www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
11:35 EDT Thứ bảy, 18/05/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 28219

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 402367

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20234265

Trang nhất » Tin Tức » Tin Mừng đời thường

Người mẹ của những kho báu nằm bên trong chiếc chai

Thứ tư - 02/08/2017 12:38
Hoa Xương Rồng

Hoa Xương Rồng

Người đàn bà ôm lấy đứa trẻ, quay lưng bỏ lại bà mẹ đau khổ và biến mất trong bóng tối của màn đêm chết chóc. Nếu bà ta bị bắt, cả hai sẽ bị giết. Tiếng khóc vô vọng của người mẹ vọng sau lưng bà: “Hãy hứa rằng nó sẽ thoát!”.

Người đàn bà chợt dừng bước và quay lại: “Tôi không thể hứa điều đó. Nhưng tôi chắc chắn rằng nếu để đứa bé ở lại với bà, nó sẽ phải chết”.

Trong cuộc đời 98 năm cho đi tình yêu và lòng thương xót, những hình ảnh buồn thảm như thế luôn quay trở lại trong giấc ngủ của Irena Sendlerowa - người phụ nữ với mật danh Jolanta đã “tuồn” 2.500 trẻ em Do Thái ra khỏi khu trại tập trung Warsaw (Ba Lan) những năm 1942-1943, trước khi chúng bị đẩy vào lò thiêu Auschwitz. Bà vẫn còn nhớ rất rõ tiếng những đứa trẻ khóc khi rời khỏi tay mẹ, tiếng người mẹ gào lên đau khổ, và những lời nhắn nhủ yêu thương đầy tuyệt vọng của tình mẫu tử trước phút chia ly.

Các đứa bé được bỏ vào bao đựng rác, giấu dưới đống giấy vụn, quần áo cũ, đẩy bằng xe cút kít ra khỏi cổng trại và đi đến các nhà dân và tu viện nữ tu Công giáo Ba Lan. Irena đã là chiếc cầu nối để cứu tuổi thơ ra khỏi ngọn lửa tàn bạo của diệt chủng, chia sẻ một việc thiện cho mọi người cùng làm, và chấp nhận mọi mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh.

Chắc chắn bà không thể quên những mảnh giấy quấn thuốc lá hoặc giấy vệ sinh - trên đó chính tay bà đã ghi rõ tên tuổi của từng đứa bé, bỏ vào chai nước xôđa, và đem chôn dưới gốc táo trong vườn của một người bạn. Niềm hi vọng của bà về sự đoàn tụ gia đình của các đứa trẻ Do Thái được cất giấu ở đó - trong những chiếc chai xôđa rỗng. Một số người bạn của Sendlerowa thường gọi đó là kho báu của những tuổi thơ trong trại tập trung.

Mùa thu năm 1999, kho báu này được khai quật và công bố cho toàn thế giới biết cũng là nhờ những học sinh nhỏ tuổi trong lớp học lịch sử của thầy Norman Conard, thuộc Trường trung học Uniontown (tiểu bang Kansas, Mỹ).

Thầy đã gợi ý cho các em học sinh của mình một đề tài làm bài rất thú vị: mở rộng biên giới lớp học ra ngoài cộng đồng và xã hội, học sinh tìm đề tài đóng góp vào việc học sử, giáo dục học sinh biết tôn trọng và thể hiện lòng khoan dung sao cho đúng với phương châm của trường khi đó là: “Người nào có thể thay đổi được một cuộc đời thì sẽ thay đổi cả nhân loại”.

Các học sinh đã tìm thấy một bài báo nhỏ về Irena Sendlerowa trong mục “Other Schidlers” trên tờ News And World Report (số tháng 3-1994). Họ ngạc nhiên và cố gắng tìm thêm rất nhiều tài liệu về “vị cứu tinh” vô danh này và cả thầy lẫn trò đều thay đổi quan điểm sống kể từ khi ấy. Cả lớp đã viết và dàn dựng một vở kịch với cái tên nổi tiếng Life in a jar (tạm dịch: Sự sống bên trong chiếc chai).

Vở kịch 10 phút của họ đã được lưu diễn trên 250 trường học khắp nước Mỹ, cũng như xuất hiện trên các kênh thông tin nổi tiếng như CNN, Chicago Tribune, Ladies Home Journal. Hiện nay, dưới trang web chính thức của họ (www.irenasendler.org/thestory.asp) luôn xuất hiện dòng chữ: “Dự án giáo dục này cho phép các học sinh của chúng tôi vươn lên và thay đổi thế giới”.

Thầy Conard luôn hào hứng kể lại: “Câu chuyện về Irena Sendlerowa có tác động sâu sắc không chỉ với những người nghe mà còn đối với những người kể chuyện. Ngay từ lúc đó, các học sinh nữ thường viết lên cuốn vở học bài những dòng chữ như “Tôi sẽ làm thay đổi thế giới” hoặc “Câu chuyện về Irena phải được công bố cho mọi người biết”. Tôi đã cùng học sinh của mình trình diễn vở kịch và trông thấy sự xúc động trào ra trên khuôn mặt người xem. Họ (những người xem) đã nhận lấy khẩu hiệu của cả lớp và đem nó vào cuộc sống”. Có lẽ, thầy và trò Conard đã giúp toàn thế giới tiếp thu bài học về những giá trị quan trọng của sự sống nằm bên trong một cái chai.

Mặc dù được báo chí Mỹ bình chọn là “Người phụ nữ trong năm 2003” và nhận được 12.000 chữ ký của công chúng và Quốc hội Ba Lan trong phong trào vận động bầu chọn Irena Sendlerowa làm ứng viên cho Giải Nobel hòa bình năm 2007, có lẽ mọi người cũng phải thông cảm khi bà khiêm tốn từ chối: “Tôi không phải là một anh hùng. Cách gọi đó làm tôi phát cáu. Ngược lại thì đúng hơn. Tôi đã có thể làm hơn thế. Tôi luôn bị cắn rứt lương tâm vì đã cứu được quá ít người. Sự nuối tiếc này sẽ theo tôi cho đến lúc chết”. Nay thì nỗi tiếc nuối ấy là xứng đáng.

Ngày 12-5-2008, Irena Sendlerowa đã ra đi về cõi bình an như một biểu tượng của lòng nhân đạo. Không có một giải thưởng hay một danh xưng nào có thể tương xứng với sự khiêm tốn và nỗi day dứt của bà.

Phần thưởng cao quí nhất dành cho người đàn bà khuyết tật ngồi trên chiếc xe lăn và đã từng trông thấy bố cáo hình tử tội của mình dán trên khắp thành phố Warsaw chính là những cú điện thoại từ khắp nơi trên thế giới với lời biết ơn: “Cháu nhớ gương mặt của bà! Bà đã đưa cháu ra khỏi trại tập trung!”. Gương mặt Irena Sendlerowa vẫn còn đó - trong lòng của những cuộc đời nằm bên trong chiếc chai xôđa rỗng...

Tác giả bài viết: Nguyễn Đạt Ân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.