Chữa lành con tim khi mẹ cha đã khuất bóng

Nỗi buồn ...

Nỗi buồn ...

Mẹ và cha đã có một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Chúng ta biết rằng cả hai không thể nào sống mãi, nhưng lẽ đương nhiên, chúng ta ước rằng ước chi cả mẹ và cha chúng ta có thể sống lâu trăm tuổi.

Janet Pincus chăm sóc cho người cha quá bụa của mình trong suốt 15 năm trời, nào là qua những cơn đau tim, khối u ác tính và phẩu thuật, trước khi người cha ấy qua đời. Hai ngày trước khi cha của Cô khuất bóng, ông cụ tự nhiên khỏe hẳn lên và mở rộng đôi bàn tay ôm lấy Cô, và thì thào nói, “Hãy ở với cha con nhé!” Không ngờ đâu, đó lại là những lời cuối cùng gởi cho người con gái của cụ. Kể từ sau cái chết của cha, Pincus vẫn mãi chìm đắm trong sự nuối tiếc, cô đơn và sầu khổ. “Nó giống hệt như một cái lổ hỏng trong lòng vậy, khó mà có thể lấp đầy được,” Cô nghẹn ngào nói. “Tôi không hề nghĩ rằng, giờ đây tôi lại là một người mồ côi.”
 
 Còn gì là lẽ thường tình hơn là một cái chết sau một cuộc sống dài và sung mãn? Tuy nhiên, cái chết của cha mẹ già thường làm cho những người con trưởng thành mất đi chổ dựa chính của đời họ. Rất nhiều trẻ em thuộc thời bùng nổ sinh đẻ (baby boomers) giờ đây đã bước vào tuổi trung niên, và sẽ phải chứng kiến nhiều cái chết của cha mẹ họ ngay trong thế kỷ này. Trong một xã hội mà sự chết được coi là điều cấm kỵ, khó nói, thì nhóm này có thể sẽ không được chuẩn bị một cách kỹ càng như là những thế hệ trước đây vì những kinh nghiệm đổi đời như vậy.
 
 Cha mẹ mất đi, cũng đồng nghĩa với việc bạn mất hẳn đi, những chuyên viên lưu trữ đầu tiên trong đời bạn. Alexander Levy, một chuyên gia về tâm lý học và cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề: “Người lớn mồ côi: Hiểu biết và đối phó với sự mất mát và những thay đổi sau khi cha mẹ đã khuất bóng,” nói: “Cha tôi là người đầu tiên chỉ bước cho tôi đi và dạy tôi cách lái xe.” Vai trò mà cha mẹ đã thực hiện quả là vô bờ bến.
 
 Đôi lúc việc hiểu được lý do tại sao chúng ta cảm thấy buồn, có thể giúp chúng ta biết cách đối phó một cách tốt đẹp hơn, 4 bí quyết sau sẽ giúp bạn cách thức chữa lành con tim khi mẹ cha đã khuất bóng:
 
 Bí Quyết 1: Hãy Biết Tha Thứ (Forgive)
 
 Ngay cả trong những lúc tốt nhất của các mối quan hệ, thì những kỷ niệm cũng cần phải có thới gian để được chữa lành. Hãy suy nghĩ về mối quan hệ của bạn đối với mẹ cha của mình. Hãy cố nhớ lại những lúc mối quan hệ đó bị tổn thương và nuối tiếc. Đừng vội vả chi cả, bạn hãy tự tha thứ cho chính bản thân mình hoắc thứ tha cho mẹ cha của bạn vì những lúc hoặc là bạn, hoặc là cha mẹ của bạn đã không tìm cùng tìm được một mẩu số chung. Hãy lập đi lặp lại thói quen này thường xuyên nếu bạn cảm thấy cần. Nếu vết thương vẫn còn quá sâu, thì hãy nên tìm lời khuyên của chuyên gia tâm lý hay của vị linh mục tại xứ đạo.
 
 Bí Quyết 2: Qui Hướng Về Mặt Thiêng Liêng (Draw On Spirituality)
 
 Hãy gởi trọn cả trái tim cho chính Thiên Chúa và hãy tìm lời khuyên dạy từ nơi Ngài. Thời gian tĩnh lặng, những bài đọc gây nguồn cảm hứng, những lời nguyện, sự trầm tư mặc tưởng, và việc hiệp thông thờ phượng trong từng nhóm cộng đoàn có thể an ủi và sưởi ấm lại bạn khi bạn phải diện đối với mầu nhiệm của sự chết.
 
 Bí Quyết 3: Hãy Viết Nhiều Lá Thư (Writing Letters)
 
 Viết hai lá thư gởi cho người cha, người mẹ quá cố của bạn. Trong lá thư đầu, thì hãy bày tỏ những cảm tưởng của bạn. Còn lá thư thứ hai, thì diễn tả lòng biết ơn sâu tình nặng nghĩa của bạn đối với người mẹ/người cha đã khuất bóng. Cách làm này có thể đặc biệt giúp ích cho bạn nếu như bạn đã vô tình không tỏ bày sự biết ơn của bạn, ngay lúc mẹ/cha vẫn còn sống.
 
 Bí Quyết 4: Hãy Lưu Giữ Lại Những Kỷ Niệm Thân Thương (Treasure Fond Memories)
 
 Hãy thâu thập những vật kỷ niệm của cha/mẹ của bạn và đặt chúng trong cuốn sổ lưu bút (scrap-book). Đây có thể là một sự phiêu lưu giúp bạn được chữa lành, cũng như những báu vật đó, bạn có thể chia sẽ cùng với các thành viên trong gia đình của bạn. Một cách khác để ôn lại những kỷ niệm chính là mời những người bạn thân của cha mẹ bạn đến, và từng người thay phiên nhau kể lại những kỷ niệm đã có với mẹ/cha của bạn. Hãy thâu lại buổi chuyện trò đó, nếu bạn muốn.
 
 Và sau cùng, để giúp bạn đối phó lại sự mất mát, mời bạn hãy vào các trang web sau đây:
 
 (1) www.beliefnet.com - Đây là trang web tôn giáo hổ trợ cho mọi người từ nhiều niềm tin khác nhau..
 
 (2) www.griefnet.org - Trang web này cung cấp thông tin và những nhóm hổ trợ trên mạng cho những ai đang phải đối diện với sự mất mác và sầu khổ.
 
 (3) www.growthhouse.org - Trang web này cung cấp thông tin về cách thức chăm sóc cho mẹ/cha vào lúc gần cuối đời, cũng như các thông tin khác dành cho các gia đình tang quyến.
 
 (4) www.death-dying.com - Trang web này gồm có những thỉnh nguyện viên giúp và hổ trợ bạn với nổi tiếc thương vì sự khuất bóng của mẹ/cha.
 
 (5) www.aarp.org/griefandloss/home.html - Trang web này đưa ra những lời khuyên và hổ trợ từ Hội Những Người Về Hưu Của Hoa Kỳ (American Association of Retired Persons-AARP).
 
 (6) www.nhpco.org - Trang web này cung cấp các thông tin hổ trợ từ Hội Tế Bần Quốc Gia và Chăm Sóc Cho Những Người Sắp Chết (National Hospice and Palliative Care Organization).
 
 (7) www.dyingwell.org - Trang web này cung cấp các thông tin có liên quan đến những khó khăn mà các cha mẹ già gặp phải vào lúc gần cuối đời.
 
 (8) http://lynchfuneraldirectors.com - Đây là trang web của nhà văn, nhà thơ và chuyên gia an táng Thomas Lynch nhằm trang bị và cung cấp cho bạn về những kiến thức cần biết trước và sau khi cha/mẹ qua đời.
 
 (Trích Kiến Thức Công Giáo / Công Giáo Ngày Nay (Catholic Digest) số ra 1/2005 từ trang 50-56.)