www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
19:53 EDT Thứ sáu, 17/05/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 351

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 347


Hôm nayHôm nay : 36407

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 354074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20185972

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Xã Hội

Quá điên: Chủ tịch Hạ Viện Nga hô hào tấn công Mỹ ở Alaska. Ukraine oai phong cắm cờ trên Đảo Rắn

Thứ sáu - 08/07/2022 17:32
Tin thế giới

Tin thế giới

Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của thống đốc Odesa, cho biết lá cờ có dòng chữ “Tàu chiến Nga hãy nhớ Đảo Rắn là của Ukraine!” và chữ ký của Thống đốc Odesa Maksym Marchenko.
1. Ukraine công bố video cắm cờ trên Đảo Rắn để bác bỏ luận điệu tuyên truyền của Nga

Sáng thứ Năm 7 tháng 7, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói rằng các binh sĩ Ukraine dự định cắm cờ trên Đảo Rắn đã bị không quân Nga bắn chết. Vài giờ sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã bác bỏ và đưa ra hình ảnh các binh sĩ Ukraine đang kéo lá đại kỳ lên cột cờ.



Lá cờ Ukraine được cắm trên Đảo Rắn mang dòng chữ kêu gọi quân xâm lược Nga nhớ rằng đây là lãnh thổ của Ukraine.

Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của thống đốc Odesa, cho biết lá cờ có dòng chữ “Tàu chiến Nga hãy nhớ Đảo Rắn là của Ukraine!” và chữ ký của Thống đốc Odesa Maksym Marchenko.

Theo Forbes, người Nga đã mất gần 1 tỷ USD trang thiết bị và vũ khí trên Đảo Rắn và các vùng biển xung quanh. Tổn thất lớn nhất của quân xâm lược là soái hạm Mạc Tư Khoa của Hạm đội Hắc Hải trị giá đến 750 triệu USD. Nó tham gia đánh chiếm Đảo Rắn, sau đó bị trúng hỏa tiễn vào ngày 13 tháng 4 và chìm một ngày sau đó.

Lực lượng Ukraine xác nhận đã tìm thấy 30 thiết bị của đối phương bị phá hủy trên Đảo Rắn. Kho đạn dược bị nổ tung và những tàn tích rộng lớn đã được phát hiện.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói:

“Các đơn vị của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đảo Rắn. Việc phá hủy khoảng 30 đơn vị thiết bị của đối phương đã được xác nhận, kho đạn bị nổ tung và đống đổ nát rộng lớn được phát hiện như một dấu chỉ tiêu biểu của 'thế giới Nga'.”

2. Đồng minh của Putin thúc giục mở cuộc tấn công quân sự để giành lại Alaska

Vyacheslav Volodin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là Chủ tịch Duma Quốc gia, tức là hạ viện của cơ quan lập pháp nước này, đã đưa ra một yêu cầu đáng rùng mình vào hôm thứ Tư khi cho rằng Nga cần giành lại tiểu bang Alaska từ Hoa Kỳ.

“Khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố gắng chiếm đoạt tài sản của chúng ta ở nước ngoài, họ nên biết rằng chúng ta cũng có điều gì đó để đòi lại,” Volodin nói trong cuộc họp với các quan chức Nga hôm thứ Tư, theo tường trình của AP.

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga đã gia tăng trong nhiều tháng trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà các nước phương Tây áp đặt nhằm đáp trả cuộc xâm lược của Putin. Nga đã đi xa đến mức đe dọa một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ và NATO, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến có thể lan ra ngoài biên giới Ukraine. Bình luận của Volodin cho thấy ông ta nồng nhiệt ủng hộ việc Nga nhắm vào Alaska để trả đũa việc đóng băng tài sản của Nga, một động thái có thể bắt đầu một cuộc đối đầu quân sự đáng sợ giữa Nga và Mỹ.

Alaska từng là một phần của Nga cho đến khi Mỹ mua lãnh thổ này vào ngày 30 tháng 3 năm 1867, với giá 7,2 triệu đô la, theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Vào thời điểm đó, không ít các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ đã chỉ trích Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là ông William H. Seward. Một số chỉ trích thỏa thuận này bằng cách gọi nó là “sự điên rồ của Seward” hoặc “thùng đá của Seward”. Nhưng những lời chỉ trích đã nhanh chóng biến mất khi người Mỹ tìm thấy vàng trong vùng đất này dẫn đến cơn sốt vàng Klondike năm 1896.

Alaska không chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ cho đến tháng Giêng năm 1959, cùng năm đó Hawaii cũng trở thành một tiểu bang, theo Thư viện Quốc hội.

Mặc dù quyền sở hữu của Nga đối với Alaska đã kết thúc hơn một thế kỷ trước, Nga và tiểu bang này có một khoảng cách địa lý quá gần gũi. Từ Đảo Diomede Lớn của Nga tới Đảo Diomede Nhỏ của Alaska, cách nhau chưa đầy 5 km tại điểm gần nhất giữa hai hòn đảo ở eo biển Bering.

Volodin không phải là nhân vật Nga duy nhất nói về viễn cảnh Nga giành lại Alaska từ Mỹ

Oleg Matveychev, một thành viên của Duma, nói với đài truyền hình nhà nước Nga vào đầu năm nay rằng Nga nên tìm cách “lấy lại tất cả tài sản của Nga, của đế chế Nga, Liên Xô và nước Nga hiện tại, đã bị Hoa Kỳ chiếm giữ.”

Khi được hỏi liệu điều đó có bao gồm Alaska hay không, Matveychev trả lời rằng có.

Đáp lại những bình luận của Matveychev vào thời điểm đó, Thống đốc Alaska Mike Dunleavy đã tweet: “Chúc may mắn với điều đó! Chúng tôi có hàng trăm nghìn người Alaska có vũ trang và các thành viên quân đội sẽ thấy điều đó theo cách khác “.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ và Volodin thông qua Duma Quốc gia để đưa ra bình luận.

3. Nói năng mê sảng: Quan chức Nga nói rằng COVID đã được tạo trong phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ, yêu cầu đòi bồi thường

Quan chức chính phủ Nga đã yêu cầu Washington phải “chịu trách nhiệm” về đại dịch COVID-19 sau khi hai giáo sư đại học cho biết họ có các câu hỏi mà các tổ chức nghiên cứu của Mỹ phải trả lời.

Kể từ những ngày đầu của đại dịch năm 2020, đã có nhiều cuộc thảo luận về cách thức mà SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID, đã tồn tại.

Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới được cử đến Vũ Hán, Trung Quốc, để điều tra vụ bùng phát đầu tiên được biết đến đã kết luận rằng mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng sự lây lan tự nhiên sang người từ động vật là kết quả có thể xảy ra nhất. Họ cũng nói rằng một kịch bản cho rằng virus này rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”

Vào thời điểm đó, kịch bản về vụ rò rỉ phòng thí nghiệm có lẽ chỉ là một ý tưởng ngoài lề và đậm mầu sắc của thuyết âm mưu. Kể từ đó, những lời kêu gọi điều tra về nguồn gốc của COVID, bao gồm cả một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm, đã đến từ chính Tổng thống Mỹ Donald Trump và khả năng này vẫn chưa bị xóa bỏ, mặc dù nó đã làm dấy lên sự thù địch giữa các nhà khoa học không đồng ý về khả năng của lý thuyết này, cũng như giữa các quốc gia muốn giảm các căng thẳng do việc đổ lỗi qua lại.

Những người ủng hộ lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm lập luận rằng không phải ngẫu nhiên mà một số phòng thí nghiệm - đặc biệt là những phòng thí nghiệm ở Vũ Hán - đã làm việc trên các kỹ thuật coronavirus trong những năm trước đại dịch.

Mặt khác, Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận các trường hợp trước đây trong đó các vị trí phân cắt furin – là một phần của SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm - đã được xác định trong các coronavirus tự nhiên trong quá khứ; và một coronavirus chiếm 96,2% giống với SARS-CoV-2 được phát hiện trên một con dơi vào năm 2013.

Vào tháng 5, hai giáo sư Đại học Columbia đã công bố một bài báo trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Hoa Kỳ, trong đó họ cho rằng việc tràn dịch của động vật; và một “sự việc liên quan đến nghiên cứu” là “hai giả thuyết chính” liên quan đến nguồn gốc COVID; và rằng “có nhiều thông tin quan trọng có thể được thu thập từ các tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ.”

Jeffrey Sachs, một giáo sư kinh tế, và Neil Harrison, một giáo sư gây mê và dược học, tiếp tục tuyên bố rằng “phần lớn công việc về coronavirus giống SARS được thực hiện ở Vũ Hán trước đại dịch là một phần trong chính sách hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Họ khẳng định rằng chương trình nghiên cứu khoa học Trung Quốc được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ; và vẫn chưa rõ liệu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ có điều tra các hoạt động do Hoa Kỳ hỗ trợ hay không.

Gần đây, Sachs đã tiến xa hơn. Phát biểu trong một cuộc thảo luận tại nhóm nghiên cứu Gate Center ở Madrid vào tháng trước, Sachs nói: “Sau hai năm làm việc chuyên sâu về vấn đề này, tôi cảm thấy bị thuyết phục để tin rằng nó đến từ một phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của Hoa Kỳ, không nằm ngoài tự nhiên. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, đó là một sai lầm về công nghệ sinh học, chứ không phải là một tai nạn của sự lan tỏa tự nhiên”.

“Chúng tôi không biết chắc chắn, lẽ ra tôi phải hoàn toàn rõ ràng, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy nó nên được xem xét nhưng nó lại chưa bị điều tra”, ông nói, mà không giải thích chi tiết về bản chất hoặc nội dung của bằng chứng đã nói.

Điều đáng chú ý là uy tín và mối liên hệ của Sachs với Trung Quốc, nơi ông giữ vai trò cố vấn tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đã bị nghi ngờ do nỗ lực tìm ra nguồn gốc của virus, một số phương tiện truyền thông đã gọi ông ta là “Đại Trạng Sư bào chữa của Trung Quốc”.

Cũng cần nhấn mạnh rằng chuyên môn chính của Sachs nằm trong các lĩnh vực kinh tế và chính sách, chứ không phải là virus học.

Newsweek đã liên hệ với Sachs và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đưa ra bình luận.

Ngay sau khi video về những bình luận của Sachs lan truyền trên mạng, Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia tại Nga, đã tung ra các tuyên bố chỉ trích Mỹ và yêu cầu bồi thường.

Hôm thứ Tư, Volodin nói: “Hàng triệu người bệnh và chết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm mức sống của người dân là hậu quả của COVID-19 mà Washington cần phải chịu trách nhiệm.”

“Đối với tất cả các bang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bồi thường cho những tổn thất phát sinh.”

4. Zelenskiy nói pháo binh phương Tây mà Ukraine nhận được “bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ”

Phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các loại pháo phương Tây mà họ nhận được “đã bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ” vào hôm thứ Tư.

“Độ chính xác của nó là rất cao như chúng tôi cần. Quân phòng thủ của chúng tôi gây ra các cuộc tấn công rất đáng kể vào các kho và các điểm quan trọng khác đối với hậu cần của quân xâm lược. Và điều này làm giảm đáng kể tiềm năng tấn công của quân đội Nga. Zelenskiy nói rằng thiệt hại của những kẻ xâm lược sẽ càng ngày càng tăng cùng với những khó khăn trong việc cung cấp cho họ”.

5. Quan chức Ukraine khẳng định: Khu vực Luhansk vẫn chưa hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Nga

Thống Đốc khu vực Luhansk, Serhiy Haidai cho biết khu vực phía đông Luhansk vẫn chưa bị quân Nga chiếm đóng hoàn toàn và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu ngoại ô.

Theo Ông Haidai, các lực lượng Nga đã phải gánh chịu “tổn thất to lớn” về trang thiết bị và nhân lực. Các lực lượng Nga đã cố gắng giành quyền kiểm soát khu vực Luhansk trong hơn 4 tháng.

Ông cho biết thêm các bệnh viện trong khu vực bị chiếm đóng đều có đầy những binh sĩ Nga đang bị thương nặng.

Haidai cũng cho biết ông tin rằng các lực lượng Nga đang cố gắng phát triển một cuộc tấn công nhằm vào các thành phố Sloviansk và Bakhmut trong khu vực Donetsk.

Ông cũng cáo buộc Nga tung tin giả sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố đã phá hủy hai Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao do Mỹ cung cấp.

“Các nhà tuyên truyền của Nga đang tích cực lan truyền thông tin sai lệch cho rằng họ đã phá hủy hệ thống pháo HIMARS của Mỹ. Chúng tôi nhấn mạnh rằng tin tức này không tương ứng với thực tế và không có gì khác ngoài sự giả mạo.”

Trước đó, hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã phá hủy Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS trong một cuộc không kích ở khu vực Donetsk.

“Các hỏa tiễn phóng từ trên không có độ chính xác cao đã phá hủy hai bệ phóng hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất và hai kho đạn của chúng”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.

Hoa Kỳ đã cam kết gửi 8 hệ thống HIMARS tới Ukraine, và ít nhất 4 HIMARS đã tham gia cuộc chiến chống lại Nga.

Việc sử dụng HIMARS và cả các loại vũ khí khác do phương Tây cung cấp có liên quan đến việc ngày càng có nhiều cuộc tấn công thọc sâu vào trong phòng tuyến của Nga, vì hầu hết đều có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn so với một số thiết bị thời Liên Xô mà Ukraine sử dụng lúc bắt đầu chiến tranh.

“Các hệ thống pháo HIMARS do các đối tác Mỹ cung cấp liên tục giáng những đòn tàn phá vào các điểm chiến lược quan trọng của đối phương, dẫn đến thiệt hại lớn về trang thiết bị, nhân lực và hậu cần của lực lượng chiếm đóng”, Thống Đốc khu vực Luhansk nói.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.