ĐTGM Công Giáo Ukraine trình bày với Quốc Hội Hoa Kỳ chuyện gì sẽ xảy ra nếu Putin thắng

Tin thế giới

Tin thế giới

Cha Ballester nói với CNA: “Ở Tây Ban Nha, 'tội ác căm thù' đã được phát minh ra và nhắm vào bất kỳ bài phát biểu nào trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự phân biệt đối xử, khuyến khích thù địch hoặc xúi giục bạo lực”. Trước đây, bộ luật hình sự chỉ hướng tới việc liệu ai đó có thực sự làm điều gì đó hay không.
1. Linh mục đấu tranh với cáo buộc 'tội ác căm thù' vì chỉ trích đạo Hồi

Một linh mục người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù ba năm vì tội “tội căm thù” vì những lời lẽ gay gắt về Hồi giáo.

Tháng trước, Cha Custodio Ballester và hai người khác đã nhận được giấy triệu tập từ tòa án cấp tỉnh ở Tây Ban Nha để trả lời cáo buộc về một “tội ác căm thù” vì chỉ trích chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.


Nếu bị kết án, Cha Ballester có thể bị buộc phải nộp phạt hơn 1.600 Mỹ Kim và phải ngồi tù tới ba năm. Các cáo buộc bắt đầu từ năm 2020, khi Văn phòng Công tố Tòa án ở Catalonia cáo buộc Cha Ballester về “tội ác căm thù” dựa trên những gì ngài viết trong một bài báo năm 2016 có tựa đề “Đối thoại bất khả thi với Hồi giáo”.

Bốn năm sau, Cha Ballester vẫn đang chờ xét xử về tội hình sự vì chỉ trích đức tin mà ngài cho là nhằm “tiêu diệt” tất cả những ai từ chối công nhận Mohammed là “nhà tiên tri cuối cùng và tối cao của Chúa”.

Cha nói với CNA: “Tôi biết những người Hồi giáo không bị xúc phạm và hiểu rất rõ rằng tôi không đề cập đến họ mà đề cập đến những người sống Hồi giáo một cách bạo lực và cực đoan”.

Cha Ballester, 59 tuổi, phục vụ một giáo xứ ở Barcelona trong tổng giáo phận do Đức Hồng Y Juan José Omella lãnh đạo. Ngài từ lâu đã nổi tiếng với hoạt động ủng hộ sự sống.

Cha Ballester nói với CNA: “Ở Tây Ban Nha, 'tội ác căm thù' đã được phát minh ra và nhắm vào bất kỳ bài phát biểu nào trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự phân biệt đối xử, khuyến khích thù địch hoặc xúi giục bạo lực”. Trước đây, bộ luật hình sự chỉ hướng tới việc liệu ai đó có thực sự làm điều gì đó hay không.

Khi được hỏi liệu ngài có sẵn sàng ngồi tù ba năm nếu bị kết án về tội ác căm thù hay không, Cha Ballester nói: “Có vẻ như không đúng khi bị kết án vì những điều tôi đã nói, nhưng ở Tây Ban Nha thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhưng nếu tôi bị kết án, đây sẽ không còn là Tây Ban Nha nữa mà là Pakistan, nơi bạn có thể bị giết vì tội báng bổ kinh Koran hoặc Mohammed.”

Cha Ballester nói: “Không còn quyền tự do ngôn luận thực sự nào ở Tây Ban Nha nữa.

Cha Ballester chưa bao giờ ngần ngại lên tiếng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc thách thức quan điểm của chính vị giám mục của mình. Bài luận khiến ngài bị buộc tội tội căm thù ban đầu là phản hồi cho một thông điệp mục vụ của Đức Hồng Y Omella có tựa đề “Đối thoại cần thiết với Hồi giáo”.

Trong câu trả lời gây tranh cãi của mình, Cha Ballester viết: “Việc tái kích hoạt cuộc đối thoại Kitô giáo-Hồi giáo mới này, bị tê liệt bởi những ‘sự thiếu thận trọng’ còn rất xa mới trở thành hiện thực. Hồi giáo không cho phép đối thoại. Đối với đạo Hồi, hoặc bạn tin tưởng, hoặc bạn là một kẻ ngoại đạo và phải bị khuất phục bằng cách này hay cách khác.”


Source:Catholic News Agency

2. Đức Tổng Giám Mục Trưởng Công Giáo Ukraine viếng thăm nước Mỹ

Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đang thực hiện chuyến thăm đầu tiên tại Mỹ từ hai năm nay, khi bắt đầu chiến tranh tại Ukraine. Cuộc viếng thăm này trùng hợp với khóa họp thứ 78 của Hội đồng thường trực của Giáo hội này.

Ngoài việc thảo luận về những vấn đề nội bộ của Giáo hội ở các nơi, các giám mục thuộc Hội đồng thường trực cũng cầu nguyện với các giáo sĩ và tín hữu đồng đạo tại các thành phố Philadelphia, thủ đô Washington, và New York.

Đức Tổng Giám Mục Trưởng Shevchuk nói: “Chúng tôi đến Hoa Kỳ trong một thời điểm quan trọng đối với Ukraine. Tôi xin mỗi người hãy cầu nguyện cho sự thành công của Hội đồng thường trực của Giáo hội trên đất Mỹ, để chúng tôi có thể phục vụ Giáo hội và dân tộc chúng ta một cách tốt đẹp nhất trong thời buổi khó khăn như hiện nay của lịch sử chung ta”.

Chúa nhật ngày 03 tháng Ba, tại nhà thờ chính tòa Thánh Gia ở thủ đô Washington, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk và các giám mục Ukraine đã đồng tế thánh lễ với Đức Hồng Y Wilton Gregory, Tổng giám mục sở tại, cũng như với Đức Hồng Y Timothy Broglio, Tổng giám mục New York, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ và Đức Hồng Y Donald Wuerl, nguyên Tổng giám mục thủ đô.

Ngày 09 tháng Ba này, các giám mục sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine tại nhà thờ chính tòa thánh Jura ở New York. Hôm sau, có thánh lễ tại nhà thờ chính tòa thánh Patrick của Công Giáo Latinh ở New York, và Đức Tổng Giám Mục Shevchuk sẽ giảng lễ.

Hội đồng thường vụ là một trong những cơ quan cao nhất của Giáo hội Ukraine, gồm có Đức Tổng Giám Mục Trưởng, bốn giám mục được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm.

Với khoảng năm triệu tín hữu trong và ngoài nước, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương là cộng đoàn lớn nhất trong số 22 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Giáo hội này tách rời khỏi Chính thống từ thế kỷ XVI và trở về hiệp nhất với Tòa Thánh.

3. Lạc quyên Thứ Sáu Tuần thánh giúp Thánh địa

Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ đặc biệt kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc lạc quyên truyền thống vào Thứ Sáu Tuần thánh năm nay để trợ giúp cộng đoàn Kitô tại Thánh địa, đang ở trong tình trạng tang thương vì chiến tranh.

Hôm mùng 01 tháng Ba vừa qua, tổ chức Sức Khỏe Thế Giới (OMS), thông báo một phần mười các trẻ em chết ở Gaza là vì đói, và theo Liên Hiệp Quốc, 2,2 triệu người ở Gaza cũng bị nạn đói đe dọa vì các cuộc dội bom của Israel.

Kitô giáo đã hiện diện tại Gaza từ đầu, nơi đây có những di tích Kitô cổ kính nhất thế giới. Ngày nay, các địa điểm này bị đe dọa tàn phá hoàn toàn. Nhà thờ thánh Porphyre, tên vị thánh giám mục từ thế kỷ thứ V, là một trong những nơi thờ phượng lâu đời nhất trong vùng và là một trong những thánh đường cổ kính nhất thế giới.

Cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé thuộc giáo xứ Thánh Gia ở miền bắc Gaza cũng bị thương tổn: gần 600 người sống trong khuôn viên giáo xứ Công Giáo Latinh và có 300 người khác tại nhu vực giáo xứ Chính thống Đông Phương. Một đợt cứu trợ từ Giordani, ngày 25 tháng Mười Hai năm ngoái đã giúp cộng đoàn sống sót, nhưng từ ngày 23 tháng Giêng sau đó trở đi, không có xe tải nào đi tới miền bắc Gaza, theo báo cáo của báo Công Giáo Pháp La Croix.

Việc ra khỏi khu vực giáo xứ là điều khó khăn, vì bị pháo kích hoặc dội bom, và có thể bị lính Israel bắn tỉa, như trường hợp mẹ con bà Nihida Khalil Anton và Samar Kamal Anton bị bắn chết trong khuôn viên nhà xứ Thánh Gia.

Nữ tu Nabila, Giám đốc trường của Dòng Mân Côi, và đang tị nạn trong khu vực nhà xứ, kể với báo La Croix rằng: “Chúng tôi thiếu thốn mọi sự, chợ búa trống rỗng, không có viện trợ nhân đạo được chở tới miền bắc Gaza. Nếu còn lại cái gì thì tất cả đều đắt đỏ. Ví dụ, một kýlô cà chua giá 1 Euro trước chiến tranh, nay giá gần 10 Euro”.

Ông Andreas Baumeister, Chủ tịch Hiệp hội Thụy Sĩ về Thánh địa, viết rằng: “Cuộc lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm, do Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương phát động trong toàn Giáo hội, như dấu chỉ liên đới với nhân dân trong vùng. Năm nay, hơn bao giờ hết các tín hữu Kitô tại các nước Arập ở Trung Đông cần sự nâng đỡ này hơn bao giờ hết, để có thể tiếp tục ở lại nơi quê hương, chính tại đó có cội rễ của họ và căn cội của chúng ta trong đức tin.”

Các giám mục Thụy Sĩ viết rằng: “Cuộc xung đột giữa Palestine và Israel dường như không được giải quyết và oán ghét càng gia tăng với những biến cố từ đầu tháng Mười năm ngoái. Hiệp hội Thụy sĩ này và Dòng Phanxicô tại Thánh địa mời gọi các tín hữu, một lần nữa, hỗ trợ các anh chị em Kitô tại Trung Đông bằng lời cầu nguyện và những đóng góp”.