www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:16 EDT Thứ bảy, 18/05/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 11764

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 385912

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20217810

Trang nhất » Tin Tức » Suy niệm

Cô đơn

Thứ bảy - 09/07/2016 10:25
Chúa Giêsu

Chúa Giêsu

"Cô đơn không có nghĩa là ở một mình. Cô đơn là một vấn đề tâm linh và phải được giải quyết bằng những phương pháp tâm linh".

Văn hào Alexander Solzhenitsyn viết về một đứa con gái người Nga hết sức gần gũi với cha nó. Sau khi cha nó chết, đứa con gái không thể nào được an ủi. Nó đã đau buồn trong một năm trời, rồi đã chết vì sầu khổ và cô đơn.

Tôi đã đọc cuốn Gulag Archipelago của Solzhenitsyn và một số các bài viết khác của ông trước đây vài năm. Tôi đã rất cảm động về cách ông mô tả sự đau khổ của những người ở trong tù, nhưng tôi đã khóc khi đọc câu chuyện của đứa con gái cô đơn dưới đây.

Gần cuối Thế Chiến Thứ Hai, cha tôi - một người cao lớn và đẹp trai khi mặc quân phục - bỏ gia đình tôi để gia nhập quân ngũ. Ông không bao giờ trở lại sống với chúng tôi. Một ngày sau đó một tháng, ông đã trở lại để lấy hết quần áo và vật dụng cá nhân. Ông đã bỏ mẹ tôi và chạy theo một người đàn bà khác. Mẹ tôi lúc ấy mới có 28 tuổi, đã hoàn toàn tuyệt vọng. Bà đã sanh hai đứa con trai sinh đôi, hai tháng trước khi cha tôi trở về. Bà đã bị bỏ rơi với sáu đứa con dưới 7 tuổi.

Tôi là đứa lớn nhất, đứa con gái độc nhất trong đám trẻ. Đứa con trai lớn nhất là Long và tôi đã hết sức gần gũi với cha tôi. Long chỉ mới có 6 tuổi khi cha tôi bỏ đi, nó bị nằm liệt giường vì bệnh phong thấp. Khi nó có thể ra khỏi giường bệnh, nó đã bảo hàng xóm là cha chúng tôi đã đi săn một chuyến dài. Và sẽ không trở về.

Và tự đó bắt đầu những năm tháng cô đơn. Cha tôi có trở về một năm một lần, vào sáng ngày lễ Giáng Sinh, để thăm sáu đứa con của ông, nhưng trong suốt năm, chúng tôi không bao giờ thấy ông, mặc dầu ông ở cách chỗ chúng tôi chừng hai dặm.

Tôi là một đứa trẻ hết sức kín đáo và e thẹn. Lúc đó không có các nhóm trợ giúp cho các người ly dị và con cái của họ như bây giờ. Chúng tôi chịu đựng sự cô đơn và ghét bỏ một mình. Là đứa trẻ học trường Công Giáo, tôi không bao giờ biết một đứa trẻ khác của một gia đình ly dị cho đến khi tôi lên đến bực trung học.


Vấn Đề là gì?

Có một sự lợi ích nào về tinh thần đối với sự cô đơn và cảm giác bị bỏ rơi mà tôi đã cảm thấy khi là đứa trẻ của một gia đình ly dị? Tôi thường tự hỏi câu này và hỏi Chúa: tại sao mẹ tôi và các đứa em tôi lại phải để cho mất đi một người mà chúng tôi yêu mến hết sức.

Đối với tôi, dường như đã có một mũi tên thần đã làm tổn thương tôi từ lúc tôi còn nhỏ. Tôi vẫn giống như những đứa trẻ khác, nhưng có một cái hố xâu đen tối của sự cô đơn đã xé nát tim tôi.

Một đứa bạn thân của tôi tên Liên, lại có một sự cô đơn khác hẳn: cô đơn về vật chất. Trong suốt từ 12 cho tới 14 năm qua, nó bị bệnh tê liệt. Vào những năm gần đây nó đã phải ngồi trong xe lăn và ngồi bên cửa sổ lớn của căn nhà nhớ ngày này qua ngày khác. Nó viết thư cho tôi và gợi lại kỷ niệm của một ngày nghỉ lễ Độc Lập chúng tôi đã sống với nhau nhiều nằm về trước.

Nó viết, "Này bồ, mỗi khi ngày lễ Độc Lập đến nó luôn luôn làm cho tôi nhớ đến bồ. Bồ là người cuối cùng tôi được chia sẻ niềm vui của ngày nghĩ lễ đó - tôi nhớ là năm 1984. Tôi sẽ luôn luôn nhớ đến lúc chúng ta cùng bơi ở hồ và coi pháo bông. Từ đó đến giờ, tôi chỉ còn có thể vui hưởng ngày lễ Độc Lập bằng cách theo dõi các hoạt động trên máy Vô Tuyến Truyền Hình."

Thời gian nó phải ngồi ở nhà đã đánh động tôi sau khi tôi nhận được lá thư của nó. Từ năm 1984, tôi đã được đi thăm nhiều nước Nam Mỹ trong ba chuyến đi khác nhau - và trong suốt thời gian ấy, cô bạn tôi đã ngồi hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, trong cũng một chiếc xe bên cạnh cửa sổ, nhìn để theo dõi sự thay đổi của thời tiết, trong khi cơ thể của nó tàn tạ và héo mòn.

Có lợi ích gì về tinh thần cho sự cô đơn của nó không? "Tôi cố gắng hết sức để có thể mỗi ngày tự lo lắng cho tôi", nó viết. "À mà ai cũng vậy, ai cũng phải cố gắng cho mọi ngày được qua đi tốt đẹp. Tôi gần như phải cầu nguyện cho mọi ngày qua đi - và chỉ cố gắng tiếp tục như vậy mỗi ngày."

Sự quyết chí và can đảm của Liên đã được hun đúc bởi niềm tin của nó nơi Chúa, niềm tin này đã tăng trưởng trong khi có thể nó yếu dần đi. Nó biết rằng có ngày, có lẽ chẳng chóng thì chầy, nó sẽ phải vào dưỡng viện, và sẽ không thể nào đứng dậy để tự mình đi ra khỏi nơi đó. Vậy mà nó vẫn tin tưởng rằng Chúa sẽ lo liệu cho nó và nó đang ở trong đôi bàn tay đầy thương yêu: bàn tay của Chúa.

Có cả hàng triệu người bệnh tật và già yếu đang bị giam giữ trong nhà như cô bạn Liên của tôi, và hàng ngàn người tử tội bị giam giữ sau song sắt. Cũng có những người khác, mặc dầu có một đời sống hoạt động bên ngoài trong ngày, nhưng ban đêm và cuối tuần lại cô đơn một mình, dù có sống một mình hay với người khác.

Tôi có một người hàng xóm như vậy, một cô gái rất cởi mở, nhưng lại gần như lo quýnh lên khi ngày Tết Dương Lịch sắp đến. "Tôi phải làm sao để được mời đi dự một party của một người bạn." Nàng đã tâm sự với tôi sau lễ Giáng Sinh với một giọng đầy thất vọng. Nàng không thể chịu nổi cái hình ảnh phải qua một đêm đầu năm ở nhà một mình.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã lưu ý rằng, "chủ nghĩa tiêu thụ, hưởng thụ, và cá nhân cầm tù những người trẻ trong một nơi cô đơn không có sự hăng hái và vui vẻ. Đời sống lúc đó được sống như một đời sống nô lệ."

Đối với nhiều người, độc thân là một đời sống cô đơn. Bà Pat King đã viết như sau trong cuốn sách “Các Giải Pháp Dùng Thánh Kinh Để Giải Quyết Sự Căng Thẳng”.

"Những người độc thân có rất nhiều tình yêu để ban phát và cũng cần đến rất nhiều tình yêu. Vậy mà thông thường không có ai có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Người độc thân cô đơn mong ước có được những hoạt động giản dị mà những người khác cho là phải có một cách tự nhiên. Một điều giản dị như là về nhà sau giờ làm việc và ngồi xuống ở bàn trong bếp để nói chuyện với người phối ngẫu hay một người khác trong gia đình về ngày qua, lại là một điều xa lạ và quý giá đối với một người độc thân cô đơn.

"Nếu bạn không biết gì về máy móc, một điều giản dị như khi xe hơi không nổ máy, mái nhà bị giôït, máy sưởi hư, hay ông thoát nước bị tắc nghẽn, cũng đủ gây nên những vấn đề to lớn." Ba King viết tiếp, "Thật là sung suớng biết bao nếu có được những người biết sửa chữa đồ đạc trong nhà mà không phải lo lắng (a) người này có biết nhiều lắm không (b) có tính tiền quá mắc không (c) có cư xử lịch sự không.

Mẹ tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn hơn là khi ống nước ở nhà bị hư hỏng. "Có sáu đứa con mà không có lấy một anh thợ ống nước!" Mẹ tôi lại rên khi bà bị đau răng, "Sáu đứa con mà không có lấy một ông nha sĩ!" Bà biết rõ là bà là một người cô đơn hết sức dễ bị thương trên đời này mặc dầu bà đã có sáu đứa con trưởng thành, có ba đứa ở ngay gần kề bên và hết mực yêu thương bà.

Không hẳn chỉ là vấn đề độc thân.

Tuy nhiên, không hẳn là tất cả mọi người cô đơn đều là những người đã ly dị hay độc thân. Điều này là đúng sự thật, mặc dầu chữ cô đơn đồng nghĩa với chữ độc thân trong một vài từ điển. Cũng như có nhiều người độc thân không cô đơn, điều đáng buồn là có những người có gia đình lại rất cô đơn.

Tôi có một người bạn, trải qua bao nhiêu năm đã hàng ngày lo lắng cho con cái đi học, rồi lo đám cưới cho chúng, bây giờ mới cảm thấy cô đơn mặc dầu bà vẫn còn có chồng và có một đời sống chức nghiệp thành công bên ngoài xã hội.

"Chồng tôi là một người xa lạ đối với tôi", bà than. "Chúng tôi không hề nói với nhau nửa lời mỗi tối, và cuối tuần thì lại có một lô những hoạt động bận rộn khiến cho chúng tôi xa cách nhau. Tôi cảm thấy buồn khổ và cô đơn." bà đã thú nhận với tôi qua nước mắt.

Dr. Ken Steward, tác giả cuốn “Làm Sao Để Có Thể Ở Một Mình Mà Không Cảm Thấy Cô Đơn” đã ghi nhận rằng, "Vào một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ phải ở một mình... Bạn có biết rằng bạn có thể cô đơn trong một gia đình." Steward tin rằng nhiều người có gia đình đã xin ly dị vì tin nhầm rằng không có gia đình hay sống độc thân sẽ làm giảm cái nỗi đau của sự cô đơn."

Ông tiếp, "Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, lập gia đình không nhất thiết giải quyết được vấn đề cô đơn của bạn. Nếu bạn không tin điều này, hay hỏi một số những người có gia đình.

"Nếu bạn không tin, thử hỏi một số người đã ly dị lần thứ ba hãy thứ tư. Ngược lại có những người muốn ly dị vì cô đơn, họ muốn tìm được một người mà họ cảm thấy sẽ thực sự săn sóc đến họ khiến cho họ không còn cảm thấy cô đơn nữa."

Steward công nhận rằng ông thường cảm thấy cô đơn mỗi khi phải đi giảng ở xa nhà. Nhưng ông đã viết, "Cô đơn là gì? Không phải là bị ở một mình. Cô đơn không đồng nghĩa với độc thân. Đó là nghĩ rằng mình chỉ đang sống có một mình. Cô đơn là một vấn đề tâm linh, và phải được giải quyết bằng phương pháp tâm linh."

Cha Warren Dicharry, khoa trương của Đại Chủng Viện St. Mary ở Houston, Texas hết sức đồng ý. Cha là một học giả về Thánh Kinh và tác giả của ba cuốn sách về Thánh Kinh. Cha nhấn mạnh rằng, "Cô đơn không giống như khi ở một mình, vì Thánh Bernard có thể nói, "Một người không bao giờ cô độc hơn là khi ở một mình." "Cô đơn là một hiện tượng hoàn vũ và càng ngày càng tệ hơn, chứ không khả quan hơn", cha Dicharry tiếp, "Cô đơn không phải là ở một mình, mà là một cảm tưởng bị cô lập hoá và chán chường, bị bỏ rơi và quên lãng, và như Mẹ Teresa nói, "cảm tưởng là "không có ai để ý đến mình."

Ở một mình không nhất thiết là cô đơn

Ở tu viện Thánh Biển Đức, trong một nông trại gần Aspen, Colorado có cha Thomas Keating là người thường suy tư về sự cô đơn. Sự im lặng ở tu viện chỉ bị phá rối bởi tiếng bò kêu trên cánh đồng dưới rặng núi, ở một địa điểm mà nhiều người có thể cho là cô đơn.

"Cha Keating nói, "Tôi muôn phân biệt giữa sự đơn độc, và sự cô đơn. Tôi thường cho rằng sự đơn độc có ích lợi, nhưng tôi không nghĩ rằng sự cô đơn có ích lợi gì. Cô đơn thường gây tai hại và làm cho tê liệt và nản chí. Tôi coi sự cô đơn như một căn bệnh của những người của thời đại tân tiến đã trở thành thù nghịch với gia đình qua sự ly dị, xa vắng, hay đợi chờ và đã cảm nghiệm sự mất mát các bạn bè hay không tìm được các bạn tốt.

"Tuổi già thường có nghĩa là phải bước vào sự cô lập của một dưỡng trí viện, nơi không có ai muốn vào thăm. Đây là một phần của bi kịch thời đại mới về sự đổ vỡ của gia đình. Biết bao nhiêu trẻ con chẳng bao giờ thấy mặt ông bà của chúng."

Cha Keating gọi cô đơn là sự "bị bắt buộc phải cô lập." "Người ta lựa chọn sự đơn độc với ý tưởng là được ở gần Chúa hay để có thời giờ suy tưởng về đời sống của mình."

Sự đơn độc - lựa chọn một phần trong ngày để được thinh lặng và ở một mình với Chúa - là một sự lựa chọn tốt đẹp đối với mọi người. Nhưng cô đơn lại là một kinh nghiệm cố tìm cách tàn phá. "Người ta cảm thấy bị cô lập, nhàm chán, bị bỏ rơi, vô dụng, bị bỏ quên. Có người, không phải lỗi ở họ, đã bị cô lập hoá. Đối với họ, đây là một sự thử thách lớn, và họ phải quay về để tìm thấy sự Hiện Diện Thiêng Liêng. Cha Keating nói "Công việc bác ái là liều thuốc chữa bệnh cô đơn, đã được khuyến khích rất nhiều trong Thánh Kinh. Đến với người khác đôi khi chữa lành được cho sự cô đơn của mình. Những người cần được mình tới thăm có thể là những người bị quên lãng, bị bỏ rơi, và những người nghèo khó."

Sự sợ hãi phải ở một mình của chúng ta được biểu hiện bởi nhu cầu phải nhắc ống điện thoại lên, hay vặn máy Tivi, máy hát hay không cho phép mình hưởng thụ cái đơn độc hay sự gần gủi của những người thân yêu của mình. Cha Keating đồng ý rằng Tivi là một phát minh tốt đẹp giúp cho các người bị bó buộc ở trong nhà, vì nó thường là người bạn độc nhất của họ. Tuy nhiên Tivi mang đến một nguy hiểm là biến người ngồi xem thành một thứ khán giả thụ động kinh niên.

Là một nhà khổ tu trong 46 năm, cha Keating nói, "cộng đồng của tôi cố tình chọn sự đơn độc”, họ giữ một mức thăng bằng giữa sự chia sẻ với người khác và thời giờ sống một mình với Chúa. Cha nhìn thấy mục đích của giáo hội và các bí tích là "để đánh thức chúng ta cho sự hiện diện của Chúa trong chúng ta như là đền thánh sống động của Ngài."

Cha Keating trấn an chúng ta là "trong Chúa chúng ta có thể tìm thấy cả những người chúng ta đã mất đi, nếu chúng ta đến với Chúa để Chúa cũng lo lắng cho họ như đã lo lắng cho chúng ta."

Chống tôi bị đổi đi Denver cách đây hai năm. Chúng tôi bỏ lại sau lưng các con, các cháu, cha mẹ, và căn nhà đã là chổ ở của chúng tôi trong 12 năm. Tôi nhớ tất cả những thứ đó và đồng ý với cha Keating là "cô đơn không có Chúa cũng giống như hỏa ngục, và chắc chắn sẽ dẫn tới sự chán chường và tuyệt vọng."

Thiếu nguồn năng lực nội tâm để chữa lành hoàn toàn sự cô đơn, chúng ta quay về với Chúa, và điều đó chính là một điều ích lợi của sự cô đơn. Và chúng ta phải quay về với người khác, chúng ta nhận thức như Dicharry rằng "sự đau đớn và cô đơn của một người là sự đau đớn và cô đơn của tất cả, vì chúng ta là một thân thể và chi thể của nhau, phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta." Lời của Dicharry làm cho tôi nhớ đến bài ca Hasidic sau đây:

Bất cứ nơi nào con đến - chỉ có Chúa!

Chỉ có mình Chúa; và lại có Chúa!

Chỉ có Chúa, Chúa, Chúa!

Khi mọi sự tốt lành, chỉ có Chúa!

Khi mọi sự đều xấu, chỉ có Chúa!

Chỉ có Chúa, Chúa Chúa!

 

Charlene Scott, 

Tác giả bài viết: Bùi Hữu Thư phỏng dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Cô đơn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.