www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
18:23 EDT Thứ sáu, 17/05/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 310

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 306


Hôm nayHôm nay : 30452

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20180017

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Quá đáng: Nhảy múa và thoát y ngay trước cửa nhà thờ chính tòa Công giáo tại Colombia

Thứ tư - 30/06/2021 17:03
Tin thế giới

Tin thế giới

Một số người hoạt động cho quyền của người đồng tính đã nhảy múa và thoát y trước cửa nhà thờ lớn ở thị trấn San Gil, Colombia trong tuần này.

1. Vatican 'quan ngại sâu sắc' về khả năng sụp đổ của Li Băng

Trước ngày Vatican cầu nguyện cho Li Băng vào ngày 1 tháng 7, một quan chức cấp cao của Vatican đã bày tỏ lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của đất nước có thể gây nguy hiểm cho sự hiện diện của Kitô giáo ở Trung Đông.


Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, cho biết vào ngày 25 tháng 6 rằng ngài tin rằng Tòa thánh có thể đóng góp tích cực vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Li Băng.

“Tòa thánh quan ngại sâu sắc về sự sụp đổ của đất nước về kinh tế, tài chính, xã hội, điều này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến cộng đồng Kitô Giáo và bản sắc của Li Băng,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói với các nhà báo tại cuộc họp báo ở Vatican.

Ngài nói rằng sự suy yếu trong sự hiện diện của Kitô Giáo do di cư “có nguy cơ phá hủy trạng thái cân bằng nội tại và thực tế của chính Li Băng, càng khiến sự hiện diện của Kitô Giáo ở Trung Đông gặp rủi ro”.

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại tương tự về Li Băng trong bài phát biểu trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh vào đầu năm nay.

Đức Giáo Hoàng nói:

“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của mình, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô Giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị biến thành một thiểu số cần được bảo vệ”
 


Source:Catholic News Agency

2. Ngoại trưởng Tòa Thánh lên tiếng bênh vực cho thái độ im lặng của Vatican đối với tình hình tại Hương Cảng

Hôm thứ Sáu 25 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher rằng ngài và nhiều đồng nghiệp của mình tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vẫn chưa tin rằng việc lên tiếng về tình hình ở Hương Cảng “sẽ tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào”.

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đã được hỏi rằng đối với Tòa Thánh điều gì khiến tình hình bất ổn dân sự ở Li Băng khác với phong trào biểu tình ở Hương Cảng, ngài trả lời rằng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không thấy rằng việc lên tiếng vào lúc này mang lại một đóng góp tích cực nào cho tình hình tại Hương Cảng.

“Rõ ràng Hương Cảng là đối tượng chúng tôi quan tâm. Li Băng là nơi mà chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi có thể đóng góp tích cực. Chúng tôi không nhận thức được điều đó ở Hương Cảng” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói trong một cuộc họp báo của Tòa Thánh vào ngày 25 tháng Sáu.

“Ta có thể nói rất nhiều, có thể nói được là, những từ thích hợp để được báo chí quốc tế và nhiều nơi trên thế giới đánh giá cao, nhưng tôi - và nhiều đồng nghiệp của tôi – thấy vẫn chưa thuyết phục rằng lên tiếng như thế sẽ tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào”.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã thúc giục Vatican công khai bày tỏ quan ngại về các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở cả Trung Quốc đại lục và Hương Cảng.

Benedict Rogers, người sáng lập Hong Kong Watch, nói với CNA vào tháng 4 rằng sẽ có “sự khác biệt lớn” nếu Đức Giáo Hoàng cầu nguyện công khai cho người Duy Ngô Nhĩ, các tín hữu Kitô Trung Quốc và người dân Hương Cảng.

“Đức Giáo Hoàng đương kim rất thẳng thắn về các vấn đề đàn áp, bất công, và xung đột trên thế giới”, Rogers nói.

“Chẳng hạn, ngài đã đề cập đến rất hay về Miến Điện, và vì vậy thật khó hiểu tại sao lại có sự im lặng gần như hoàn toàn về mọi thứ liên quan đến Trung Quốc, cho dù đó là người Duy Ngô Nhĩ hay Hương Cảng hay các tín hữu Kitô hay Tây Tạng.”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước của Vatican, đã nhiều lần nói rằng ngài tin rằng các tuyên bố “giật gân” sẽ phản tác dụng.

Ngài nói với tờ The Standard của Hương Cảng vào ngày 25 tháng 3 rằng “Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy đúng là Tòa thánh không có chính sách, một chính sách ngoại giao, lên án hầu như ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, và ngày nay có nhiều vụ vi phạm nhân quyền ở nhiều nơi, nhiều nước”.
Source:Catholic News Agency

3. Nhảy múa và thoát y ngay trước cửa nhà thờ Công Giáo tại Colombia

Một số người hoạt động cho quyền của người đồng tính đã nhảy múa và thoát y trước cửa nhà thờ lớn ở thị trấn San Gil, Colombia trong tuần này.

Các điệu nhảy dâm dục đã diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình và đình công liên tục trên toàn quốc, và như một phần của tháng “tự hào đồng tính”, đã tạo ra một cuộc tranh cãi trên các phương tiện truyền thông và gây phẫn nộ nơi người Công Giáo.

Đêm 21 tháng Sáu, một số người hoạt động cho quyền của người đồng tính đã tập trung bên ngoài nhà thờ chính tòa thành phố San Gil, cách thủ đô Bogota 240km về phía bắc và la hét cổ vũ cho một nhóm điên cuồng nhảy múa và thoát y.

Trong một đoạn video mờ được đăng trên Facebook bởi El Regional, một cơ quan truyền thông Colombia, một giọng nói vang lên qua hệ thống loa giới thiệu “màn trình diễn” của “Sasha”, là người trước khi bắt đầu nhảy múa đã thốt lên: “Loạn tính muôn năm và đĩ điếm muôn năm!”

Một thông điệp từ nhóm này, được Blu Radio đưa tin, nói rằng “Tôn giáo không thể đàn áp cách yêu của chúng ta, tình yêu là tình yêu và cuộc sống phải đa dạng, bao trùm và không có khuôn mẫu. Chúng tôi là tình yêu, chúng tôi là sự đa dạng”.

Một cuộc đình công toàn quốc do các tổ chức cánh tả khác nhau kêu gọi đã bắt đầu ở Colombia vào ngày 28 tháng 4, và được đánh dấu bằng bạo lực và những hành vi thái quá ở các thành phố khác nhau, khiến ít nhất 50 người chết và hàng chục người bị thương.

Một công dân nói với Blu Radio rằng các trò nhảy múa thoát y này cho thấy “sự thiếu tôn trọng, thô tục và các giá trị khốn nạn”. Ông cũng lên án “sự thiếu tôn trọng của họ đối với một biểu tượng của tôn giáo như cửa chính của nhà thờ”.

“Họ có thể làm những điều điên rồ của mình ở nơi khác, nhưng không phải trước mặt trẻ em, gia đình và các bộ phận của cộng đồng không chia sẻ những ý tưởng, xu hướng tình dục và ý thức hệ này.”
Source:Catholic News Agency

4. Đức Thánh Cha tiếp Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức

Hôm 24/6 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Cha Georg Bätzing, Giám mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức.

Đây là lần thứ hai Đức Cha được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Lần đầu cách đây một năm và là cuộc viếng thăm “ra mắt”, sau khi Đức Cha được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục.

Không có thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh về nội dung buổi tiếp kiến, nhưng văn phòng Hội đồng Giám mục Đức cho biết trọng tâm cuộc trao đổi là tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Đức, liên quan đến việc xử lý những vụ lạm dụng tính dục và tình trạng khó khăn tại một số giáo phận. Đức Cha Bätzing cho biết Đức Thánh Cha biết rất rõ tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Đức và ngài hy vọng những căng thẳng có thể được khắc phục.

Đề tài thứ hai trong cuộc tiếp kiến, là “Tiến Trình Công Nghị” của Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Đức Cha Bätzing nói ông đã làm sáng tỏ những vấn đề mà những tin đồn mô tả không đúng, ví dụ những tin cho rằng Giáo Hội Công Giáo tại Đức muốn đi theo một con đường riêng và có nguy cơ ly giáo. Theo Đức Cha Bätzing, “Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng tôi tiếp tục Tiến Trình Công Nghị đã khởi sự, thảo luận cởi mở và ngay chính về các vấn đề được đề ra và đi tới những đề nghị để hoạt động canh tân Giáo hội. Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu Giáo hội tại Đức góp phần vào con đường công nghị của Giáo hội hoàn vũ tiến tới Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, vào năm 2023”.

Sau cùng, Đức Cha Bätzing cho biết đã nói với Đức Thánh Cha về vấn đề đại kết và Đại hội đại kết lần thứ III mới đây, giữa Công Giáo và Tin lành Đức. Đức Cha nói: “Tôi cảm thấy được Đức Thánh Cha khích lệ trong sứ vụ Giám mục giáo phận Limburg của tôi và trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Tôi có ấn tượng mạnh vì Đức Giáo Hoàng biết rõ tình hình Giáo hội tại Đức và gọi đích danh các vấn đề. Ngài cho biết sẽ đồng hành với Giáo hội tại đất nước chúng ta để ra khỏi cuộc khủng hoảng”.

Trong thời gian qua, nhiều giám mục tại các nước và cả hai vị Hồng Y người Đức, tại Vatican đã phê bình đường hướng Tiến Trình Công Nghị của Giáo Hội Công Giáo tại Đức đang theo đuổi trong 4 lãnh vực là: dân chủ hóa Giáo hội theo kiểu Tin lành, cổ võ truyền chức cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ và thay đổi luân lý tính dục Công Giáo cho hợp với thời đại.
Source:SIR
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.