viên tu viện Lavra nổi tiếng của Kyiv dường như mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến của Ukraine với Nga.
Hồi tháng 5 việc, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP, đã cắt bớt cái đuôi MP, nghĩa là trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và từ đó được gọi vắn tắt là UOC. Nhưng theo truyền thống, họ vẫn trung thành với Giáo Hội Chính thống Nga, và nhà lãnh đạo hiện tại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là Thượng phụ Kiril, người đã công khai ủng hộ cuộc xâm lược tàn bạo của Mạc Tư Khoa.
Vài ngày sau khi video xuất hiện, các thành viên của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã tiến hành một cuộc đột kích vào tu viện Lavra – chính thức là để ngăn chặn nó được sử dụng để “che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát” hoặc “cất giữ vũ khí”. Đến tháng 12, một số nhà lãnh đạo UOC đã bị xử phạt và hàng chục nhà thờ khác trên khắp đất nước đã bị SBU đột kích.
Trong bài phát biểu hàng đêm vào ngày 1 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã sẵn sàng vượt qua các cuộc tấn công tôn giáo – để đề xuất luật cấm các nhà thờ chịu ảnh hưởng của Nga hoạt động ở Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Klyment của UOC tin rằng luật đó sẽ chỉ đẩy Giáo Hội của ông xuống lòng đất. “Bách hại là gì nếu không phải là điều này?” ông đưa ra câu hỏi trên với các tín hữu hôm Chúa Nhật 15 tháng Giêng, một tuần sau lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo, khi đối thủ của ông là Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, lần đầu tiên cử hành các thánh lễ bằng tiếng Ukraine trong nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Yên Nghỉ của Kyiv.
Trong tổng số 43,500,000 dân Ukraine, có tới 17.3% là người gốc Nga. Trong số những người Ukraine, không thiếu những người vẫn hoài vọng về Thượng Phụ Kirill, người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc xâm lược của Putin vào quốc gia họ. Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của người Ukraine do đó rất chông gai.
Source:CNN Former Moscow-linked Church claims religious persecution as security raids heat up
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 Tháng Giêng
Chúa Nhật 15 Tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Hai Mùa Quanh Năm.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Anh chị em thân mến, cầu chúc anh chị em Chúa Nhật hạn phúc!
Bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (x. Ga 1:29-34) kể lại lời chứng của Thánh Gioan Tẩy Giả về Chúa Giêsu, sau khi đã làm phép rửa cho Người tại sông Giođan. Ông nói: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì có trước tôi” (c. 29-30).
Lời tuyên bố này, lời chứng này cho thấy tinh thần phục vụ của Gioan. Ông được sai đi để dọn đường cho Đấng Mêsia, và đã làm điều đó mà không tiếc bản thân mình. Theo suy nghĩ người ta thường tình, ta chắc sẽ nghĩ rằng ông sẽ được trao một “phần thưởng”, một vị trí nổi bật trong đời sống công khai của Chúa Giêsu. Nhưng không. Gioan đã hoàn thành sứ vụ của mình, biết tránh sang một bên, ông rút lui khỏi hiện trường để nhường chỗ cho Chúa Giêsu. Ông đã thấy Thần Khí ngự xuống trên Người (x. c. 33-34), ông đã chỉ ra rằng Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, và giờ đây đến lượt ông khiêm nhường lắng nghe. Ông đi từ vị tiên tri đến môn đệ. Ông rao giảng cho dân chúng, thu nạp môn đệ và huấn luyện họ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ông không ràng buộc bất cứ ai với chính mình. Và điều này tuy khó, nhưng lại là dấu hiệu của nhà giáo dục đích thực: không ràng buộc người ta với mình. Gioan làm điều này: ông khuyến khích các môn đệ của mình theo dấu chân của Chúa Giêsu. Ông không quan tâm đến việc có người theo mình, không màng đến danh tiếng và thành công, nhưng ông làm chứng và rồi lùi lại một bước, để nhiều người có được niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói: Thánh Gioan mở cửa, sau đó ngài rời đi.
Với tinh thần phục vụ này, với khả năng nhường bước cho Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy Giả dạy chúng ta một điều quan trọng: hãy thoát khỏi những ràng buộc. Đúng thế, bởi vì người ta dễ bị dính mắc vào vai trò và địa vị, mắc kẹt trong nhu cầu được tôn trọng, công nhận và khen thưởng. Và điều này, mặc dù là tự nhiên, nhưng không phải là một điều tốt, bởi vì sự phục vụ bao hàm sự nhưng không, đó là sự chăm sóc cho người khác mà không nghĩ đến lợi ích cho bản thân, không có động cơ thầm kín, không mong đợi được đền đáp. Như Gioan, thật tốt cho chúng ta, nếu chúng ta biết vun trồng nhân đức, biết gạt bỏ mình đúng lúc, làm chứng rằng điểm quy chiếu của đời sống là Chúa Giêsu. Bước sang một bên, học cách rời đi: Tôi đã hoàn thành sứ mệnh này, tôi đã có cuộc gặp gỡ này, tôi sẽ bước sang một bên và nhường chỗ cho Chúa. Hãy học cách bước sang một bên, không lấy một cái gì đó cho bản thân để bù đắp.
Chúng ta hãy nghĩ xem điều này quan trọng biết bao đối với một linh mục, người được yêu cầu rao giảng và cử hành, không phải vì tự cao hay vì lợi ích, nhưng để đồng hành với người khác đến với Chúa Giêsu. Thử nghĩ điều này quan trọng biết bao đối với cha mẹ, nuôi nấng con cái với biết bao hy sinh nhưng rồi lại phải để chúng tự do đi trên con đường riêng của mình trong công việc, trong hôn nhân, trong cuộc sống. Điều tốt và đúng đắn là cha mẹ tiếp tục bảo đảm sự hiện diện của họ, nói với con cái của họ: “Bố mẹ sẽ không để con một mình đâu”, nhưng với sự thận trọng, không xâm phạm, nhưng tạo ra cho con cái sự tự do để phát triển. Và điều tương tự cũng áp dụng cho các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình bạn, cuộc sống lứa đôi, cuộc sống cộng đồng. Giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc vào cái tôi của chính mình và biết cách bước sang một bên phải trả giá, nhưng rất quan trọng: đây là bước quyết định để phát triển trong tinh thần phục vụ, mà không tìm kiếm điều gì đáp lại.
Thưa anh chị em, chúng ta hãy thử tự hỏi: chúng ta có khả năng tạo không gian cho người khác không? Hãy lắng nghe họ, để họ tự do, không ràng buộc họ với chính chúng ta, đừng đòi hỏi sự công nhận. Và đôi khi, hãy để họ nói chứ đừng nói “Bạn chẳng biết gì cả!”. Hãy để họ nói, nhường chỗ cho người khác. Chúng ta thu hút người khác đến với Chúa Giêsu hay đến với chính mình? Và hơn nữa, noi gương thánh Gioan: chúng ta có biết vui mừng khi mọi người đi theo con đường riêng của họ và đi theo tiếng gọi của họ, ngay cả khi điều này đòi hỏi một số tách rời khỏi chúng ta? Chúng ta có vui mừng trước những thành tựu của họ, với sự chân thành và không ghen tị không? Điều này mang đến cho những người khác cơ hội phát triển.
Xin Mẹ Maria, tôi tớ của Chúa, giúp chúng ta thoát khỏi những ràng buộc, biết nhường chỗ cho Chúa và nhường chỗ cho người khác.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng, Tuần truyền thống cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu sẽ được tổ chức. Chủ đề năm nay được lấy từ lời tiên tri Isaia: “Hãy học làm điều lành; tìm kiếm công lý” (1:17). Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, Đấng đã hướng dẫn dân của Người tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn với lòng trung thành và kiên nhẫn, và chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ chúng ta bằng các hồng ân của Người.
Con đường hướng tới sự hiệp nhất Kitô giáo và con đường hoán cải đồng nghị của Giáo hội được liên kết với nhau. Vì vậy, tôi muốn nhân cơ hội này thông báo rằng vào Thứ Bảy, ngày 30 tháng Giêng, tại Quảng trường Thánh Phêrô, sẽ diễn ra một Buổi Canh thức Cầu nguyện Đại kết, qua đó chúng ta sẽ phó thác cho Thiên Chúa công việc của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục. Đối với các bạn trẻ đến tham dự Đêm Vọng, sẽ có một chương trình đặc biệt kéo dài suốt cuối tuần, do Cộng đoàn Taizé tổ chức. Ngay bây giờ, tôi mời tất cả anh chị em thuộc mọi hệ phái Kitô giáo tham gia vào cuộc quy tụ dân Chúa này.
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên những người dân Ukraine bị dày vò, những người đang chịu nhiều đau khổ. Chúng ta hãy ở gần họ với tâm tình, sự trợ giúp và lời cầu nguyện của chúng ta.
Và bây giờ tôi xin chào các bạn, những người Rôma và những người hành hương đã tập trung tại đây. Cách riêng, tôi chào các tín hữu Tây Ban Nha ở Murcia và các tín hữu ở Sciacca ở Sicilia. Xin cho chuyến viếng thăm mộ thánh Phêrô củng cố đức tin và chứng tá của anh chị em.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana ANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 15 January 2023
Một linh mục đã mô tả một tình cảnh quá đỗi đau lòng 'nói không lên lời' sau khi một kẻ khủng bố bắn 6 phát súng vào cộng đoàn của ngài ngay sau thánh lễ an táng tại nhà thờ Công Giáo Thánh Alôsiô, thuộc quận Euston, Bắc Luân Đôn.
Phát biểu với cộng đoàn giáo dân trong thánh lễ sáng Chúa Nhật, Cha Jeremy Trood, là cha sở của giáo xứ đã kể lại những gì ngài đã chứng kiến sau thánh lễ an táng hôm thứ Bẩy, 14 Tháng Giêng. Ngài kêu gọi cầu nguyện cho tang gia và sáu người trong giáo xứ bị thương —trong đó có hai trẻ em—trong một vụ xả súng tàn bạo và mô tả sự hoảng loạn xảy ra sau vụ tấn công.
Cha Jeremy Trood cho biết thấy tiếng súng vang lên vào trưa thứ Bảy ngay sau khi những người trong tang gia, bạn bè, và những người quen biết, và cả những người không quen biết nhưng cảm thương trước tình cảnh của tang gia, đang rời nhà thờ Thánh Alôsiô, để thả chim bồ câu sau thánh lễ an táng cho một phụ nữ trẻ và mẹ của cô, là những người đã qua đời cách nhau chỉ vài tuần.
“Tôi đang ở bên trong nhà thờ thì đột nhiên có một tiếng nổ lớn và mọi người đổ xô vào nhà thờ la hét và nói rằng đã có tiếng súng nổ,” vị linh mục Công Giáo cho biết.
“Không có từ nào có thể mô tả những gì đã xảy ra và tôi không thể tưởng tượng được tại sao người ta lại có thể làm một việc như vậy. Có hàng trăm người trong nhà thờ bước ra. Đó thật là một cảnh kinh hoàng. Tiếng la hét và âm thanh hoảng loạn khắp mọi nơi.
Các phát súng đã được bắn ra từ một chiếc xe chạy ngang qua nhà thờ vào hôm thứ Bảy lúc 1:30 chiều giờ địa phương. Sara Sanchez, 20 tuổi qua đời và mẹ cô, Fresia Calderon, thương nhớ con đã qua đời theo. Tình cảnh quá đỗi đau lòng của gia đình đã khiến nhà thờ chật cứng người trong tang lễ. Đám tang của cả hai người vừa kết thúc, và mọi người đang ra khỏi nhà thờ.
Một trong những nạn nhân của vụ xả súng, là một bé gái 7 tuổi, được cho là đang trong tình trạng ổn định nhưng nguy hiểm đến tính mạng, trong khi một phụ nữ 48 tuổi được cho là có những vết thương có thể dẫn đến dị tật suốt đời.
“Đó là một biến cố gây sốc. Mọi người đến đây để tham dự một đám tang để được ở bên bạn bè và những người thân yêu và cùng nhau than khóc. Thay vào đó, họ là nạn nhân của một hành động bạo lực vô nghĩa,” Giám đốc Cảnh Sát Luân Đôn Jack Rowlands cho biết trong một cuộc họp báo tối thứ Bảy.
“Chúng tôi có một số lượng đáng kể các thám tử chuyên nghiệp và viên chức cảnh sát địa phương làm việc suốt ngày đêm. Nhưng chúng tôi cũng cần sự giúp đỡ của công chúng. Chúng tôi muốn nghe từ bất kỳ ai chứng kiến vụ việc hoặc có thông tin về vụ việc. Thông tin của bạn có thể cực kỳ quan trọng, bất kể bạn nghĩ nó tầm thường đến mức nào,” ông nói.
Rowland cho biết: “Chúng tôi tin rằng các nghi phạm đã xả súng bằng một khẩu súng ngắn từ một phương tiện đang di chuyển, đó là một chiếc Toyota C-HR màu đen, có thể là mẫu 2019 hoặc tương tự.
Source:Catholic News Agency
2. Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng đã xảy ra bách hại tôn giáo
Đoạn video được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy không có vũ khí, chiến trường tàn bạo hay các binh lính. Nhưng âm thanh của một bài hát Nga yêu nước vang vọng khắp một nhà thờ trong khuôn viên tu viện Lavra nổi tiếng của Kyiv dường như mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến của Ukraine với Nga.
Hồi tháng 5 việc, Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP, đã cắt bớt cái đuôi MP, nghĩa là trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và từ đó được gọi vắn tắt là UOC. Nhưng theo truyền thống, họ vẫn trung thành với Giáo Hội Chính thống Nga, và nhà lãnh đạo hiện tại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là Thượng phụ Kiril, người đã công khai ủng hộ cuộc xâm lược tàn bạo của Mạc Tư Khoa.
Vài ngày sau khi video xuất hiện, các thành viên của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã tiến hành một cuộc đột kích vào tu viện Lavra – chính thức là để ngăn chặn nó được sử dụng để “che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát” hoặc “cất giữ vũ khí”. Đến tháng 12, một số nhà lãnh đạo UOC đã bị xử phạt và hàng chục nhà thờ khác trên khắp đất nước đã bị SBU đột kích.
Trong bài phát biểu hàng đêm vào ngày 1 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã sẵn sàng vượt qua các cuộc tấn công tôn giáo – để đề xuất luật cấm các nhà thờ chịu ảnh hưởng của Nga hoạt động ở Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Klyment của UOC tin rằng luật đó sẽ chỉ đẩy Giáo Hội của ông xuống lòng đất. “Bách hại là gì nếu không phải là điều này?” ông đưa ra câu hỏi trên với các tín hữu hôm Chúa Nhật 15 tháng Giêng, một tuần sau lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo, khi đối thủ của ông là Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, lần đầu tiên cử hành các thánh lễ bằng tiếng Ukraine trong nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Yên Nghỉ của Kyiv.
Trong tổng số 43,500,000 dân Ukraine, có tới 17.3% là người gốc Nga. Trong số những người Ukraine, không thiếu những người vẫn hoài vọng về Thượng Phụ Kirill, người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc xâm lược của Putin vào quốc gia họ. Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của người Ukraine do đó rất chông gai.
Source:CNN
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 Tháng Giêng
Chúa Nhật 15 Tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Hai Mùa Quanh Năm.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước.”
Ông Gioan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”
Anh chị em thân mến, cầu chúc anh chị em Chúa Nhật hạn phúc!
Bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (x. Ga 1:29-34) kể lại lời chứng của Thánh Gioan Tẩy Giả về Chúa Giêsu, sau khi đã làm phép rửa cho Người tại sông Giođan. Ông nói: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì có trước tôi” (c. 29-30).
Lời tuyên bố này, lời chứng này cho thấy tinh thần phục vụ của Gioan. Ông được sai đi để dọn đường cho Đấng Mêsia, và đã làm điều đó mà không tiếc bản thân mình. Theo suy nghĩ người ta thường tình, ta chắc sẽ nghĩ rằng ông sẽ được trao một “phần thưởng”, một vị trí nổi bật trong đời sống công khai của Chúa Giêsu. Nhưng không. Gioan đã hoàn thành sứ vụ của mình, biết tránh sang một bên, ông rút lui khỏi hiện trường để nhường chỗ cho Chúa Giêsu. Ông đã thấy Thần Khí ngự xuống trên Người (x. c. 33-34), ông đã chỉ ra rằng Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, và giờ đây đến lượt ông khiêm nhường lắng nghe. Ông đi từ vị tiên tri đến môn đệ. Ông rao giảng cho dân chúng, thu nạp môn đệ và huấn luyện họ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ông không ràng buộc bất cứ ai với chính mình. Và điều này tuy khó, nhưng lại là dấu hiệu của nhà giáo dục đích thực: không ràng buộc người ta với mình. Gioan làm điều này: ông khuyến khích các môn đệ của mình theo dấu chân của Chúa Giêsu. Ông không quan tâm đến việc có người theo mình, không màng đến danh tiếng và thành công, nhưng ông làm chứng và rồi lùi lại một bước, để nhiều người có được niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói: Thánh Gioan mở cửa, sau đó ngài rời đi.
Với tinh thần phục vụ này, với khả năng nhường bước cho Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy Giả dạy chúng ta một điều quan trọng: hãy thoát khỏi những ràng buộc. Đúng thế, bởi vì người ta dễ bị dính mắc vào vai trò và địa vị, mắc kẹt trong nhu cầu được tôn trọng, công nhận và khen thưởng. Và điều này, mặc dù là tự nhiên, nhưng không phải là một điều tốt, bởi vì sự phục vụ bao hàm sự nhưng không, đó là sự chăm sóc cho người khác mà không nghĩ đến lợi ích cho bản thân, không có động cơ thầm kín, không mong đợi được đền đáp. Như Gioan, thật tốt cho chúng ta, nếu chúng ta biết vun trồng nhân đức, biết gạt bỏ mình đúng lúc, làm chứng rằng điểm quy chiếu của đời sống là Chúa Giêsu. Bước sang một bên, học cách rời đi: Tôi đã hoàn thành sứ mệnh này, tôi đã có cuộc gặp gỡ này, tôi sẽ bước sang một bên và nhường chỗ cho Chúa. Hãy học cách bước sang một bên, không lấy một cái gì đó cho bản thân để bù đắp.
Chúng ta hãy nghĩ xem điều này quan trọng biết bao đối với một linh mục, người được yêu cầu rao giảng và cử hành, không phải vì tự cao hay vì lợi ích, nhưng để đồng hành với người khác đến với Chúa Giêsu. Thử nghĩ điều này quan trọng biết bao đối với cha mẹ, nuôi nấng con cái với biết bao hy sinh nhưng rồi lại phải để chúng tự do đi trên con đường riêng của mình trong công việc, trong hôn nhân, trong cuộc sống. Điều tốt và đúng đắn là cha mẹ tiếp tục bảo đảm sự hiện diện của họ, nói với con cái của họ: “Bố mẹ sẽ không để con một mình đâu”, nhưng với sự thận trọng, không xâm phạm, nhưng tạo ra cho con cái sự tự do để phát triển. Và điều tương tự cũng áp dụng cho các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình bạn, cuộc sống lứa đôi, cuộc sống cộng đồng. Giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc vào cái tôi của chính mình và biết cách bước sang một bên phải trả giá, nhưng rất quan trọng: đây là bước quyết định để phát triển trong tinh thần phục vụ, mà không tìm kiếm điều gì đáp lại.
Thưa anh chị em, chúng ta hãy thử tự hỏi: chúng ta có khả năng tạo không gian cho người khác không? Hãy lắng nghe họ, để họ tự do, không ràng buộc họ với chính chúng ta, đừng đòi hỏi sự công nhận. Và đôi khi, hãy để họ nói chứ đừng nói “Bạn chẳng biết gì cả!”. Hãy để họ nói, nhường chỗ cho người khác. Chúng ta thu hút người khác đến với Chúa Giêsu hay đến với chính mình? Và hơn nữa, noi gương thánh Gioan: chúng ta có biết vui mừng khi mọi người đi theo con đường riêng của họ và đi theo tiếng gọi của họ, ngay cả khi điều này đòi hỏi một số tách rời khỏi chúng ta? Chúng ta có vui mừng trước những thành tựu của họ, với sự chân thành và không ghen tị không? Điều này mang đến cho những người khác cơ hội phát triển.
Xin Mẹ Maria, tôi tớ của Chúa, giúp chúng ta thoát khỏi những ràng buộc, biết nhường chỗ cho Chúa và nhường chỗ cho người khác.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng, Tuần truyền thống cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu sẽ được tổ chức. Chủ đề năm nay được lấy từ lời tiên tri Isaia: “Hãy học làm điều lành; tìm kiếm công lý” (1:17). Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, Đấng đã hướng dẫn dân của Người tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn với lòng trung thành và kiên nhẫn, và chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ chúng ta bằng các hồng ân của Người.
Con đường hướng tới sự hiệp nhất Kitô giáo và con đường hoán cải đồng nghị của Giáo hội được liên kết với nhau. Vì vậy, tôi muốn nhân cơ hội này thông báo rằng vào Thứ Bảy, ngày 30 tháng Giêng, tại Quảng trường Thánh Phêrô, sẽ diễn ra một Buổi Canh thức Cầu nguyện Đại kết, qua đó chúng ta sẽ phó thác cho Thiên Chúa công việc của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục. Đối với các bạn trẻ đến tham dự Đêm Vọng, sẽ có một chương trình đặc biệt kéo dài suốt cuối tuần, do Cộng đoàn Taizé tổ chức. Ngay bây giờ, tôi mời tất cả anh chị em thuộc mọi hệ phái Kitô giáo tham gia vào cuộc quy tụ dân Chúa này.
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên những người dân Ukraine bị dày vò, những người đang chịu nhiều đau khổ. Chúng ta hãy ở gần họ với tâm tình, sự trợ giúp và lời cầu nguyện của chúng ta.
Và bây giờ tôi xin chào các bạn, những người Rôma và những người hành hương đã tập trung tại đây. Cách riêng, tôi chào các tín hữu Tây Ban Nha ở Murcia và các tín hữu ở Sciacca ở Sicilia. Xin cho chuyến viếng thăm mộ thánh Phêrô củng cố đức tin và chứng tá của anh chị em.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana