Video: Hai diễn biến nguy hiểm vừa diễn ra tại Hoa Kỳ - Sứ điệp Ngày Quốc Tế Người Nghèo lần thứ Tư

Tin thế giới

Tin thế giới

Ðại dịch này đến bất ngờ khi chúng ta không chuẩn bị, gây ra cảm giác hoang mang và bất lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, các bàn tay không bao giờ ngừng đến với người nghèo. Ðiều này làm cho tất cả chúng ta nhận thức hơn về sự hiện diện của người nghèo ở giữa chúng ta và nhu cầu được giúp đỡ của họ.

1. Đáng âu lo: Số trường hợp phải vào bệnh viện tại Mỹ vì nhiễm coronavirus bất ngờ tăng vọt

Số các trường hợp nhiễm coronavirus và phải vào bệnh viện đã tăng kỷ lục trong mấy ngày qua tại nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, bao gồm Florida và Texas.


Hôm Chúa Nhật, tiểu bang Alabama đã báo cáo một số lượng kỷ lục các trường hợp mới trong suốt 4 ngày liên tiếp. Theo một thống kê của Reuters, các tiểu bang Alaska, Arizona, Arkansas, California, Florida, North Carolina, Oklahoma và South Carolina đều có các con nhiễm coronavirus kỷ lục trong ba ngày qua.

Nhiều quan chức y tế nhà nước đổ lỗi sự gia tăng này là vì các cuộc biểu tình từ cuối tháng Năm vừa qua sau cái chết của anh George Floyd, một người da đen bị giết tại Minneapolis.

Tại Louisiana, một trong những điểm nóng trước đó, các trường hợp mới lại gia tăng với hơn 1, 200 trường hợp – tức là nhiều nhất kể từ ngày 21 tháng Năm.

Trên toàn cõi Hoa Kỳ, đã có hơn 25, 000 trường hợp coronavirus mới được báo cáo vào hôm Thứ Bảy, là mức cao nhất kể từ ngày 2 tháng Năm.

Nhiều người lạc quan cho rằng sự gia tăng này một phần cũng có thể là do sự gia tăng đáng kể trong việc xét nghiệm trong sáu tuần qua. Tuy nhiên, rắc rối nhất cho các quan chức y tế, là nhiều tiểu bang đang chứng kiến con số kỷ lục các trường hợp phải vào bệnh viện – đó chắc chắn là một số liệu không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các xét nghiệm.

Arkansas, North Carolina, Texas và Utah đều có số lượng bệnh nhân nằm bệnh viện ở mức kỷ lục vào hôm thứ Bảy. Ở Nam Carolina, 69% đến 77% giường bệnh có bệnh nhân nằm tùy theo khu vực.

Trong khi thống đốc tiểu bang Utah yêu cầu hầu hết các quận tạm dừng mở cửa trở lại, đa số các tiểu bang khác không nghĩ đến việc đóng cửa lần thứ hai vì họ phải đối mặt với tình trạng thiếu ngân sách và thất nghiệp trầm trọng. Nhiều cơ sở đã mở cửa trở lại trước khi đáp ứng các hướng dẫn về ngăn ngừa lây nhiễm của chính phủ.

New York, tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã sử dụng các hướng dẫn về sức khỏe để hướng dẫn việc mở cửa trở lại và tiếp tục tuân thủ nghiêm nhặt tất cả các biện pháp giảm lây lan – các trường hợp nhiễm bệnh mới, tử vong, nhập viện có xu hướng giảm trong số những người được xét nghiệm.

Tuy nhiên, Thống đốc Andrew Cuomo đã cảnh báo các quan chức thành phố New York và Long Island vào hôm Chúa Nhật rằng việc mở cửa trở lại có nguy cơ nếu họ không ngăn chặn các cuộc tụ họp công cộng lớn mà ông nói đang đe dọa tiến trình kiềm chế sự lây lan của coronavirus.

Cuomo cho biết gần đây, tiểu bang đã nhận được 25, 000 đơn khiếu nại về các vi phạm khoảng cách xã hội và các yêu cầu quan trọng khác, chủ yếu ở Manhattan và Hamptons, cũng như các bãi biển cộng đồng trong vùng giàu có ở phía đông Long Island.

Các quan chức y tế đã nài nỉ công chúng đeo mặt nạ và tránh các cuộc tụ họp lớn vì sợ rằng một làn sóng nhiễm trùng thứ hai đang xảy ra – thậm chí đếnnay nhiều quốc gia vẫn không thể kiềm chế được làn sóng lây nhiễm đầu tiên.

Trong một diễn biến bi thảm khác mà nhiều người âu lo sẽ làm bùng lên một đợt mới những cuộc biểu tình, cướp phá và đốt nhà tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nước trên thế giới, cảnh sát tại Atlanta đã bắn chết một người da đen là anh Rayshard Brooks.

Đáp lại, những người biểu tình ở Hoa Kỳ đã chặn một đường cao tốc lớn ở Atlanta vào đêm thứ Bảy và đốt cháy một nhà hàng Wendy, nơi anh Brooks bị cảnh sát bắn chết khi anh ta cố gắng bỏ chạy để khỏi bị bắt giữ.

Vụ nổ súng đã được ghi lại trên video và chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Một viên chức cảnh sát Atlanta đã bị sa thải sau vụ bắn chết Rayshard Brooks, 27 tuổi, và một viên chức cảnh sát thứ hai đã bị cho tạm nghỉ.

Cảnh sát trưởng Atlanta đã phải từ chức.

Bạo loạn đã nổ ra vào tối thứ Bẩy, và hình ảnh trên truyền hình địa phương cho thấy nhà hàng Wendy chìm trong biển lửa trong suốt 49 phút mà không có đội cứu hỏa nào ở hiện trường. Những người biểu tình khác đã chặn xa lộ Liên tiểu bang 75, nơi họ đã đụng độ với cảnh sát.
 


Source:Reuters

2. Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ IV

Sau năm Thánh Lòng Thương Xót kéo dài từ ngày 8 tháng 12 năm 2015, là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến ngày 20 tháng 11 năm 2016, là lễ Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha đã thiết lập một ngày để khuyến khích cuộc gặp gỡ, tình bạn, tình liên đới và sự hỗ trợ cụ thể cho người nghèo; gọi là ngày Thế giới Người nghèo.

Trong ngày Thế giới Người nghèo đầu tiên diễn ra hôm 24 tháng 10, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành một Thánh lễ đặc biệt cho người nghèo tại Đền Thờ Thánh Phêrô và đã có một buổi ăn trưa với 500 người tham dự thánh lễ. Nhiều giáo xứ trên thế giới đã thực hiện những hoạt động tương tự như thế.

Hôm 13 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã công bố Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ IV được cử hành vào Chúa Nhật 15 tháng 11, tức là Chúa Nhật thứ 33 mùa Quanh Năm, với chủ đề “Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khó.” (Hc 7:32).

Mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha viết:

Sự khôn ngoan lâu đời đã đề xuất những lời này như một quy tắc thánh thiêng để thực hành trong cuộc sống. Ngày nay những lời này vẫn còn hợp thời hơn bao giờ hết. Những lời ấy giúp chúng ta chú tâm vào những gì là thiết yếu và vượt qua những rào cản của sự thờ ơ. Sự nghèo khổ luôn xuất hiện dưới nhiều hình thức, và đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến từng tình huống cụ thể. Trong tất cả những điều này, chúng ta có cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu, Ðấng đã tỏ cho chúng ta biết Người hiện diện nơi những người bé mọn nhất trong số các anh chị em của Người (x. Mt 25:40).

Giáo hội chắc chắn không có giải pháp toàn diện để đề nghị, nhưng nhờ ân sủng của Chúa Kitô, Giáo hội có thể đưa ra chứng tá và cử chỉ bác ái của mình. Giáo hội cũng cảm thấy buộc phải lên tiếng thay cho những người thiếu nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nhắc nhở mọi người về giá trị to lớn của lợi ích chung là một dấn thân sống còn của các Kitô hữu; nó được thể hiện trong nỗ lực không lãng quên bất cứ người nào trong số những người mà nhân phẩm bị xúc phạm trong các nhu cầu cơ bản.

Liên hệ đến tình hình cụ thể hiện nay, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

Ðại dịch này đến bất ngờ khi chúng ta không chuẩn bị, gây ra cảm giác hoang mang và bất lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, các bàn tay không bao giờ ngừng đến với người nghèo. Ðiều này làm cho tất cả chúng ta nhận thức hơn về sự hiện diện của người nghèo ở giữa chúng ta và nhu cầu được giúp đỡ của họ. Các tổ chức bác ái, các công việc của lòng thương xót, không thể ngẫu hứng. Cần tổ chức và đào tạo không ngừng, dựa trên việc nhận ra nhu cầu của chính chúng ta là cần một bàn tay đưa ra.

Kinh nghiệm hiện tại đã thách thức nhiều giả định của chúng ta. Chúng ta cảm thấy nghèo hơn và kém tự chủ hơn vì chúng ta đã nhận ra những giới hạn của mình và sự hạn chế của tự do của chúng ta. Việc mất việc làm và cơ hội để gần gũi với những người thân yêu và những người quen biết thường gặp của chúng ta đã đột ngột mở mắt chúng ta trước những chân trời mà từ lâu chúng ta đã cho là điều hiển nhiên. Câu hỏi về các nguồn lực tinh thần và vật chất của chúng ta được đặt ra và chúng ta thấy mình đang trải qua nỗi sợ hãi. Trong sự im lặng của ngôi nhà của chúng ta, chúng ta đã khám phá lại tầm quan trọng của sự đơn giản và luôn để ý những điều thiết yếu. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một ý nghĩa mới về tình huynh đệ mới biết bao nhiêu, để giúp đỡ và quý trọng lẫn nhau. Bây giờ là thời điểm tốt để khôi phục lại niềm tin rằng chúng ta cần nhau, rằng chúng ta có trách nhiệm chung với những người khác và thế giới. Chúng ta đã có đủ sự vô đạo đức và sự nhạo báng về đạo đức, lòng tốt, đức tin và sự trung thực. Khi nền tảng của đời sống xã hội bị xói mòn, những gì xảy ra là những cuộc chiến vì những xung đột lợi ích, những hình thức bạo lực và tàn bạo mới, và những trở ngại cho sự phát triển của một nền văn hóa thực sự chăm sóc cho môi trường (Laudato Si', 229). Nói một cách dễ hiểu, bao lâu chúng ta chưa ý thức lại trách nhiệm của mình đối với người lân cận và đối với mỗi người, các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và chính trị nghiêm trọng sẽ vẫn tiếp tục.

Do đó, theo Đức Thánh Cha, chủ đề của năm nay - “Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo” là một vấn đề rất thời sự và cấp thiết.

Source:Vatican News